Chương 113: Tấu Chương của Lâm Tắc Từ

Tây Sơn Cảnh Thịnh Triều Đại Mới

Chương 113: Tấu Chương của Lâm Tắc Từ

Chương 113: Tấu Chương của Lâm Tắc Từ

Trong bản tấu chương gửi Hoàng Đế, Huy phân tích rõ tác hại của loại bột ma túy và nguyên nhân của việc nước Anh bán loại ma túy này. Anh chỉ rõ tác hại ma túy đang làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người Trung Quốc và làm mất hàng năm hàng triệu lạng bạc chảy ra nước ngoài. Nhiều gia đình ở Quảng Châu tan cửa nát nhà vì con cái nghiện hút bán hết đồ đạc của gia đình, thậm chí giết bố mẹ để cướp tiền tài lấy tiền mua thuốc để dung. Huy đề xuất chưa cấm ngay ma túy mà dùng hạn ngạch nhập khẩu để giảm dần lượng ma túy đang bán, tránh xung đột với Nước Anh có thể xảy ra chiến tranh, và mở cửa để buôn bán (chính sách trọng thương) với các nước Châu Âu để tăng nguồn thu qua thuế nhập khẩu và cân bằng dần thương mại với các nước Châu Âu. Qua việc mở cửa sẽ học tập khoa học, mua máy móc của phương Tây để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong nước để nước Đại Thanh dần lớn mạnh, hùng cường.

Sau khi viết xong, Huy sai người mang gấp tấu chương về kinh, còn mình trở về Giang Tô đợi tin tức. Đọc được tấu chương của Lâm Tắc Tử Đạo Quang hạ chiếu chỉ triệu kiến Lâm Tức Tử vào Cung. Lâm Tắc Từ phụng chỉ từ Tô Giang đến Bắc Kinh, vua Đạo Quang trong tám ngày đã tám lần triệu gặp Lâm Tắc Từ, lắng nghe ý kiến và kế hoạch cụ thể của Y đối với việc hạn chế ma túy, mở cửa thông thương để tăng ngân khố. Là người hiện đại nên Huy đã giải thích rõ lý do việc các Công ty nước ngoài bán ma túy vào Đại Thanh. lý do chinh là Trung Quốc xuất khẩu qua thương gia Anh các hàng trà, tơ lụa, điều, vải bố, đồ sứ. Trung Quốc đã xuất khẩu trà đạt 2.000 vạn cân chiếm trên 90 % hàng xuất khẩu. Do chế độ bế quan tỏa cảng của Trung Quốc nên hàng của nước Anh không bán được; nên thương gia Anh phải dùng ngân lượng để mua trà, cứ 100 cân gíá 19 lượng. Số bạc nén thương gia Anh bán hàng tại Trung Quốc, chỉ bằng 1/10 số cần mua. Bạc châu Âu đổ vào Trung Quốc khi các chế độ buôn bán ở Quảng Châu (nhất cảng thông thương), thiết lập vào giữa thế kỷ 17, giới hạn thương mại đường biển đến Quảng Châu và với thương nhân Trung Hoa.

