Chương 156: Con đường mới
Tiếp theo ý kiến của hai người này là hàng loạt ý kiến mở rộng nhằm bảo vệ hai luồng tư tưởng, đông thời cũng nêu ra ưu khuyết điểm của hai phương án trên. Những quan dân chính thì lại tập trung nêu ra các ý kiến của mình về mặt hậu cần nếu thực hiện các phương án đó. Nói chung thì cả hai cách làm trên đều có mặt lợi và hại của chính mình.
Thật ra chính bản thân Nguyên Quốc cũng thấy đang rất phân vân với cả hai phương án này. Tổng hình chung vẫn là một chữa đánh, nhưng đánh ai và đánh như thế nào là cả một vấn đề không hề dễ dàng quyết định. Đúng lúc Nguyên Quốc định nói ra suy nghĩ tổng hợp của chính mình đó là quyết định bỏ qua Phương Nam là Lã Đại một thời gian để tập trung đánh Hợp Phố thì một cánh tay đen đúa run rẩy giơ lên. Thì ra tên Krishna ngồi dự thính này giờ được một phiên dịch viên chuyển qua tiếng Hán nội dung cuộc họp lền đánh bạo giơ tay phát biểu ý kiến…. Đây là một việc làm hết sức bất ngờ vì. Những nhân vật mới không hiểu tình hình như hai tên Abdukrahman và Krishna thường chỉ ngồi dự thính trong các cuộc họp quan trọng này thôi.
Nguyên Quốc cũng khá bất ngờ trước sự táo bạo của tên phó Cục thương mại Đại Việt này. Bằng ánh mắt thú vị Nguyên Quốc nhìn tên Krishna và dùng tiếng Hán để động viên hắn phát biểu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho việc hòa hợp các thế lực khác nhau vào trong một "hợp chủng quốc"Đại Việt với Âu Lạc hai tộc làm chủ đạo.
Bằng tiếng Hán lơ lớ tên Krishna bắt đầu phát biểu:
- Bẩm quốc vương bệ hạ vĩ đại nhân từ, anh minh thần võ…. thưa các vị đồng nghiệp đáng kính… Nãy giờ tôi ngồi đây nghe các vị bàn bạc về đánh ai hòa ai nhưng tôi lại có một suy nghĩ khác xin được trình bày với các vị tại đây….
- Rất tốt, Krishna ngươi hãy tự tin mà trình bày… những đồng nghiệp của ngươi nơi này rất thân thiện và có tinh thần học hỏi lắng nghe rất cao…. Nguyên Quốc lại thêm một lần nữa động viên tên tân quan Đại Việt đang run run đứng đó….
- Bẩm quốc vương bệ hạ vĩ đại nhân từ, anh minh thần võ…. thưa các vị đồng nghiệp đáng kính… Đánh ai hòa ai đều là một cách làm cực đoan, tại sao chúng ta không đánh cả hai…. đồng thời cũng hòa cả hai… như vậy mới là cách làm mà chúng ta hưởng lợi nhất lúc này…
- Krishna, nói ngắn gọn bớt thưa gửi…. nói rõ xem thế nào là đánh cả hai và hòa cả hai….
Bọn người phương tây này mắc cái bệnh là câu mở đầu thường kèm theo những lời lẽ tang bốc dài lê thê nghe đến sốt ruột, nhưng đây là tập quán của họ nên Nguyên Quốc cũng lắc đầu mà cam chịu thôi.
