Chương 47:Lên Huyện.
Hôm sau nhân lúc Nguyễn Bành vừa tan học hắn đã đứng đợi ở cửa để đón thanh niên đi tìm nhà in, vội vàng đến mức không kịp chào Thị Lan.
Vì trong làng không có xưởng in nên hai người phải lên tận trên huyện để tìm chỗ.
Công nghệ in thời nay tuy vẫn còn thô sơ và năng suất kém nhưng ít nhất nó hiệu quả và lợi nhuận hơn nhiều so với việc thuê người chép sách,
Kỹ thuật in đã ra đời từ trước công nguyên, đến bây giờ thậm chí có thể in được cả tranh ảnh hoặc những hoa văn phức tạp lên sách vở hoặc gốm sứ.
Ở mỗi nơi khác nhau sẽ có nghề in khác nhau, nhưng cơ bản vẫn là những bản in khắc chữ cùng bản in rời.
Bản in khắc chữ được coi là được ra đời đầu tiên, thường thì người ta sẽ khắc chữ trên một trang sách lên một tấm gỗ bằng cách khắc nổi, sau đấy quét mực lên, đặt một tờ giấy vào rồi dùng xương hoặc khúc gỗ mài nhẵn nhẹ nhàng gạt một cái là đã có một bản in. Những cách in kiểu này có nhược điểm là rất khó làm, làm cũng lâu mà sơ sẩy một cái là phải làm lại từ đầu,cộng với việc dùng xong rất khó tái sử dụng lại nên bây giờ người ta rất ít dùng để in sách chữ, mà đa số dùng để in hoa văn hoặc tranh ảnh.
Vì sự bất tiện này nên người ta đã nghĩ ra bản in chữ rời, bản in này chỉ dùng riêng cho in chữ, người ta thay vì khắc cả nguyên cả một trang sách thì sẽ khắc rời từng chữ một như kiểu mấy con dấu nhỏ, khi nào cần chỉ việc ghép những chữ đã khắc lại thành một trang rồi in ra. ưu điểm là tiện lợi và dễ sử dụng tiếp.
Hai người chạy về cất đồ đạc rồi cầm mấy tờ bản thảo chạy ra ngoài.
Vừa chạy đến đầu làng thì thấy đã có một chiếc xe bò đứng đỗ ở đấy rồi.
Chủ xe tên là Cấn, trước kia cũng đi lính, vừa mới về làng từ đầu mùa đông năm ngoái.
Nhưng so với nhiều người thì ông anh này kém may mắn hơn, bị cụt mất bàn tay.
Chính vì vậy nên dù có muốn làm tá điền để bị bóc lột cũng không được. Nhưng coi coi như nhờ phước ấm của ông bố trước khi qua đời có để lại cho một con bò vàng, lại bỏ tiền ra nhờ thợ mộc đóng cho một chiếc xe bò có mui, đứng ở cổng làng xem có ai muốn đi lên huyện hay chở hàng hóa gì thì thuê, mỗi ngày kiếm được tiền cũng gọi là đủ để sống.
Hai người nhanh chân đi lên phía trước, Quang Anh tiến lên một bước hô to.
_ Anh Cấn, cho bọn em đi lên huyện với!!
Cấn nghe thấy có người gọi mình thì nhìn sang, sau đó nở nụ cười niềm nở.
_ A, thằng Quang Anh nhà ông Lúy đây mà! lên xe,lên xe nhanh!
Hai người sau khi lên xe thì Quang Anh rút túi ra 6 đồng tiền đưa cho Cấn.
Cấn thấy vậy thì càng niềm nở.
_ Ha ha!! Anh xin, anh xin!! hai đứa ngồi lên xe đi, một lát đủ người thì đi.
Thanh niên đưa hai tay ra cầm lấy 6 đồng tiền xe, tuy lộ ra một cách tay bị chém chỉ con nửa cẳng tay nhưng Cấn không quan tâm người khác nhìn thấy tay mình, mà chỉ cười càng tươi mà bỏ tiền vào trong túi.
Vỗ vỗ túi mấy cái,Cấn quay sang hỏi thăm hai người.
_ Sao hôm nay lại lên huyện đấy, có việc gì à?
