Chương 116: Lực lượng quân sự.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 116: Lực lượng quân sự.

Chương 116: Lực lượng quân sự.

Thịnh và Napoleon đang ngồi trên khinh khí cầu lượn vòng trên Vịnh Hạ Long ngắm khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ. Do mẫu máy bay thiết kế vẫn chưa hoạt động tốt, để giảm tải trọng lượng máy bay được lắp đặt với khung bằng nhôm, cánh bằng vải và thân bằng gỗ nhẹ thì với động cơ hiện có máy bay thể bay lượn được nhưng độ an toàn chưa cao. Hơn nữa với mẫu máy bay đó thì cùng lắm chỉ có thể làm nhiệm vụ trinh sát, chưa thể tấn công đối phương nên Viện thiết kế quyết định sản xuất dòng khinh khí cầu khung cứng kết hợp động cơ của máy bay thành dòng sản phẩm mới theo gợi ý của Thịnh. Mô hình khí cầu khung cứng phỏng theo mẫu khí cầu Zeppelin được Đức dùng nhiều trong thế chiến với chiều dài một trăm năm mươi đến một trăm sáu mươi mét và thể tích 22.000 – 25.000 m³, khinh khí cầu có thể mang trọng tải đến chín tấn có thể bay cao ba ki lo mét. Thông thường chiếc khinh khí cầu được khởi động bởi ba động cơ đốt trong với công suất 147 kW cho mỗi động cơ và đạt vận tốc đến khoảng 80 km/h, tầm hoạt động hai nghìn kilomet và trong bốn tám tiếng liên tục. Khí cầu sử dụng khí heli là loại khí trơ nhẹ để giảm khả năng bị cháy khi vận hành không như khí hydro. Dưới khí cầu treo một cabin khung thép, bọc bằng nhôm trên khí cầu trang bị hai súng máy Maxim và treo 2 giá bom mỗi giá có mười quả trọng lượng mỗi quả là năm mươi ki lô gam. Tổ lái có năm người gồm một cơ trưởng, một hoa tiêu, hai xạ thủ và một phụ trách ném bom. Vừa ngắm cảnh Vịnh Hạ Long hai người vừa trao đổi về vũ khí quân sự của Đại Việt. Napoleon tấm tắc khen chiếc khí cầu.

- Thần đã từng được ngồi chiếc khinh khí cầu dạng bóng có sọt treo bên dưới, nhưng so với cái này thì đúng là khác nhau một trời một vực. Khi cầu kia không thể bay ngược gió, còn cái này có thể bay được ngược gió và lượn vòng thực hiện các động tác khó. Cái này mà tấn công thì đúng là đối phương sẽ bị bất ngờ là lợi khí rất lớn của quân đội Đại Việt. Lần trước thần có xem xe thiết giáp ở thao trường, ngày trước trọng giáp kỵ binh là lực lượng có sức mạnh chiến đấu rất cao có thể xoay chuyển tình thế ở chiến trường nhưng so với xe thiết giáp của bệ hạ thì đúng là chẳng đáng một đồng. Nếu lúc trước thần có một đại đội thiết giáp và khinh khí cầu này thì quyét ngang cả Châu Âu chẳng sợ nước Anh.

Nói đến đây chợt Napoleon thở dài.
- Ở Châu Âu thần là người đầu tiên ở thế kỷ này dám tấn công đế quốc La Mã chỉ tiếc là chưa có cơ hội thử sức nước Đông La Mã (đế chế Ottoman).

Thịnh cười nói.
- Ngươi cứ giữ gìn sức khỏe thật tốt, sẽ có cơ hội cho ngươi thử sức. Hôm trước ta có gửi cho ngươi bản kế hoạch cái tiến cấp bậc quân đội theo phong cách quân đội Châu Âu ngươi thấy thế nào.

Napoleon trả lời
- Thần đã nghiên cứu qua, theo ý của bệ hạ các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu. Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lượng vũ trang. Một tiểu đội thường gồm từ sáu đến mười hai người. Sau đó đến trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội. Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn. Đại đội gồm ba trung đội, đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên). Tiểu đoàn là phân đội chiến thuật lớn nhất, Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên. Trung đoàn là binh đội chiến thuật cơ bản. Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v…Sư đoàn là binh đoàn chiến thuật cao nhất, Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập...Quân đoàn là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên. Thần thấy cách bố trí này rất hợp lý, thuận tiện cho việc quản lý.

Thịnh bổ sung
- Ta chia quân đội thành các binh chủng dựa theo trang bị hoặc nhiệm vụ của các binh chủng. Binh chủng thiết giáp, binh chủng không quân, binh chủng bộ binh, binh chủng pháo binh, binh chủng hải quân … còn các cấp bậc trong quân đội thì theo thứ tự có Sĩ, úy, Tá, Tướng… như quân đội Pháp.

Napoleon nói
- Về cách sắp xếp lực lượng quân sự và bố trí cấp bậc trong quân đội như vậy là ổn. Như vậy dễ kiểm soát và vận hành trong quân đội trong những chiến dịch lớn.

Vài ngày sau Thịnh ra chiếu chỉ phong cấp bậc các sĩ quan trong quân đội, và biên chế quân đội theo cách của quân đội nhân dân Việt Nam. Có một Đại tướng là Trần Quang Diệu, các trung tướng là Võ Văn Dũng, Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Tuyết… Nguyễn Công Trứ mang hàm đại tá… việc phong hàm và cơ cấu lại lực lượng quân đội để dễ quản lý vận hành quân đội phát huy được hết thế mạnh và tiềm năng của mình. Mỗi đại đội được trang bị hai súng cối 81, năm khẩu súng máy, mười khẩu trung liên, ngoài ra còn được trang bị bazooka và súng phun lửa tùy vào từng đại đội.

Do Hạm đội Hoàng Sa đổi tên thành Hạm đội Thái Bình Dương hoạt động ở Châu Mỹ nên phải đóng mới Hạm đội Hoàng Sa. Binh chủng Hải quân có ba hạm đội là Thái Bình Dương, Hoàng Sa và Trường Sa mỗi hạm đội đều có soái hạm ba nghìn tấn, tàu tên lửa hộ vệ, khu trục hạm và tàu ngầm... Binh chủng không quân mới được trang bị năm mươi khí cầu khung thép. Binh chủng thiết giáp với một trăm xe thiết giáp kiểu BA-64 Bobik, Binh chủng Pháo binh với hàng trăm khẩu pháo các cỡ, uy lực nhất vẫn là dàn pháo phản lực Kachiusa với biệt danh " Tiếng hú tử thần ". Binh chủng bộ binh với mười vạn chiến sĩ được trang bị đầy đủ giày, mũ sắt, balo, bi đông, xẻng quân dụng… Trang bị của quân đội Đại Việt đã vượt xa trang bị các quân đội khác trên thế giới nhờ vào tiềm lực kinh tế của Đại Việt đã ngày càng phát triển, cùng nguồn tài nguyên không chỉ ở Đại Việt mà ở Châu Mỹ mới được Thịnh bỏ rất nhiều tâm huyết để khai phá.