- Bẩm quốc vương bệ hạ vĩ đại nhân từ, anh minh thần võ…. thưa các vị đồng nghiệp đáng kính… Theo như thông tin mà tôi ngồi nghe nãy giờ thì Đại Việt chúng ta có 30 ngàn quân trong đó 23 ngàn là bộ binh và kị binh, 7 ngàn thủy binh tinh nhuệ và có tới 67 chiến hạm cỡ lớn dài trên 30m có thể trở đến 200 lính và 80 tay chèo… Mà phía Bắc uy hiếp trực tiếp chúng ta chỉ có 13 ngàn quân Đông Ngô tại Hợp Phố. Còn phía nam có 30 ngàn quân Lã … gì đó đang bận đánh nhau cùng Lâm Ấp quốc. Vấn đề của chúng ta là không muốn can thiệp trực vào phương Nam để tránh Lã gì đó quay lại tấn công chúng ta…. nhưng chúng ta có thể bí mật trợ giúp Lâm Ấp sao? còn trợ giúp ra sao có nhiều cách, từ cung cấp vũ khí thuốc men đến trực tiếp cho quân đóng giả lính Lâm Ấp tham chiến… nhưng theo tôi thì không nên trực tiếp tham chiến mà cứ để cho họ đánh tiêu hao lẫn nhau…. Vấn đề Hợp Phố thì đơn giản hơn…. Khi mà Lã gì đó sa lầy cuộc chiến tại Lâm Ấp thì chúng ta có thừa quân đên tập trung đến 20 ngàn đánh Hợp Phố, thêm vào đó 12 thuyền buôn của Abdukrahman và tôi có thể dễ dàng thâm nhập Hợp Phố làm nội ứng… đến lúc đó Hợp Phố không phải vấn đề rồi…
Càng nói thì tên Krishna càng rành mạch và hùng hồn hơn, từ chỗ hắn ấp úng ngượng ngùng và hơi run rẩy đến cuối cùng thì hắn líu loi liến thoắng cái mồm mà nói kiểu như sợ ai tranh mất phần. Ý kiến của hắn được phiên dịch chuyển từ Hán thành Việt ngữ để mọi người trong khán phòng có thể nghe thấy rõ… Một mảng xôn xao bàn luận lại nổ ra trong khan phòng để phân tích ý kiến của tên này… nói chung sự đồng thuận là khá cao trong phương án mà Krishna đề ra…. Tất nhiê về mặt chi tiết vẫn cần xây dựng và bổ xung… Được phiên dịch thong ngôn lại rằng các đồng liêu tán thưởng hắn rất nhiều thì tên Ấn Độ da đen nhẻm này nhe hàm răng trắng hếu ra mà cười toe toét… Thế nhưng mọi người chưa kịp hồi thần thì tên Abdukrahman vội vàng hấp tấp đứng lên xin phát biểu ý kiến của mình. Hành động này làm quan viên Đại Việt trở nên rất hứng thú, bản thân Nguyên Quốc lại càng vui vẻ trong lòng, việc cạnh tranh một cách lành mạnh giữa các quan viên sẽ làm cho họ liên tục trau rồi kiến thức và trở nên tiến bộ. Đây là điều mà Nguyên Quốc muốn nhìn thấy nhất vào lúc này.
- Bẩm quốc vương bệ hạ vĩ đại nhân từ, anh minh thần võ…. thưa các vị đồng nghiệp đáng kính…
Lại một câu mở đầu vô nghĩa dài lê thê, nhưng chắc nghe nhiều cũng quen thuộc nên mợi người đều vểnh tai mà nghe ngóng xem tên mũi lõ Abdukrahman nói cái gì.
- Theo tôi thấy vấn đề của chúng ta không phải đánh ai hòa ai, mà cũng không phải vừa đánh vừa hòa như Krishna nói… cái chúng ta cần là tăng dân số và phát triển kinh tế, nông nghiệp… Thử hỏi lãnh thổ của chúng ta rộng đến thế kia mà chỉ có 10 vạn dân nếu đánh tới đánh lui chỉ cần vài trận là chúng ta không còn ai để sản xuất chiến đấu…. Điều chúng ta cần làm hiện nanh là hỗ trợ Lâm Ấp tôi đồng ý, thế nhưng kém theo vào đó là cho chiến thuyền đến đón nạn dân về Đại Việt chúng ta… ngoài ra rất đơn giản việc cân bằng lực lượng giữa Lâm Ấp và Lã Đại… chúng ta sẽ vòn lên vị trí này… tại đây có một số tiểu quốc bản địa cũng đông dân và quân, thế nhưng họ chẳng có lấy một vũ khí sắt ra hồn… chúng ta có thể đổi vũ khí sắt chất lượng kém lấy dân, gạo, lương thực, ngay cả thuê quân đội nơi này chiến đấu tại Lâm Ấp dưới sự chỉ huy của một vài tướng lãnh của chúng ta cũng được.
