Chương 54: Than đá

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 54: Than đá

Sáng sớm hôm sau khi Long Cán vừa được cung nữ giúp thay y phục xong, tên thái giám hôm qua được sai đi tìm người quản lý các thợ đào ào trong ngự hoa viên đã đến quỳ trước mặt nói.

"Thưa bệ hạ, quan quản lý công việc đào ao đang đứng bên ngoài chờ được yết kiến."

Vẫy tay cho các cung nữ lui xuống Long Cán nhìn tên thái giám quỳ dưới đất nói.

"Cho hắn ta vào. Người đi gọi Trần Trung Tá vào cung gấp, trẫm có việc muốn giao."

"Tuân lệnh."

Tên thái giám cúi người lui ra. Một lúc sau, một người trung niên da đen mặt hơi gầy tiến vào hành lễ với Long Cán.

"Bệ hạ vạn tuế vạn vạn vạn tuế...!"

Long Cán nhìn người đàn ông trước mặt gật đầu nói.

"Người là người Quảng Ninh đúng không?"

Người đàn ông trung niên thấy mới lần đầu gặp mặt mà nhà vua đã biết quê quán của mình, ngỡ là được lọt vào mắt rồng, hoàng thượng để ý vui mừng nói.

"Thưa, thần đúng là người Quảng Ninh."

"Nhìn nước da ngăm đen của người trẫm đoán bừa không ngờ lại đúng thật." Long Cán cười cười nói.

Nghe nhà vua nói thế người đàn ông tuy có vẻ không vui nhưng cũng không dám nói gì chỉ cười trừ nói.

"Bệ hạ thật anh minh, nhìn nước da thôi đã đoán được quê quán thần."

"Trẫm đùa thôi, ngoại hình đâu nói lên được toàn bộ con người, tuy da người có đen nhưng tấm lòng trong sáng mới là quan trọng, xưa nay trẫm dùng người chưa bao giờ để ý tới ngoại hình chỉ để ý tới thực tài mà thôi." Long Cán nghiêm giọng nói.

"Bệ hạ anh minh, thần như lĩnh ngộ một phương trời mới." Người đàn ông vuốt mông ngựa nói.

"À người tên là gì thế?"

"Thưa bệ hạ thần tên là Nguyễn Đình Hắc."

Lần này Long Cán không khỏi phì cười khi nghe thấy tên người đàn ông, quả thật là tên hợp với người, chẳng lẽ ngay từ khi sinh ra hắn đã đen sẵn chứ không phải do hoàn cảnh nên mới sạm đi nên hỏi.

"Trẫm không có ý chê cười người đâu nhưng chả lẽ từ khi sinh ra người đã đen sẵn chứ không phải sống ở đất Quảng Ninh mới đen sao?"

"Thần cũng không dõ, chỉ biết từ lúc nhỏ da thần đã như thế này rồi." Nguyễn Đình Hắc cười gượng nói.

"Đen chưa hẳn đã không tốt, lần này trẫm gọi người tới đây cũng vì một vật màu đen, vật này có thể thay đổi cuộc đời người dân quê hương người." Long Cán nói

"Thưa bệ hạ, đó là vật gì thế ạ?"

Long Cán gọi người đem viên đá màu đen hôm trước lấy từ tay người thợ tên Phạm Thạch đến trước mặt Nguyễn Đình Hắc chỉ vào viên đá nói.

"Người biết vật này chứ?"

"Viên đá này màu đen thật kỳ lạ, nhưng nó thì có liên quan gì tới việc khiến dân chúng tỉnh Quảng Ninh thay đổi cuộc sống chứ?" Nguyễn Đình Hắc nhìn viên đá màu đen nói.

Long Cán nghe thấy Nguyễn Đình Hắc nói thế thì rơi vào trầm tư xuy nghĩ. Tại sao cũng là người Quảng Ninh mà Phạm Thạch nói là chỗ hắn đá đen rất nhiều, trong khi Nguyễn Đình Hắc lại có vẻ chưa thấy viên than đá đó bao giờ.

"Trong nhóm thợ người quản lý có người tên Phạm Thạch người Quảng Ninh đúng không?" Long Cán hỏi.

"Thưa có ạ."

"Người cùng quê với hắn đúng không?"

"Thưa, thần và hắn là người khác huyện."

"Hoá ra là thế" Long Cán thầm nghĩ, xem ra không phải nơi nào thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng có mỏ than lộ thiên, quê chỗ Phạm Thạch chính là một trong số ít những mỏ than lộ thiên có thể dễ dàng khai thác.

Với tình hình hiện tại, Long Cán tính toán việc đào sâu vào lòng đất để lấy than dựa vào công nghệ Đại Việt bây giờ rất nguy hiểm xem ra chỉ có thể bắt tay vào những mỏ than lộ thiên mà việc khai thác không đòi hỏi quá nhiều công sức cũng như kĩ thuật.

