Chương 188: Những kiến nghị
Theo Antonius Commodus thì Legiong có một điểm yếu cố hữu là do quá thiếu thốn kỵ binh nặng, La Mã thường hay thua trận trước những kẻ thù giỏi về kỵ binh (Parthia, Goth, Hung...). Kịch bản phổ biến là La Mã lâm vào tình trạng bị đối phương tiêu diệt hết kỵ binh hỗ trợ rồi sau đó bộ Legion bị kỵ binh bắn tỉa tiêu diệt nốt. Chiến thuật này rất khó đối phó vì lực lượng kỵ binh trung bình của La Mã nếu giáp chiến sẽ không địch nổi kỵ binh rất mạnh của đối phương, nếu án binh bất động thì bị kỵ binh bắn cung tấn công trong khi bộ binh cơ động quá chậm so với kỵ binh. Nhưng khi đến Đại Việt hắn thấy một tia sang chói lòa khi có được lực lượng Tượng Binh vô đối với số lượng đến gần 120 con voi chiến được bọc giáp toàn thân, mà loại giáp này khinh thường mũi lao cộng thêm cả cung tên, Thứ duy nhấn có thể uy hiếp Tượng Binh là nỏ Phóng tên Ballista mà thôi. Nhưng Voi chiến trong khoảng cách ngắn tốc độ không hề chậm một chút nào, nếu Ballista công kích trong phạm vi 200m thì rất có thể chỉ bắn được một lượt tên sẽ bị Tượng Binh làm gỏi. vì muốn bắn Ballista thì phía trước nó thường không có vật cản trở tầm bắn…. Trên chiến trường dã chiến thường những thứ như Ballista, Catapults, không phát huy mấy hiệu quả…
Ngoài ra Antonius Commodus còn nhìn thấy cả ngàn Ngưu binh mà hắn chưa từng nhìn thấy trước đây, loại Ngưu binh bọc Giáp này tính cơ động vượt trội Tượng Binh, chịu thồ tốt, tốc độ không bằng Chiến mã nhưng không sao cả, họ sẽ bảo vệ hai cánh cho Legion bộ binh.. với tình thế này kị binh đối phương bắt buộc phải đối đầu trực diện với Ngưu binh nếu không muốn nhìn thấy Bộ binh bên mình bị Legion tàn sát… đây là ép chiến… Nếu đối đầu trực diện mà không chơi kiểu hit and run thì Chiến Mã với thiên tính sợ Ngưu sẽ làm mồi ngon cho ngưu binh…
Thế nhưng Antonius Commodus kiến nghị Nguyên Quốc nên tổ chức Kị binh bằng chiến mã để tiện cho việc truy quét hoặc truy cản quân địch với tốc độ cao, đến khi đó thì quân Đại Việt sẽ không còn khe hở…
Đây là về Kị Binh Tượng binh, và Ngưu Kị…
Còn khi nói về Bộ Binh thì có rất nhiều chuyện phải bàn đến. Legion có phân ra làm Bộ binh nhẹ và bộ binh nặng. Bộ binh nhẹ (Velites): là các công dân nghèo khó của La Mã, những người không đủ khả năng tự trang bị một cách đầy đủ. Bộ binh nhẹ chỉ có một giáp nhẹ (chủ yếu là áo được thuộc từ da thú hoặc tốt hơn là áo lưới sắt), lao, đoản kiếm, và có thể thêm một chiếc áo choàng lông sói hoặc sư tử. Vai trò chủ yếu của họ trong chiến đấu là lính ném lao phụ trợ - những người sẽ tấn công đối phương đợt đầu tiên để làm họ rối loạn hàng ngũ hoặc yểm trợ cho những đội quân đứng sau. Sau khi phóng lao, bộ binh nhẹ rút về tuyến sau qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn và được bộ binh nặng che chắn trước sự tấn công của địch. Thế nhưng Đại Việt lại không có vấn đề này. Toàn bộ quân đội đều được trang bị bởi triều đình, đến dân quân Đại Việt còn được trang bị tốt hơn cả. Bộ binh nhẹ (Velites) của La Mã. Chính vì vậy Antonius Commodus cho rằng đội Bộ Binh hạng nhẹ sẽ là cơ cấu toàn quân, tức là dân quân từ nay sẽ trở thành Bộ Binh Hạng Nhẹ chính thức, việc của họ chỉ là bắn tên và ném Lao những đợt đầu tiên rồi rút lui….
Còn về Bộ binh nặng của Legiòn tại La Mã: là lực lượng nòng cốt của quân đoàn La Mã. Bộ binh nặng xuất thân từ tầng lớp có khả năng tự vũ trang đầy đủ: mũ trụ, khiên hình chữ nhật uốn cong, áo giáp và lao (pilum) nặng với tầm phóng khoảng 30 m. kiếm ngắn hai lưỡi (gladius). Những đôi giày xăng-đan có đóng đinh to (caligae) vừa dễ di chuyển trên đất trơn trợt vừa là vũ khí hiệu quả để đạp kẻ thù đã ngã xuống.Bộ binh nặng được chia thành ba tuyến quân theo kinh nghiệm chiến đấu:
• Lính cầm thương (Hastati hay hastatus) là tuyến quân kém tin cậy gồm những người lính trẻ, ít kinh nghiệm nhất. Đây là hàng quân sẽ xung trận sau khi kỵ binh và bộ binh nhẹ đã mở màn để làm rối loạn đội hình đối phương. Cả 10 tiểu đoàn sẽ tiến đến gần đối phương và khi còn cách khoảng 30 m thì phóng lao, khi đối phương đang choáng váng vì thương tích, hastati xông vào, với khiên và đoản kiếm, họ dễ dàng xâm nhập vào đội hình địch, tấn công vào phần chân, tay hở ra của kẻ địch. Nếu trận đánh phát triển thuận lợi, hastati sẽ tiếp tục thọc sâu trong khi principes tiến theo sau. Trường hợp gặp sức kháng cự mạnh, hastati rút lui qua khoảng trống giữa các tiểu đoàn principes đang tiến lên để tạo thành đợt tấn công mới nhằm phá vỡ phòng tuyến đối phương.