Sự mở rộng kinh tế liên tục của các nền kinh tế châu Âu trong thế kỷ 18 và 19 dần dần làm tăng nhu cầu của châu Âu đối với kim loại quý, vốn được sử dụng để đúc tiền mới; nhu cầu ngày càng tăng đối với tiền tệ cứng vẫn được lưu hành ở châu Âu đã làm giảm nguồn cung vàng thỏi có sẵn cho thương mại ở Trung Quốc, làm tăng chi phí và dẫn đến cạnh tranh giữa các thương nhân ở châu Âu và thương nhân châu Âu giao dịch với Trung Quốc. Lực lượng thị trường này dẫn đến thâm hụt thương mại kinh niên cho các chính phủ châu Âu, những người buộc phải mạo hiểm thiếu hụt bạc của nền kinh tế trong nước để cung cấp cho nhu cầu của các thương nhân ở châu Á (những doanh nghiệp tư nhân vẫn kiếm được lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa có giá trị của Trung Quốc cho người tiêu dùng Châu Âu). Hiệu ứng dần dần này đã bị làm trầm trọng thêm bởi một loạt các cuộc chiến tranh thuộc địa quy mô lớn giữa Anh và Tây Ban Nha vào giữa thế kỷ 18; những xung đột này đã làm xoay đảo thị trường bạc quốc tế và cuối cùng dẫn đến sự độc lập của các quốc gia mới hùng mạnh, cụ thể là Hoa Kỳ và Mexico. Không có bạc giá rẻ từ các thuộc địa để duy trì thương mại của họ, các thương nhân châu Âu buôn bán với Trung Quốc bắt đầu lấy bạc trực tiếp ra khỏi lưu thông tại các nền kinh tế vốn đã suy yếu của châu Âu để thanh toán hàng hóa tại Trung Quốc. Điều này khiến các chính phủ tức giận, những người nhìn thấy nền kinh tế của họ đang bị thu hẹp do đó, và thúc đẩy rất nhiều sự thù địch đối với người Trung Quốc vì sự hạn chế của họ đối với thương mại châu Âu.

Công ty Đông Ấn Anh đã có quyền độc quyền với thương mại của Anh. Lúc này tại Âu châu chủ nghĩa trọng thương thịnh hành, quý trọng hiện kim, người Anh cảm thấy việc buôn bán tại Trung Quốc tổn thất cho quốc gia rất nhiều, nước Anh thiếu trầm trọng bạc một kim loại quý để sản xuất tiền cán cân thanh toán của nước Anh bị thâm hụt nghiêm trọng nên khi phát hiện thuốc phiện là mặt hàng dễ bán, bèn chú tâm buôn thứ hàng này. Công ty Đông Ấn Anh quốc bắt đầu bán đấu giá cây thuốc phiện được trồng trên các đồn điền của họ ở Ấn Độ cho các thương nhân nước ngoài độc lập để đổi lấy bạc, sau này là ma túy để đổi lấy hàng triệu lạng bạc trong một năm.

Qua phân tích của Lâm Tắc Từ vua Đạo Quang đã phần nào hiểu được cốt lõi đẻ chấn hưng đất nước không chỉ tiết kiệm mà còn phải " trọng thương và hiện đại hóa sản xuất ", Đạo Quang chấp thuận và phong Lâm Tắc Tử làm Khâm sai đại thần kiêm tiết độ thủy sư Quảng Đông, trực tiếp đến Quảng Đông thi hành lệnh hạn chế ma túy và mở cửa buôn bán này.

Khi việc hạn chế buôn bán được thông báo đồng thời việc buôn bán mở ra, nhiều công ty Pháp, Mỹ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, … rất phấn khởi vì có cơ hội mở rộng kinh doanh riêng công ty Đông Ấn Anh cảm thấy lo lắng vì nguồn lợi nhuận từ ma túy sẽ giảm dần. Đích thân George chủ tịch công ty Đông Ấn Anh đến Đại Việt gặp Thịnh để bàn phương cách đối phó.

Khi đến Đại Việt, George đến Thăng Long được bí mật bố trí gặp Thịnh tại ngự thư phòng. Vừa ngồi xuống George đã suốt ruột đii thằng vào vấn đề.

- Tôi phải đến đây gấp gặp bệ hạ, vì nguồn siêu lợi nhuận của chúng ta heroin đang bị ảnh hưởng. Đại Thanh đã bắt đầu mở cửa buôn bán nhưng hạn chế nhập khẩu Heroin bằng hạn ngạch nên sản lượng của chúng ta sẽ giảm dần.

Thịnh nhíu mày hỏi.
- Ai đưa ra biện pháp này? các nước khác phản ứng sao? Nếu chúng ta phản ứng cứng rắn cứ tiếp tục bán số lượng lớn, khi bị tịch thu liệu Chính Phủ Anh có can hiệp hỗ trợ chúng ta.