Lúc này Trần Trung Tá đã vội vàng theo tên thái giám tiến vào thư phòng của Long Cán, thấy Long Cán đứng trước mặt Trần Trung Tá nhanh chóng hành lễ.

Long Cán bảo Trần Trung Tá ngồi xuống rồi nói.

"Khanh đến rất đúng lúc, trẫm có việc quan trọng cần bàn với khanh." Long Cán nhìn Trần Trung Tá nói.

"Không biết bệ hạ có việc gì chỉ bảo." Trần Trung Tá chắp tay nói.

"Việc trẫm muốn bàn với khanh có liên quan tới viên đá kia." Long Cán chỉ tay vào viên đá nói.

Trần Trung Tá nhìn theo hướng chỉ tay của Long Cán thấy một viên đá to cỡ bàn tay người lớn, màu đen tuyền được đặt trong khay gỗ bèn hỏi.

"Viên đá này màu sắc thật đặc biệt."

"Nó không chỉ màu sắc đặc biệt đâu, công dụng của nó còn rất nhiều, viên đá đó rất quan trọng với đất nước chúng ta hiện tại." Long Cán hướng viên đá khẳng định nói.

"Xin bệ hạ chỉ giáo." Trần Trung Tá ánh mắt sáng ngời, từ trước tới nay những thứ mà tiểu hoàng đế này nói quan trọng đều là những việc bất phàm, xem ra viên đá đen đó cũng là một vật quý hiếm không biết trừng.

"Viên đá màu đen này gọi là than đá. Nó có thể đốt cháy tạo ra một nhiệt lượng rất cao, cao hơn nhiều so với đốt củi, ngoài đốt cháy ra nó còn có công dụng lọc nước khử độc rất tốt." Long Cán giải thích nói.

Hai người Trần Trung Tá và Nguyễn Đình Hắc nghe Long Cán giải thích thì kinh ngạc, đá mà có thể cháy thật là ngoài sức tưởng tưởng của bọn họ. Không những thế viên đá này lại có thể khử độc trong nước biến nước bẩn thành nước sạch, thật là kì vật.

Đại khái nói ra công dụng của than đá, Long Cán nhìn hai người trước mặt đang mắt chữ a miệng chữ o nói.

"Trẫm muốn khai thác loại đá này dùng vào việc luyện kim của nước ta."

"Nếu viên đá này quả thật có tác dụng như bệ hạ nói việc khai thác là việc tất nhiên, nhưng chúng ta đi nơi nào để tìm loại đá này?" Trần Trung Tá nói.

"Nơi có nhiều loại than đá này trẫm đã biết rồi, bây giờ chỉ cần cử người đến đào nhặt lên rồi mang về sử dụng thôi." Long Cán cười nói.

"Thưa bệ hạ đó là nơi nào?" Trần Trung Tá tò mò hỏi.

"Chính là tỉnh Quảng Ninh, chữ lượng than đá nơi đó rất nhiều, nhiều tới mức khanh không thể tưởng tượng được đâu, đó chính là mỏ vàng chỉ đợi chúng ta đào lên sử dụng thôi." Long Cán hưng phấn nghĩ tới lượng than đá nằm trong lòng đất tỉnh Quảng Ninh nói.

Ngừng một lúc Long Cán quay sang Nguyễn Đình Hắc noi tiếp.

"Từ giờ ta phong cho người là giám đốc công ty khai thác than đá chức quan lục phẩm, chuyên phụ trách việc khai thác than đá cho triều đình, người hãy nhanh chóng triệu tập thợ sau đó dẫn theo người tên là Phạm Thạch đến quê của hắn nơi có nhiều than đá tiến hành xây dựng đồn mỏ khai thác than rồi trở về Thăng Long cho trẫm."

Nguyễn Đình Hắc vui mừng, vốn hắn chỉ là chức quan cửu phẩm phụ trách những việc linh tinh trong hoàng cung không ngờ lần này thăng liền ba cấp thành lục phẩm quan lớn liền rối rít cảm tạ.

"Thần tạ ơn Long ân."

"Việc này người phải làm cho tốt, cố gắng khai thác thật nhiều than đá cho trẫm, nếu có tính lười biếng sẽ sử phạt thật nghiêm, nhớ đấy." Long Cán phất tay bảo Nguyễn Đình Hắc đứng lên rồi nói.

"Thần nhất định không làm bệ hạ thất vọng đâu ạ."

Những người có thể đảm đương trách nhiệm này trong triều rất nhiều, nhưng Long Cán chọn Nguyễn Đình Hắc bởi vì hắn vốn là người địa phương đó sẽ hiểu rõ hơn địa hình địa thế cũng như dễ dang trong việc tuyển người đia phương làm thợ.

Quay sang nhìn Trần Trung Tá cạnh đó Long Cán nói.