• Lính chủ lực (Principes hay princeps), là tuyến quân có binh lính đang ở độ tuổi lý tưởng (trên dưới 30 tuổi) đóng vai trò chủ lực của quân đoàn.
• Lính tuyến ba (Triarii hay triarius) là những người lính kỳ cựu, quỳ một chân xếp thành khối và chỉ tham chiến trong trường hợp cần kíp nhất gần cuối trận chiến để dứt điểm hoặc bảo vệ cho một cuộc rút lui có trật tự. Triarii được trang bị mũ trụ, giáp nặng (áo lưới kết hợp với các miếng thép dát lên), khiên chữ nhật che nửa người, kiếm ngắn và chủ yếu dùng một loại thương dài trung bình, tuy ngắn hơn thương của bộ binh nặng Hy Lạp nhưng cũng đủ để thiết lập một Phalanx cùng với bức tường khiên chắc chắn làm nản lòng đối phương đang truy kích những hastati và principes.
Nhưng tại Đại Việt thì Nguyên Quốc có một chút điều chỉnh về chiến thuật vẫn là 3 tuyền Lính như của Legion nhưng hai tuyến đầu đều có sự pha trộn của lão binh và tân binh… Có thể Lão binh sẽ được xếp vào giữa hoặc hai cánh tùy trường hợp thực tế, nhưng Nguyên Quốc hi vọng điều này sẽ làm ổn định hơn cho tuyến đầu với 1/3 lão binh. tuyến 2 với 2/3 lão binh.. và tuyến cuối vẫn là Triarii hay triarius) là những người lính kỳ cựu. Về điểm này Antonius Commodus cực kì nhất trí và đồng ý với Nguyên Quốc. Hắn gọi đây là một sự sáng tạo và đột phá, bởi kể cả trong phòng thủ và tấn công thì 1/3 lão binh sẽ là llinh hồn cho cả tuyến khiến cho tính ổn định của tuyến này cao hơn rất nhiều… Điểm quan trọng là có thể sắp xếp điểm đột phá tại hai cánh hay tại trung lộ một cách linh hoạt khiến địch nhân cực khó bắt bài.
Gaius Antony cũng không chịu thua kém mà kiến nghị một điều khiến Nguyên Quốc phải suy ngẫn… đó chính là thế mạnh về chế tạo cung tên của người Đại Việt Gaius Antony đã thấy. Nhưng Gaius Antony nói thẳng với Nguyên Quốc chất lượng cung thủ Đại Việt không hề cao… Quả thật người Đại Việt nhà nhà biêt bắn cung người người hy bắn cung, nhưng biết bắn là một chuyện còn có thể trở thành xạ thủ trên chiến trường hay không là chuyện khác… Người Đại Việt dùng cung mềm đi săn thì rất tốt nhưng nếu muốn đạt thành hiệu quả cao trên chiến trường thì lại là câu hỏi. Quả thật với hệ thống trợ lực bá đạo của Nguyên Quốc thì cung giảm lực kéo levering 40 pound của Đại Việt nhỉnh hơn cả cung recurves 50 phond của Đông Ngô. Số người Đại Việt kéo được 50 pound không hề nhiều… Thế nhưng nhỉnh hơn một chút thì không thể hiệu quả cao cho được. Cái Gaius Antony muốn là vượt trội về vũ khí tầm xa… hắn đưa cho Nguyên Quốc một bản vẽ về nỏ…. đây là thiết kế của hắn sau khi chứng kiến các loại nỏ cầm tay và đại nỏ Ballista của Đại Việt. Nỏ này không hề nhỏ với lực kéo có cả levering ước lượng cũng lên đến 70 pound, vậy thì năng lượng tích trữ thực sự phải bằng cung recurves tầm 90 pound. Đây là ước lượng của Nguyên Quốc mà thôi… chiếc nỏ này lên dây đà băng cách dùng sức nặng cơ thể tì thanh lên đà xuống đất mà ép xuống, cách này nhanh hơn nằm ra đất đạp chân vào cánh nỏ rồi dùng sức của cơ hông đạp ra… Đây là một thiết kế đáng phải suy ngẫm và Nguyên Quốc quyết đinh sẽ chế tạo thử nghiệm.
Gaius Antony giải thích cho Nguyên Quốc biết đây là quân phụ trợ cho lính chính quy Legiong xếp tại hai bên, với loại nỏ tầm xa này họ có thể hỗ trợ tích cực trước trong và sau trận chiến. Trước có thể kết hợp cùng lính phóng lao xé mở đội hình đối phương… trong có thể tấn công vào hai cánh đối phương nơi không có sự xen lẫn giữa ta và địch, ngoài ra với tầm xa vượt trội họ có thể hỗ trợ Tượng Binh, Ngưu binh, Kị Binh tấn công Kị binh đối phương… sau thì nhóm này có thể theo truy quét địch nhân. Chỉ có một điều đó là việc chế tạo loại nỏ này hàng loạt là một thách thức không nhỏ với ngành công nghiệp quân sự Đại Việt.