Chương 47: Hải chiến biển hồ Tôn lê sáp (1)

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 47: Hải chiến biển hồ Tôn lê sáp (1)

Trong khi Đại Việt bận rộn với công cuộc cải cách của mình. Ở Chiêm Thành đang chuẩn bị có một sự kiện vô cùng trọng đại xảy ra.

Sau một thời gian ngắn chuẩn bị. Vua Chiêm, Chế Chỉ quyết định triệu tập những tì tướng đáng tin cẩn nhất của mình, kín đáo chuẩn bị cho một cuộc tấn công.

"Thời cơ của chúng ta đã tới, người Chân Lạp đang mải miết hoàn tất đại công trình Angkor Wat cùng hàng loạt đền đài trong khu vực Angkor, triều đình đắm chìm trong hoan tiệc hoặc những cuộc tranh vị đẫm máu, lúc này nếu chúng ta tấn công nhất định sẽ giành thắng lợi lớn." Chế Chỉ nhìn các tì tướng tin cẩn nhất của mình nói.

"Thưa bệ hạ mọi thứ cho việc xuất quân đều đã chuẩn bị đầy đủ, theo tin tình báo từ Chân Lạp, phía nước địch vẫn chưa biết chuyện gì, thần đề nghị chúng ta nên đánh nhanh thắng nhanh cho quân Chân Lạp không kịp phòng bị." Đại tướng nước Chiêm, Ông Chiêng nói.

Các tì tướng phía dưới đều gật đầu tán thành với ý kiến của Ông Chiêng, lúc này có một người cả cách ăn mặc lẫn giọng nói đều khác những người còn lại, tuổi chạc tứ tuần, mắt sáng, dáng người hùng dũng đứng ra chắp tay nói với giọng điệu lớ lớ, bập bẹ tiếng Chiêm.

"Thần xin lĩnh quân tiên phong, nguyện vì bệ hạ đánh tan mọi kẻ thù."

Chế Chỉ nhìn người vừa đứng ra nói gật đầu hài lòng đáp.

"Tốt lắm có Phan Vĩnh tướng quân uy dũng nguyện làm tiên phong mở đường, quân ta sợ gì mà không thắng được."

Người vừa đứng ra nhận làm tiên phong chính là Phan Vĩnh, nguyên là tướng nước Đại Việt, sau này vì theo Lý Long Xưởng mưu cướp ngôi bất thành phải chạy sang nước Chiêm lánh nạn. Tới Chiêm Thành Phan Vĩnh được vua Chiêm tin dùng hiện giờ đã thành một trong những tướng đắc lực dưới tay Chế Chỉ.

"Nếu không có ai phản đối bây giờ ta quyết định phong Phan Vĩnh làm tiên phong tướng quân dẫn đầu, phía sau sẽ do đích thân ta cùng Ông Chiêng dẫn theo quân chủ lực sẵn sàng tiếp ứng." Chế Chỉ quyết định nói.

"Chúng thần tuân lệnh."

Các tì tướng đồng thanh đáp, sau một thời gian làm việc dưới chướng Chế Chỉ, Phan Vĩnh đã thực sự chứng tỏ được tài năng của mình khuất phục đám tì tướng kia, chính vì thế khi Phan Vĩnh được làm tiên phong tất cả mọi người không ai phản đối đều thừa nhận tài năng của hắn.

Cuộc họp bí mật giữa vua Chiêm và các tướng lĩnh kết thúc. Ngày hôm sau dưới sự thống lĩnh của Chế Chỉ quân Chiếm bí mật âm thầm tiến thẳng vào lãnh thổ Chân Lạp.

Các toán quân của Chiêm Thành bí mật men theo con nước triền sông Mekong để tiến vào các khu vực cư trú của người Chân Lạp, khoảng cách ngắn từ Chiêm Thành sang tới Angkor cũng là một thuận lợi tiếp theo cho quân đội Chế Chỉ.

Phan Vĩnh đã không phụ lòng tin của vua Chiêm, tất cả những chốt canh gác của người Chân Lạp đều bị hắn cho quân bí mật nhanh chóng giải quyết, đến khi binh lính Chân Lạp biết có kẻ địch tấn công thì toàn bộ đã bị lính Chiêm bao vây giết gọn không sót một tên, vì quân Chiêm phải tốc chiến nên Chế Chỉ quyết định không cần tù binh hạ lệnh tàn sát toàn bộ những người Chân Lạp trên đường hành quân của mình để đảm bảo giữ bí mật.

