Chương 115: Cải cách kinh tế.

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 115: Cải cách kinh tế.

Chương 115: Cải cách kinh tế.

Trận chung kết giải bóng đá Đại Việt diễn ra ở sân vận động Chiến Thắng tại Thăng Long đang tấp nập người vào sân. Sân vận động sức chứa hai vạn người không còn chỗ trống, hôm nay khu vực VIP có hoàng gia tham dự nên được canh phòng cẩn mật. Đã hơn mười năm từ khi có trận bóng đá đầu tiên, hiện tại giải bóng đá Đại Việt đã được tổ chức với mười hai đội bóng ở các tỉnh thành, hoặc do các tổ chức tư nhân tổ chức. Những năm đầu đội bóng ngự lâm quân Hoàng Gia do Thịnh đào tạo sớm nhất thường vô địch, nhưng nhiều năm sau các đội các Tỉnh khác cũng dần nổi lên như những thế lực đáng gờm. Hôm nay trận chung kết diễn ra giữa đội ngự lâm quân và đội bóng đá Tân thế giới do các cầu thủ là người nước ngoài sống và làm việc ở Đại Việt thành lập. Các cầu thủ này có tố chất thể lực tốt nên sau một thời gian làm quen với trái bóng họ tổ ra vượt trội các đội bóng địa phương khác, sau năm năm thi đấu đây là lần đầu tiên họ vào trận chung kết.

Đã xa quê hương hơn mười năm, lần đầu tiên Thịnh được dự khán một trận chung kết bóng đá toàn quốc của Đại Việt. Nhìn các cầu thủ trên sân đá bóng, Thịnh thấy một số cầu thủ có phẩm chất kỹ thuật tiệm cận cầu thủ quốc gia Việt Nam ở kiếp trước. Trận đấu diễn ra rất quyết liệt cuốn hút người xem nhưng Thịnh không thật sự chú tâm vì anh mải suy nghĩ bản tấu chương của Ngô Thị Nhậm và một số quan đại thần về vấn đề kinh tế Đại Việt gần đây. Tấu chương vạch ra vấn đề sau mười năm hòa bình có dấu hiệu suy thoái về tinh thần của một số chỉ huy quân đội trong hàng tướng lĩnh cấp cao, và sự xuất hiện một số tầng lớp nhà giàu mới, nắm trong tay hàng nghìn lao động, tiếng nói của họ có ảnh hưởng đến nhiều người và có quan hệ khá phức tạp với các quan chức địa phương hoặc trong triều đình.

Điển hình như trường hợp của Đại Đốc Trần Quang Diệu, khi trấn thủ ở Gia Định cô con gái duy nhất của vợ chồng Quang Diệu, Bùi thị Xuân được gả cho con trai một Đại điền chủ ở Gia Định, nhờ mối quan hệ của Đại Đô Đốc, gia đình thông gia đó trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất ở Miền Nam, trở thành nhà tư sản có nhiều kho gạo và nhà máy xay xát nhất ở Miền Nam. Tiếng nói họ rất làm rất nhiều quan lại Địa phương vị nể, đã có hiện tượng chèn ép giá người dân. Hoặc như ở Tây Nguyên con trai một điền chủ đi học ở Anh về sau một thời gian mở công ty xuất khẩu cà phê và cao su đã trở thành một tư sản lớn ở Tây Nguyên, có trong tay hàng nghìn lao động, tiếng nói của anh ta cũng khiến các quan chức Địa Phương vị nể, nhờ tiền bạc anh ta có mối quan hệ với các quan chức ở triều đình, thậm chí có người còn góp vốn với anh ta. Hiện tại một số quan chức ở triều đình có cổ phần trong các nhà máy lớn, công xưởng của tư nhân việc này làm ảnh hưởng đến nhiều quyết sách của triều đình.

Là ngườii có kiến thức hiện đại Thịnh biết Đại Việt đang chuyển từ quan hệ sản xuất phong kiến tự cung tự cấp sang quan hệ sản xuất tư sản, cùng với tư liệu sản xuất máy móc công nghiệp thì cơ sở hạ tầng đang chuyển đổi sang hình thái Tư sản. Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sẽ tác động đến kiến trúc thượng tầng hiện nay là nước Anh và nước Pháp sau này là nước Nhật hay Thái Lan các Vương triều dần chỉ còn mang tính biểu tượng, quyền lãnh đạo đất nước thuộc về giới tư sản. Thịnh hiểu điều đó nhưng anh không nghĩ nó đến với Đại Việt nhanh như vậy, có thể do những tác động từ việc anh mở rộng thị trường Đại Việt sang Châu Âu, và Châu Mỹ quá nhanh nên tạo động lực cho Đại Việt phát sinh nhiều nhà tư sản mới. Điều quan trọng là làm sao vừa phát triển kinh tế, mà triều đình Tây Sơn vẫn tồn tại và giữ được quyền lực thực sự chứ không phải hư danh như hoàng gia Anh hay Pháp.

Trận đấu bóng kết thúc, đội ngự lâm quân dành cúp sao khi phải vượt qua thi đấu luân lưu mười một mé cân não. Đích thân Thịnh xuống trao cúp và phần thượng trị giá một nghìn lượng bạc, đội trưởng đội bóng rất phấn khích vì lần đầu tiên được đích thân Hoàng thượng trao cúp.

