Chương 49: Tai họa của Angkor

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 49: Tai họa của Angkor

Tribhuvanadityavarman chết là đã nhấn chìm toàn bộ hi vọng chiến thắng của quân Chân Lạp, quân Chiêm thế như hồng thủy chả mấy chốc mà nuốt chọn toàn bộ tiền quân của Chân Lạp

Vẫn con đang lưỡng lự quan chiến, đám tư binh thấy quân mình rất nhanh đã đại bại, hoảng sợ vội vã quay thuyền chạy thẳng.

Ban đầu đám quý tộc cũng không phải muốn bỏ mặc Tribhuvanadityavarman một mình đương đầu quân Chiêm, chỉ là bọn họ không muốn tư binh của mình là người đầu tiên phải giao chiến với quân địch, muốn đợi thêm một lúc, khi nào quân Chiêm đánh mệt mới lên giúp.

Nhưng một điều đám quý tộc không thể ngờ tới là quân triều đình lại rất nhanh đã đại bại, tư binh bọn họ chưa kịp phản ứng thì quân triều đình đã tán loạn, nhìn thế trận này họ biết tình hình đã không thể cứu vãn, vì muốn bảo toàn sức mạnh và lợi ích riêng đám quý tộc ngay lập tức cho thuyền chạy chốn.

Chế Chỉ thấy Quân Chân Lạp bỏ chạy, thừa thắng đã hạ lệnh toàn quân ruổi thuyền lên tận Xiêm Riệp.

Quân Chiêm thắng lợi, khí thế hung hãn gặp người giết người, các đạo quan lẻ tẻ của Chân Lạp vội vã từ các nơi chạy tới cứu viện đều bị Chế Chỉ dễ dàng tiêu diệt khiến quân Chân Lạp tổn thất nặng nề.

Quan trấn thủ tại Xiêm Riệp thấy tình hình không ổn cũng vội vã vứt thành mà chạy.

Chỉ sau 3 ngày quân của Chế Chỉ dễ dàng tiến vào được kinh đô Angkor.

Tại cung điện mới mấy ngày trước còn thuộc về Tribhuvanadityavarman, hiện giờ Chế Chỉ đang chễm chệ trên chiếc ngai vàng tượng trưng cho quyền lực tối thượng của các quốc vương Chân Lạp.

Phía dưới là các tướng lĩnh đã theo Chế Chỉ trong cuộc tiến công này, đứng đầu là Ông Chiêng đại tướng nước Chiêm, tiếp theo là Phan Vĩnh một vị tướng trong chiến dịch này đã giành được rất nhiều công lớn.

"Chúc mừng bệ hạ! Quân Chân Lạp đã hoàn toàn bị đánh bại, giờ toàn bộ kinh đô Angkor giàu có này chính là của bệ hạ." Một tì tướng lên tiếng chúc mừng.

"Phải đây, Angkor thật giàu có, dân cư cũng đông đúc từ giờ toàn bộ đều thuộc về bệ hạ."

"Đây chính là nhờ sự anh minh của bệ hạ chúng ta mới có thể chiến thắng dễ đang quân Chân Lạp đến thế...!"

Các tướng lĩnh thi nhau vỗ mông ngựa Chế Chỉ, khiến hắn mặt mày rạng dỡ, miệng cười không ngớt.

Toàn bộ cuộc tấn công của quân Chiêm chỉ tốn 15 ngày đã giành được thắng lợi hoàn toàn, đánh đổ được nước Chân Lạp hùng mạnh.

Thành công quá chóng vánh trước những ứng phó kém cỏi của Chân Lạp khiến Chế Chỉ thu được thắng lợi quá lớn ngoài mong đợi.

"Chiến thắng lần này chính là trời giúp chúng ta, quân Chân Lạp không nghĩ ta lại dám tấn công chúng nên không đề phòng, mãi tới khi quân ta tiến sát kinh đô chúng mới nhận ra thì đã quá muộn, tất nhiên các tướng lĩnh cũng có công rất lớn." Chế Chỉ cười nói.

"Quả thật thần không nghĩ quân Chân Lạp lại kém cỏi đến vậy, mới đánh vài trận mà đã thua chạy hết sạch, quả là lũ ô hợp." Phan Vĩnh nói.

"Cũng không trách quân Chân Lạp được, quân ta quá hùng mạnh lại được một tướng tài như Phan Vĩnh tướng quân tiên phong mở đường, quân Chân Lạp không bại mới lạ." Một tì tướng nhân cơ hội này lấy lòng Phan Vĩnh người có công lớn nhất trong cuộc chiến này nói.

"Tướng tài giỏi quả thật tôi không dám nhận, dù gì tôi cũng là một bại tướng phải chạy sang nước Chiêm lánh nạn, may mà có bệ hạ thu nhận mới không bị chết đói nơi đất khách, ơn này có chết tôi cũng không quên." Phản Vĩnh cảm kính hướng Chế Chỉ cúi đầu nói.