Lần đầu tiên người Chiêm Thành đụng độ đế quốc Chân Lạp ngay trên lãnh thổ nước địch, Lực lượng thủy quân tinh nhuệ từ Chiêm gặp phải một đạo quân mỏi mệt ít thao luyện của người Chân Lạp, dưới sự chỉ huy của Phan Vĩnh gần như quân Chiêm giành chiến thắng mà chẳng tốn chút công sức nào.

Một đường tiến thẳng thế như trẻ tre của Quân Chiêm đã rất nhanh áp sát kinh thành Angkor, lúc này quân Chân Lạp đang chìm đắm trong tiệc tùng, hoan lạc.

Một Tên lính hớt ha hớt hải chạy vào hoàng cung, nơi vua Chân Lạp đang mở tiệc cùng các giới quý tộc Angkor.

Tên lính dường như quá mệt mỏi vì phải chạy một đoạn đường dài không nghỉ ngơi, vừa thấy mặt vua Chân Lạp chỉ kịp quỳ mọp xuống, bỏ qua các nghi lễ rườm già của chốn cung đình gấp gáp nói "cấp báo có quân địch đang áp sát kinh thành Angkor."

Nói xong không đợi vua Chân Lạp kịp phản ứng, người lính kiên cường đó liền đổ gục xuống sàn cung điện trước sự ngơ ngác của vua quan Chân Lạp.

"Người đâu tới xem hắn thế nào." Mãi một lúc sau vua Chân Lạp mới kịp phản ứng cho người tới gần xem tình hình tên lính.

Một tên cận vệ chạy tới lật người lính báo tin lên nhẹ nhàng đưa tay áp vào mũi, rất nhanh hắn lắc đầu rút tay chở lại, quét mắt tới phía lưng của tên lính một vết thương dài vẫn đang không ngừng chảy máu, có lẽ người lính này đã không còn cơ hội cứu chữa.

Quay người lại tên cận vệ cung kính hướng vua Chân Lạp nói "bẩm bệ hạ, người này đã chết trên lưng có một vết chém, có lẽ chính vết thương này là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hắn."

Lúc này toàn trường mới xôn xao bàn tán về tin tức mà người lính kia cấp báo trước khi chết.

"Hắn nói địch tấn công, nguy rồi quân địch đã kéo gần tới kinh thành, làm sao bây giờ."

"Quân đội làm gì mà để quân địch tới sát kinh thành mới biết."

Hoang mang lo lắng nhanh chóng chiếm cứ suy nghĩ trong đầu tất cả người có trong cung điện.

Cũng phải thôi, đối với những người cả đời sống trong nhung lụa thì việc sắp đối đầu với một đội quân chưa rõ thế nào quả thật là một mồi lửa nhanh tróng lan rộng thiêu đốt chút dũng khí vốn không nhiều gì của họ.

Đánh nhau không phải sở trường của giới quý tộc, cái mà những người có mặt trong cung điện dự buổi tiệc hôm nay giỏi nhất chính là tranh quyền đoạt vị, một số ít người xuất thân binh lính ở đây thì thân phận quá thấp căn bản không có quyền phát ngôn.

Thấy tình hình dường như không ổn vua Chân Lạp nhanh chóng làm ra phản ứng, ông biết lúc này chả thể nào trông cậy vào đám quý tộc này mặc dù không lâu trước đó bọn họ hết lời thề thốt rằng sẽ bảo vệ đất nước, sẽ đưa đất nước chở nên hùng cường.

"Bây giờ không phải lúc để cãi nhau hay sợ hãi. Quân địch đã tới rất gần kinh thành, tất cả nhanh chóng triệu tập quân đội theo ta đánh giặc, xem kẻ nào to gan dám tiến đánh chúng ta." Vua Chân Lạp tức giận quát nói.

Mọi người trong cung điện nghe thấy nhà vua nói cũng hiểu bây giờ không phải lúc để tranh cãi, rất nhanh im lặng, gọi người hầu của mình tới thì thầm cái gì đó rồi tên người hầu đó lập tức chạy khỏi cung điện không biết là đi đâu.

Vua Chân Lạp dường như không để ý tới động thái nhỏ nhặt đó của các quý tộc, mà dù có để ý cũng không nói gì, các quý tốc nếu không phạm luật thì đến nhà vua cũng không thể vô cớ xen vào những việc riêng tư của họ.

Hội nghị cao tầng Chân Lạp ngay lập tức họp gấp với sự tham gia của toàn bộ giới quý tộc Angkor, do nhà vua Tribhuvanadityavarman (cái Tên này mình chịu ko thể dịch được, cũng ko tìm thấy tài liệu nào ghi chép) chủ trì.