"Trần Trung Tá khanh phụ trách phối hợp với Nguyễn Đình Hắc trong việc xây dựng cũng như khai thác mỏ than, tuyển trong đám thợ ở Thăng Long một số người thành thạo trong lĩnh vực khai thác mỏ cũng như xây dựng giao cho Nguyễn Đình Hắc dẫn đầu đi kiến tạo đồn điền khai khoáng."

"Thần tuân lệnh, hạ thần có ý kiến này không biết ý bệ hạ ra sao." Trần Trung Tá cung kính nói.

"Ý kiến gì? Khanh cứ việc nói."

"Hiện tại nhân lực trong cả nước rất thiếu thốn do quá nhiều dự án, theo thần chúng ta có thể tận dụng đám tù binh đang bị giam giữ, bắt chúng phải đi lao động, điều này có thể tiết kiệm chi phí nhân công rất nhiều."

"Ý kiến này rất hay, những việc nặng nhọc như khai thác than đá cần rất nhiều sức lao động khỏe mạnh, việc dùng đám tù nhân khai thác than đá trẫm giao cho khanh và Nguyễn Đình Hắc, hai người hãy bàn nhau kế hoạch cho thật tốt rồi trình lên cho trẫm." Long Cán gật đầu đồng ý với ý kiến của Trung Tá.

Sau khi bàn giao hướng dẫn một số công việc chi tiết trong kế hoạch khai thác than đá, Long Cán cho hai người lui về tiếp tục xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh còn mình thì chạy tới chỗ công tác phường xem giày da làm tới đâu.

Từ khi đem phương pháp chế tạo giao cho những người ở công tác phường, công việc chế tác giày da diễn ra khá thuận lợi, ở mọi người cộng đồng nỗ lực, ba ngày sau, chiếc giày da đầu tiên thế giới chính thức hoàn thành.

Nhìn thành quả mấy ngày nay của chính mình cùng các thợ thủ công Long Cán mừng rơi nước mắt, sau bao nhiêu lâu cuối cùng hắn cũng thấy lại hình dáng đôi giày thân thương kiếp trước mình hay đi.

Đôi giày này tuy không nói là quá tinh mĩ như những sản phẩm công nghiệp kiếp trước với kĩ thuật tiên tiến, nhưng so với đôi giày vải mà Long Cán đang mang quả thật là khác biệt quá lớn rồi, ít nhất trong mắt Long Cán là thế.

Đưa chân sỏ thử vào sản phẩm mới thật không ngờ vừa khít, nhưng Long Cán vẫn cảm thấy có gì đó sai sai, một đứa bé 4 tuổi lại đi giày da hình dáng của người lớn quả thật hơi lạ mắt, nhưng không sao hắn thích là được.

Để cổ vũ cho đám thợ, Long Cán thưởng cho mỗi người ít tiền, rồi ra lệnh cho bọn họ cứ theo phương thức này, tiếp tục làm thêm vài đôi giày nữa nhưng kích thước chân lần này là của người lớn, số giày mới này hắn định tặng cho một số quan đại thần trong triều.

Những tia nắng đầu tiên lại chiếu rọi lên kinh thành Thăng Long, một ngày mới lại bắt đầu, hôm nay chính là ngày lên triều thường niên như trước.

Long Cán ngồi trên ghế rồng, phía dưới là bá quan văn võ đứng hai bên.

Buổi triều vừa bắt đầu, ngay lập tức binh bộ thượng thư Trịnh Siêu đứng ra cung kính cúi lạy hướng Long Cán tâu.

"Thưa bệ hạ, có quan địa phương tỉnh Quảng Trị gửi tấu chương nói, có đám đại thần Chân Lạp là si ha núc dẫn theo quân lính và gia quyến trên 3000 người không chịu thần phục quân Chiêm Thành, nên mới chạy sang nước ta xin làm thần dân. Tuy nhiên quan địa phương lại sợ Chiêm Thành và Chân Lạp đang đánh nhau, mà đoàn quân này từ xa đến chưa biết thực hư thế nào, huống chi họ lại ăn mặc khác, nói tiếng khác, khó sử dụng được. Nhưng họ trong lúc thế cùng, nên phải chạy sang, khẩn khoản bày tỏ tấm lòng thành, thì cũng không nên cự tuyệt. Vả lại đất Quảng Trị dân cư thưa thớt, đất hoang ngàn dặm. Triều đình chưa rảnh kinh lý, chi bằng ngày nay lợi dụng sức của họ, giao cho khai phá đất đai để ở và cảnh tác, cũng là một việc mà được bao nhiều điều tiện lợi."

Long Cán chăm chú nghe Trịnh Siêu trình bày xong thì gật đầu thuận theo giải pháp đó nói.

"Việc này rất hợp ý trẫm, vậy nay lệnh cho quan địa phương khao đãi và tiếp tế cả binh đoàn không được chậm trễ, để tỏ ý không phân biệt họ là người ngoại quốc, lệnh cho lại bộ thượng thư xem xét từng người ban cho những kẻ đứng đầu phẩm chức của triều đình."