Vị trí mà tên Abdukrahman chỉ về đó là vùng đất thuộc quốc gia Myanmar ngày nay, lúc này thì nơi đây toàn là các bộ lạc sống rải rác, và có một quốc gia nhỏ được thành lập nhưng khá yếu ớt đó là Sri Ksetra của người Pyu… còn lại các bộ lạc toàn là người bản địa Khmer mà thôi. Lúc này cũng có một lượng lớn người Bạch Y (tiền thân cảu người Thái) du cư về khu vực đất Thái Lan ngày nay… ở nơi đây cả một vùng rộng lớn kéo dài từ lãnh thổ Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia ngày nay toàn là các bộ lạc sống rải rác gồm bản địa người Môn và người Khmer cùng với các tộc người Bách Việt di cư đến. Sri Ksetra chỉ là một quốc gia khá nhỏ bé tiền thân của đế chế Miến Điện sau này mà thôi. Người thái thành lập nên quốc gia đầu tiên của mình phải đến tận thế kỉ thứ VIII vơi quốc gia Sukhothai, Đế chế Khmer định đô tại Angkor cũng phải đến năm 790 mới thành lập.
Còn nói về quốc gia Sri Ksetra lúc này tại khu vực Myanmar thời hiện đại thì Người Môn được cho là nhóm người đầu tiên di cư tới vùng hạ lưu châu thổ sông Ayeyarwady (ở phía nam Myanma) và tới khoảng giữa thập niên 900 trước Công nguyên họ đã giành quyền kiểm soát khu vực này. Sau đó, vào thế kỷ thứ I trước Công nguyên, người Pyu di cư tới đây và tiến tới xây dựng các thành bang có quan hệ thương mại với Ấn Độ và Trung Quốc. Trong đó, mạnh nhất là vương quốc Sri Ksetra, nhưng các thành bang và quốc gia này cực nhỏ bé, mỗi quốc gia chỉ bằng một thành trấn của Đại Việt mà thôi… Họ vẫn mang tính chất một số bộ lạc quay quàn với nhau tạo nên một tập thể nhỏ gắn kết mà thôi.
Nói trắng ra ý đồ của Abdukrahman là thực hiện chính sách thực dân mà tìm kiếm nô lệ và chiến binh nơi này với giá rẻ mạt để đem ra trận làm pháo hôi. Còn quân Đại Việt chính quy thì ngồi mát ăn bát vàng thu thập tàn cuộc mà thôi. Đây là lối chiến tranh và quan hệ xã hội đậm chất nô lệ tại Ai Cập và Ba Tư lúc này. Mộ quốc gia hung mạnh với nền văn minh tiến bộ xâm thực một quốc gia yếu hơn thì đó là điêu hiển nhiên tron tư tưởng của họ….
Ý kiến của Abdukrahman có vẻ bá đạo và vô nhân đạo, nhưng nó lại là một trong những chìa khóa mở ra nút thắt khốn cảnh cho Đại Việt lúc này. Đại Việt không chiếm đất của bất kì dân tộc nào cả, vì người Việt yêu tổ quốc mình bao nhiêu thì dân tộc khác yêu tổ quốc họ bấy nhiêu. Chiến đất chiếm nhà là một cuộc chiến tranh phi nghĩa và kẻ xâm lượng dễ nhận lấy thất bại. Nguyên Quốc tất nhiên là không muốn làm điều này, hắn chỉ muốn đòi lại những gì thuộc Đại Việt mà thôi. Nhưng việc trao đổi một cách sòng phẳng các nô lệ thì đó là điều dễ dàng chấp nhận được….