George trầm ngâm nói.
- Đó là đại thần Lâm Tắc Từ, tổng đốc Lưỡng Quảng. Giờ các nước khác đang rất vui mừng về việc này đang tăng cường bán hàng vào Trung Quốc nhất là các loại máy móc thiết bị, động cơ hơi nước. Tôi đã hỏi một số quan chức chính phủ Anh nhưng họ nói ra Nước Anh không thể đơn phương tuyên chiến với Đại Thanh nếu không có lý do chính đáng, Đại Thanh đã mở cửa buôn bán không thể kiếm lý do để khai chiến.

Thịnh suy nghĩ một lúc rồi nói " vậy chúng ta chỉ còn một cách để lọt qua khe cửa hẹp này". George hỏi
- Bệ hạ có thể nói rõ hơn được không.

Thịnh cười.
- Ta có thể sản xuất ra Côcain một loại ma túy tương tự Heroin nhưng còn mạnh hơn, Đại Thanh ban lệnh hạn chế Heroin nhưng không hạn chế Cocain. Chúng ta tranh thủ tràn vào Trung quốc do đã hết bế quan tỏa cảng. Lần này chúng ta không độc quyền mà chia lợi nhuận với các nước lớn như Pháp, Mỹ, Nga… nếu Đại Thanh phát hiện hạn chế Cocain chúng ta kích động các nước này cùng phát động chiến tranh thì mưu kế của Đại Thanh sẽ thất bại.

Mắt George sáng lên, chuyến đi Đại Việt lần này không uổng phí. Y lập tức cáo từ đi Hồng Kong gặp tùy viên các nước để bàn kế hoạch hợp tác làm ăn, y tin rằng nguồn lợi nhuận to lớn từ ma túy không nước nào chối từ sự hợp tác này. Thịnh cho người liên lạc với phòng thí nghiệm ở Anh để lấy công thức chế tạo Cocain ở đó và cho nhập lá Coca từ các đồn điền ở Châu Mỹ về khu chế biến bí mật ở Vân Đồn. Đồng thời cho triệu Cẩm y vệ, thông qua việc buôn bán phát triển hệ thống tình báo ở Đại Thanh từ Quảng Châu đến tận Bắc Kinh, liên hệ với các tổ chức phản Thanh phục Minh ở Đại Thanh.

Lúc này ở Quảng Châu, Huy đã cho lắp đặt những động cơ hơi nước đầu tiên cho các nhà máy dệt lụa tơ tằm, với mục đích phát triển nền công nghiệp Đại Thanh theo kịp nền công nghiệp Châu Âu. Được sự ủng hộ của vua Đạo Quang các thợ giỏi bên Công bộ được cử đến để cùng Huy nghiên cứu để tự sản xuất các động cơ hơi nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của Đại Thanh. Huy tin chỉ mười năm nữa nền công nghiệp Đại Thanh sẽ bắt kịp Châu Âu chiến tranh nha phiến 1845 có nổ ra thì nhà Thanh sẽ không thua trận.

Việc buôn bán kinh doanh cũng có nhiều thay đổi, các thương thuyền nước ngoài không chỉ buôn bán ở Quảng Châu mà còn được buôn bán ở Thượng Hải, Hồng Kong. Tuy nhiên với Heroin thì chỉ được phép nhập khẩu ở Quảng Châu để kiểm soát hạn ngạch. Chính sách này làm cho việc buôn bán ngày tăng, tàu bè các nước ra vào các Cảng của Trung Quốc ngày càng tấp nập, nguồn thuế nhập khẩu ngày càng tăng, Quang Đạo càng tin và ủng hộ Lâm Tắc Từ mặc các lời dèm pha, sàm tấu của các quan đại thần, uy tín của Lâm Tắc Từ trong triều ngày càng cao, các quan theo phe cải cách ủng hộ Lâm Tắc Từ ngày càng đông đảo.