Nguyễn Bành tính hơi ít nói với người ngoài nên từ lúc lên xe thì ngồi im, Quang Anh thay hắn trả lời.
_ À, cậu Bành dạo này miệt mài thi cử nên lên huyện mua mấy cuốn sách về để ôn thi ấy mà.
Cấn nghe thấy thì chậc chậc lưỡi.
_ Chà chà, đúng là hổ phụ sinh hổ tử, hai cha con Lúy đều là người có tài, thế chúc cậu Bành chuyến này thi cử đỗ cao tận Hương cống cho cả làng được nhờ.
Nguyễn Bành nghe người ta khen mình như vậy cũng lễ phép mở miệng cảm ơn.
Quanh Anh cùng Cấn ngồi nói chuyện một lúc thì lục đục có 2 người nữa đi đến, một người đàn ông đem hai đôi lợn giống đi bán với một người đàn ông trung tuổi khác, thời này rất ít đàn bà con gái giám đi xa nhà nên người trên xe toàn là đàn ông.
Cấn thấy mọi người đã đến đầy đủ thì mới đánh xe khởi hành.
Đường từ làng lên huyện đi xe bò mất nửa tiếng, đường xá thiếu tu xửa nên thỉnh thoảng đi vào hòn đá xóc kinh khủng.
Nhưng cũng may là đường đi cũng không xa, người đi lại cũng không ít thêm trong huyện có quân trú đóng nên trên đường không thấy giặc cướp.
Huyện này cũng tên là huyện Yên Lâm, do không phải là nơi trọng yếu hiểm địa nên không xây hành lũy.
Cấn đưa mọi người đến nơi thì lần lượt từng người đi xuống, trước khi đi còn bảo với Quang Anh.
_4 giờ chiều anh còn một chuyến từ huyện về làng đấy, bọn mày muốn đi thì nhớ đến đúng giờ.
Quang Anh cảm ơn rồi cùng Nguyễn Bành rảo bước đi xa.
Nguyễn Bành rất ít khi đường lên huyện, chỉ những khi tết đến ông Lúy đưa mọi người đi sắm tết thì hắn mới có cơ hội ngắm nhìn sự "nhộn nhịp thành thị" nay, nên luôn tò mò quan sát sung quanh.
Quang Anh cũng giống vậy, nhưng cái hắn tò mò không phải là không khí nhộn nhịp mà là con người cùng kiến trúc nơi này.
Trang phục tiêu biểu của thời này tuy là áo giao lĩnh, viên lĩnh, ngũ thân,.. nhưng cũng không phải lúc nào cũng mặc mấy bộ đồ đó ra đường.
Thời này người nghèo chiếm đa số, họ ra ngoài làm lụng nhiều nên thường chỉ mặc quần dài cùng áo tay ngắn, tóc để xõa ra sau, có búi lại, thậm chí là cắt ngắn cũng có.
Tuy Đại Việt cũng theo học Nho nhưng khi du nhập về dây thì khác nhau rất nhiều, do ảnh hưởng từ thời nhà Trần về tục xăm mình và cắt tóc ngăn nên quan niệm " Thân thể da tóc là của cha mẹ " ở Trung Quốc không mấy ảnh hưởng tói nơi này, người ta vẫn cắt tóc và cạo râu bình thường, Thậm chí phụ nữ cũng được đi ra đường.
Người đi đường so với ở làng thì đông hơn nhiều,hai bên đường thỉnh thoảng còn có gánh hàng rong, nhưng ngời trên đường phần nhiều đều vất vả quần áo đều có một hai vết vá, không đẹp đẽ vui cười như mấy bộ phim cổ trang.Quần áo lấy nâu, đen, sẫm màu làm chủ.
Nhà cửa đa số là xây bằng gạch kém, thỉnh thoáng thấy mấy của tiệm 2, 3 tầng. đường đi trước kia từng xây bằng gạch nhưng do lâu quá không tu sửa nên nhiều chỗ bị hư hỏng lộ ra phần đất phía dưới, trên đường cũng thỉnh thoảng thấy rác rưởi cùng phân động vật, đường này hôm nào mưa thì bẩn phải biết.
May mà hắn cùng Nguyễn Bành đều có thói quen đi giày dép chứ không thì ghê hết chân.
Nể mấy người đi chân đất quanh năm không thấy cảm giác gì.