"Ha ha... cũng may Đại Việt gét bỏ tướng quân mà ta mới có thêm một tướng tài giỏi hỗ trợ, đây quả là việc đáng mừng, nào mọi người hôm nay chính là tiệc mừng chiến thắng của nước Chiêm Thành ta, cụng ly nào." Chế Chỉ nói rồi nâng chén rượu tinh mĩ lên ngửa cổ uống một hơi cạn sạch.

Các tướng phía dưới cũng làm theo, một hơi uống hết chén rượu, không khí trong cung điện tưng bừng náo nhiệt hẳn lên dưới tiếng ca của các vũ công Chân Lạp, tướng lĩnh Chiêm thi nhau đưa cốc chúc mừng, một bên xem các vũ công Chân Lạp múa điệu Apsara, một điệu múa cổ điển, êm ái nổi tiếng về sự thanh nhã, cao quý, với các tư thế, cử chỉ hiền dịu.

Trái ngược với khung cảnh ăn uống vui vẻ trong cung điện, kinh thành Angkor lúc này đây đang ngập trong biển máu, đâu đâu cũng thấy tiếng người la hét kinh hoàng.

Lấy lý do trả đũa cho thời kỳ bị Chân Lạp áp bức, Chế Chỉ bỏ mặc cho binh sĩ thỏa thuê cướp bóc, chém giết và hiếp dâm.

Angkor một thời phồn hoa giờ chả khác nào chốn địa ngục. Hầu hết khu vực Xiêm Riệp, cùng với Angkor Wat bị quân Chế Chỉ đốt phá tan hoang, sự kiện này được mô tả rõ rệt trên những bức tường Bayon sau này được người dân bản địa lưu truyền như một quá khứ kinh hoàng luôn ám ảnh họ.

.......

Quay trở lại Đại Việt, cũng trong thời gian này, khác hẳn với Chân Lạp đang chìm trong cơn bão chiến tranh, thì Đại Việt đang đón nhận hàng loạt các sự kiện mới dần dần làm thay đổi diện mạo đất nước trong tương lai.

Tại một ngôi làng nằm ở ngoại ô cách kinh thành chừng hai dặm. Trong một ngôi nhà gỗ khá to ở giữa làng. Đây là nhà của phú hộ Sỹ nổi tiếng giàu có.

Người dân kinh thành có câu Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Định để chỉ bốn người giàu nhất Thăng Long, cũng như nhất Đại Việt bấy giờ.

Phú hộ Sỹ tên thật là Lê Phát Đạt, lúc trước ông từng làm quan trong triều nên còn được gọi là Quan Sỹ.

Chuyện là trước đây kinh thành Thăng Long xảy ra nạn hạn hán 2 năm liền mất mùa, đói kém người chết rất nhiều, dân cư bỏ ruộng đất đi tản mác khắp nơi khất thực, triều đình không muốn bỏ hoang ruộng đất cho bán giá rẻ mạt mà cũng không có người mua.

Vì làm việc cho triều đình nên bất đắc dĩ ông phải chạy chọt tiền bạc để mua liều, nào ngờ gặp may, ruộng đất ông vừa mua thì mưa đến kết thúc đợt hạn hán kéo dài, trúng mùa liên tiếp mấy năm liền nên ông trở nên giàu có.

Lúc này phú hộ Sỹ đang nằm trên một tấm phản gỗ, bên cạnh có kẻ hầu giúp xoa bóp đầu,cuộc sống hưởng thụ này sẽ còn kéo dài đến trưa nếu không có ai phá đám lão.

Một người thanh niên đầu quấn khăn nâu mặc quần cộc đi chân đất hớt ha hớt hải chạy vào gấp gáp nói "Dạ bẩm, dạ bẩm ông có chuyện lớn ah!".

Tiếng hô hoán của người hầu làm lão giật mình.

"Mày làm chi mà la lớn vậy con, làm ông giật hết cả mình rồi đây này, tuổi ông chả còn nhỏ nữa, nhỡ có mệnh hệ gì thì sao hả, ông đã bảo mày bao nhiêu lần rồi, khi nào cũng phải từ tốn nhẹ nhàng như ông đây này. Mà sáng nay ông dặn mày đi trông đàn trâu, chớ để chúng nó xuống phá lúa của người khác ngoài đồng, kẻo bị người khác bắt được thì có mà mất trâu, mày không ở đấy để ý đàn trâu mà chạy về đây làm gì thế hở." Phú hộ Sỹ tức giận của mắng.

"Bẩm ông, con nào dám lười biếng chễ nải công việc ông giao, chỉ là vừa nãy, lúc đi lấy nước con đi qua tờ thông cáo của triều đình dán ở đầu làng thấy có nói là triều đình mới phát hành loại tiền mới gọi là tiền giấy để lưu hành trong nước. Trong thời gian 3 tháng ai đem tiền đồng đến đổi tiền giấy sẽ được ưu tiên 4 đồng tiền đồng đổi 5 đồng tiền giấy, sau 3 tháng sẽ quay lại với tỉ lệ cũ tức 5 đồng tiền đồng đổi 5 đồng tiền giấy. Con nghe thấy chuyện này quả thật kì lạ liền nhờ người trông hộ đàn trâu rồi lập tức chạy về báo cho ông ngay." Người thanh niên vội giải thích.