Trên đường trở về Thịnh vẫn đắm chìm trong suy nghĩ, mãi đến đêm khuya mới ngủ. Sau một tuần tìm hiểu thêm anh mới biết rất nhiều tướng lĩnh cao cấp trong quân đội có hoàn cảnh khó khăn, tuy triều đình ban thưởng cho họ bổng lộc trang ấp nhưng nhiều gia đình đông con khi bọ trẻ lớn ra ở riêng thì không có điều kiện cho con cơ ngơi ra ở riêng. Như Đại Đô Đốc Vũ Văn Dũng có tám người con trai, việc nó cơ ngơi tám người con giai với mức bổng lộc hiện có cũng là cả một vấn đề, Đô Đốc Đặng Văn Long thì đầu tư gia sản mở một chuỗi cơ sở nghỉ dưỡng ở biển Nha Trang rồi do không có kinh nghiệm làm ăn nên bị thua lỗ phá sản, cả nhà giờ sống bằng lương hàng tháng của ông. Có sĩ quan túng quá hóa liều bán những vũ khí cũ của Đại VIệt đáng nhẽ phải nộp để tiêu hủy thì bán cho thương lái nước ngoài kiếm tiền, Cẩm Y vệ phát hiện đã bắt và bị xử tử hình.

Thịnh biết chiến tranh sắp xảy ra nếu không yên lòng quân và tướng sĩ thì việc chiến thắng là vấn đề rất khó khăn. Anh quyết định cải cách kinh tế và quân đội trước khi chiến tranh xảy ra để nâng cao sĩ khí cũng như thực lực của quân đội. Một quân đội mạnh không chỉ có vũ khí hiện đại mà còn phải có ý chí chiến đấu cao, có lý tưởng rõ rang. Giống như thời hiện đại nước Mỹ thua quân đội Việt Nam bởi không có ý chí chiến đấu như người lính Việt Nam mặc dù trang bị vũ khí hiện đại hơn hẳn quân đội Việt Nam.

Anh cho với Ngô Thời Nhậm vào trao đổi ý kiến trước khi ra quyết định cuối cùng. Ngô thời Nhiệm nói.
- Theo ý thần triều đình phải kiểm soát kinh tế, không để những người dân nắm quá nhiều lao động và tài sản. Tiếng nói của họ có thể ảnh hưởng đến hàng nghìn người. Nếu triều đình có quyết sách gì trái với ý họ thì họ có thể liên kết với nhau thành hàng vạn người, thần sợ lúc đó họ hô hào làm phản có hàng vạn người theo thì chúng ta không đối phó nổi. Hơn nữa nhiều người có quan hệ với các tướng lĩnh trong triều, nếu lúc đó những người đó giúp sức thì thực sự là tai họa.

Thịnh lắng nghe những điều Ngô Thì Nhậm nói, anh hiểu Ngô thì Nhậm là người trung quân luôn lo lắng cho triều đình, nhưng kiến thức chỉ bó hẹp trong thời đại của mình, Ngô Thì Nhậm không hiểu được guồng quay tất yếu của lịch sử các triều đại phong kiến rồi sẽ phải lùi lại nhường cho các tư tưởng mới, quan hệ xã hội mới công bằng và văn minh hơn, nên Thịnh nói.

- Từ xưa đã có câu, quan không tranh với dân. Nếu triều đình nắm hết nền kinh tế thì kinh tế sẽ bị kìm hãm không phát triển. Đại Việt lại rơi vào thời kỳ bế quan tỏa cảng thì chúng ta sẽ không giữ triều đại Tây sơn lâu dài. Chúng ta phải mở ra cho toàn dân phát triển, dân có giàu nước với mạnh. Tuy nhiên cần phải nắm một số nền kinh tế trọng yếu để định hướng và dẫn dắt nền kinh tế không để chúng phát triển hỗn loạn. Những ngành nào triều đình cần nắm giữ thì hôm nay ta sẽ bàn kỹ với ngươi.

Tối hôm đó Thịnh và Ngô thì Nhậm bàn bạc công việc đến tận đêm khuya mới xong. Mấy ngày sau khi triệu tập họp và trao đổi với các thành viên trong Hoàng gia có nhiều người phản đối việc anh quyết định chia cổ phần một số công ty cho các quan Đại thần có công hoặc bán cổ phần ra ngoài, các thành viên Hoàng Gia muốn giữ mối lợi để có nguồn cung cấp bổng lộc hàng tháng cao mà không phải làm việc. Được Quang Bàn, Quang Thùy và Mẫu Hậu ủng hộ Thịnh ra được quyết định cuối cùng. Buổi chầu đầu tiên của tháng Mười anh tuyên bố một số điều mới trong chính sách kinh tế của triều đình Tây Sơn nó ảnh hưởng đến hai trăm năm sau, sau này lịch sử Đại Việt gọi là tháng Mười lịch sử.

Triều đình chỉ giữ lại một số ngành trọng điểm là ngân hàng, sản xuất quốc phòng, khai khoáng, công nghiệp nặng, Công ty thương mại Royal Hoàng Gia. Còn các Nhà máy may mặc, xi măng, sản xuất diêm, Công ty Coca Đại Việt, Công ty vận tải biển, Công ty vận tải đường sắt … hoàng gia chỉ giữa lại 30% cổ phần, còn lại ban thưởng theo cấp bậc, công lao các quan lại trong triều. Việc làm này được các quan lại và nhân dân ủng hộ, là quyết định quan trọng thúc đẩy kinh tế Đại Việt phát triển trở thành một trong những nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới sau này.