"Chiến sự cấp bách, quân địch đã áp sát Angkor các khanh ai có kế sách gì hay thì nói ra mọi người cùng bàn bạc." Tribhuvanadityavarman trầm giọng nhìn các quý tộc trước mặt nói.

"Hiện tại quân đội chúng ta đang tản mát khắp nơi, nếu bây giờ giao chiến với địch thì chúng ta sẽ rơi vào thế bất lợi, hơn nữa chúng ta vẫn chưa biết chút gì về quân địch thần đề nghị nên rút quân khỏi Angkor bảo toàn lực lượng, đồng thời cho người cầu viện các cánh quân gần kinh thành, khi đã có đầy đủ thực lực và thông tin về địch hãy giao chiến." Một tì tướng miễn cưỡng có địa vị trong điện nói.

"Không được. Chả nhẽ để quân địch chiếm được kinh thành Angkor sao, nếu thế công sức xây dựng kinh đô của chúng ta bấy lâu nay sẽ bị giặc phá hủy sạch." Một quý tốc phản bác.

Đùa sao, toàn bộ gia sản của hắn đều tập chung tại kinh thành, nếu làm theo ý kiến của tì tướng kia chả khác nào bảo hắn bỏ toàn bộ gia sản mà mấy đời tổ tiên hắn tích góp được, đó là điều không thể.

Dường như lời quý tộc vừa rồi đều đúng với ý của toàn bộ giới quý tộc trong kinh thành Angkor, đại đa số mọi người đều cho rằng không thể rút khỏi kinh thành, nhất định phải tử thủ đến cùng.

Tì tướng thấy ý kiến của mình bị tất cả giới quý tộc phản đối cũng chỉ đành lắc đầu không nói nữa. Địa vị của hắn quá thấp căn bản không đắc tội nổi các đại quý tốc nắm giữ phần lớn quyền lực Chân Lạp.

"Ta cũng nghĩ không thể bỏ mặc kinh thành Angkor bị quân giặc tàn phá được, chúng ta có thể chạy nhưng bá tánh thì chắc chắn sẽ bị quân địch tàn sát mất." Tribhuvanadityavarman cũng không nỡ bỏ mặc Angkor kiên định nói.

"Bệ hạ thánh minh."

"Chúng thần xin nguyện ở bên bệ hạ"

"Phải chúng ta kiên quyết bảo vệ Angkor."

"Đức phật phù hộ bệ hạ."

.....

Các quý tộc thi nhau thề thốt nói.

Tribhuvanadityavarman tuy được giới quý tộc thi nhau vuốt mông ngựa nhưng ông tỏ ra chả vui vẻ chút nào, nếu không nói là rất bực, đây là thời điểm nào mà còn có thể vuốt mông ngựa, không thấy tình hình chiến sự đang nước sôi lửa bỏng hay sao.

"Cái ta cần lúc này là sách lược chống địch, chứ không phải những câu nói sáo rỗng, các người ai không nói được kế sách thì câm miệng hết cho ta." Tribhuvanadityavarman bực mình quát.

Đại điện lần nữa rơi vào im lặng, lần này không ai dám nói câu nào, các quý tộc thật sự chả có kế sách gì hay cả, cái họ đang nghĩ trong lòng hiện tại là làm cách nào bảo toàn tài sản của mình không bị phá hoại chứ không phải làm thế nào để đối kháng quân địch.

"Không ai có kế sách gì sao? Từ nãy các người mạnh miệng lắm cơ mà." Quyét mắt toàn đại điện Tribhuvanadityavarman chán nản nói.

"Thưa bệ hạ, theo thần nếu không muốn bỏ Angkor chỉ còn cách tập hợp toàn bộ sức mạnh trong kinh thành lại, chỉ có đoàn kết mới trống nổi quân địch." Người tì tướng vừa nãy đưa ra kế sách bỏ Angkor lại lần nữa lên tiếng.

Tribhuvanadityavarman nghe thấy có kế sách thì vui mừng như người chết đuối vớ được cọc, thúc giục tì tướng mau nói kế sách của mình.

"Mau nói đi, là cách gì?"

"Chả phải các quý tộc đều có tư binh và gia nhân trong nhà sao, theo thần biết con số tư binh đó cũng không nhỏ, trong tình thế hiện tại quân đội đã không kịp huy động, số quân đồn chú trong thành chỉ có 1 vạn, với số lượng này chắc không đủ để đối phó địch, nhưng nếu có thêm số tư binh và gia nhân của các quý tộc, thần tin chắc sẽ đủ để kiềm chế quân địch đợi tới khi có viện quân từ các nơi lân cận tiếp ứng." Tì tướng chậm dãi nói.