"Mày nói thật chứ? Sao trên đời lại có chuyện kiếm tiền dễ như thế được, không phải là mày lại nghe lầm đấy chứ hả con?" Phú hộ Sỹ nghi ngờ hỏi.

"Chuyện này chính tai con nghe thấy từ tên lính triều đình dán thông cáo đọc, sao có thể nhầm được" Người thanh niên quả quyết nói.

Phú hộ Sỹ thấy tên người làm quả quyết chắc chắn cũng nửa tin nửa ngờ, nên quyết định chính mình sẽ đi tới chỗ dán thông cáo xem thực hư thế nào.

Lão phú hộ Sỹ vừa đi tới một quán nước cách biển dán thông cáo triều đình mấy trăm mét, một đoàn xe ngựa thồ trên lưng nặng trĩu, chả biết trên xe chở cái gì nhưng hai bên có nhiều gia đinh đi theo bảo vệ có vẻ rất nghiêm mật.

"Này lão Phương, lão cũng chở tiền đi đổi sao? Chông nhiều đấy nhỉ, lần này nếu đuổi thành công riêng số tiền kiếm được cũng đủ cho lão mua thêm mấy chục mẫu ruộng tốt nữa ấy chứ." Phú hộ sĩ vẻ mặt cười cười nhìn một người khác cũng chạc tuổi lão ăn mặc hoa lệ nói.

Lão Phương mà phú hộ Sỹ nói tên thật là Đỗ Hữu Phương, cũng là một trong 4 người giàu có nhất Thăng Long.

Cha phú hộ Phương là một người giàu có, tục gọi là Bá hộ Khiêm. Ông này đã cưới con gái một vị quan lớn trong triều và sinh ra ông.

Nhờ mối quan hệ của cha vợ, bố ông Phương thường ngầm làm trung gian để giới thiệu những ai nhiều tiền muốn có một chức quan nào đó để dạng danh tổ tiên với quan trên. Nhờ vậy, mà ông giàu lên nhanh chóng, uy thế cũng lên cao. Và có lẽ nhờ mối quan hệ này mà ông được viên quan trên cho khẩn trưng số đất ruộng lớn ngoài thành Thăng Long lên đến 200 mẫu.

Sau này ông Khiêm mất, do chỉ có mình ông Phương là con trai nên hiển nhiên số tài sản khổng lồ đó toàn bộ thuộc về ông Phương, từ đó ông Phương chở thành một trong 4 phú hộ giàu có nhất Thăng Long.

Lúc trước chưa xác định được việc đổi tiền mà tên người làm nói có đúng sự thật không, nhưng sau khi nhìn thấy đoàn xe ngựa cùng người dẫn đầu đoàn xe là phú hộ Phương thì lão Sỹ cũng phải chắc đến 90% đó là thật.

Nhìn trên xe chất đống các rương gỗ, các con ngựa phải è lưng ra mới nhích nổi bánh xe lão đoán chắc trong rương phải rất nhiều tiền đồng và vàng bạc.

Vì không muốn kẻ khác chê cười mình việc tốt lớn như thế mà vẫn không biết, lão Sỹ cố ra vẻ như đã biết mục đích của người khác nói.

Người đàn ông đang cỡi ngựa đi trước đoàn xe thồ thấy có người gọi tên mình cũng ngạc nhiên đánh mắt nhìn sang, thấy hoá ra là phú hộ Sỹ kẻ giàu cũng không kém lão liền dừng ngựa đáp lại.

"Hóa ra là phú hộ Sỹ, lão làm gì mà còn đứng ở đây? Xem ra lão tuy trước đây có làm quan nhưng thông tin cũng không nhanh nhạy cho lắm nhỉ." Phú hộ Phương nhìn phú hộ Sỹ cười diễu nói.

"Xì! Nhà tôi đã đổi trước đó mấy ngày rồi, mãi đến bây giờ lão mới mang tiền đi đổi chính lão mới là người thông tin chậm chạp thì có." Phú hộ Sỹ gân cổ lên nói bừa.

"Haha...! Lão Sỹ lão đừng có đùa tôi chứ, triều đình thông cáo là chỉ bắt đầu đổi tiền vào sáng hôm nay, trên tơ cáo thị có ghi rõ, xem ra lão không chỉ mù thông tin mà còn mù chữa nữa kìa." Phú hộ Phương thấy phú hộ Sỹ đã không biết thông tin còn phán bừa liền châm chọc nói.

Bị hố một vố, phú hộ Sỹ biết mình đuối lý nên dù có tức giận tới mặt đỏ tía tai cũng không dám nán lại lâu, hậm hực dẫn theo người hầu rời đi trước sự châm chọc của cả đám người phú hộ Phương.