Chương 144: Yêu cầu

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 144: Yêu cầu

Tất nhiên ngoài những anh hung dân tộc chân chính nghe theo lý tưởng dân tộc mà hi sinh thân mình thì có rất nhiều kẻ trung thành với lợi ích cảu bản thân.. đó chính là lợi ích cá nhân mà chả liên quan gì đến lợi ích dân tộc. Điển hình là các tầng lớp lãnh đạo của phong trào cách mạng dân tộc có xuất thân từ các gia tộc lớn, họ dạy dỗ với kiến thức cực kì vững chắc và sáng suốt vậy nên họ rất tỉnh táo và khó bị thuyết phục bởi chủ nghĩa, lý tưởng dân tộc. Nói một cách khác nhóm người này khó bị lừa hơn những vị anh hùng hi sinh tính mạng kia. Những người may mắn có học thức từ xuất phát điểm khá cao này nhìn nhận các tư tưởng, lý tưởng dân tộc theo một con mắt khá chủ động. Vậy nên họ biết thừa đây là chủ nghĩa cơ hội hay chủ nghĩa yêu nước chân chính. Những con người được tạm gọi là trí thức với nguồn lực tài chính khổng lồ này sẽ bơi trong đám lý tưởng bùng nhùng kia và cố gắng tìm ra những lý tưởng khá thực dụng với mức độ khả thi và an toàn cao để… "đầu tư".

Chính xác đây là một khoản đầu tư cho tương lai, giống y hệt như đầu tư ủng hộ các cuộc khởi nghĩa khi triều đại chuyển biến trong các giai đoạn lịch sử. Đây rõ ràng là một thị trường "chứng khoán" thực sự và các nhà đầu tư đang chăm chăm săn kiếm những " cổ phiếu" có tương lai trong đó. Ở đây yếu tố dân tộc bị loại bỏ khá triệt để. Những nhà đầu tư này thường trở thành giai cáp lãnh đạo trong các phong trào lý tưởng dân tộc này. Điều chớ trêu thay là họ lại hoàn toàn không hề tin tưởng vào cái thuyết lý tưởng minh đang ủng hộ mà chỉ coi đó là một "cổ phiếu" để đầu tư thôi. Chính vì lý do quan trọng này mà khi cách mạng hay nói cách khác là phong trào lý tưởng dân tộc thành công thì giai tầng lãnh đạo này quy ngoắt 180 độ với số đông dân chúng mà vơ vét cho bản thân nhằm bù đắp lại những gì họ đã đầu tư.

Tất nhiên nói như vậy cũng phiến diện vì trong hai nhóm người chân chính yêu nước và nhóm đầu cơ cũng có người này người khác. Nhóm chân chính yêu nước cũng có một bộ phận nhỏ xuất thân là những người có quyên lực, địa vị và học thức cộng thêm nhiều tiền bạc. Mà nhóm đầu cơ không thiếu những người xuất thân từ tầng lớp thấp hơn về mặt học thức vì những lý do kém may mắn. Nhưng một điều có thể chắc chắn đó là những người thao trường phái đầu cơ có chỉ số IQ cao và có một cái đầu lạnh với những suy nghĩ độc lập cùng cái lý tưởng dân tộc mà vị lạnh đạo nào đó đã vẽ ra.

Tất nhiên khi phong trào dân tộc thành công thì mâu thuẫn của hai nhóm người này bộc lộ và tìm cách triệt tiêu lẫn nhau. Điểm này không có gì đặc biệt cả khi trong lịch sử đã chứng kiến hàng loạt vụ việc như vậy. Tại một cuốc gia nào đó khi cách mạng thành công thì họ lại thực hiện thêm một cuộc cách mạng khác để thanh tẩy những người đầu cơ, vì những người đứng đầu cuộc cách mạng này biết rằng những kẻ đầu cơ với bộ óc thanh tỉnh sẽ là một trong những mối nguy hiểm tiềm tàng sau này. Chỉ những người do kép may mắn mà không có nhiều kiến thức sau đó ra nhập phong trào lý tưởng được tẩy não nhồi nhét kiến thức sai lệch mới thực sự an toàn cho chế độ mới. Vậy là một cuộc thanh trừng đẫm máu xảy ra, vậy nên nếu ngươi là tầng lớp có của cải, có ruộng đất, có kiến thức trước khi "phong trào" hình thành thì ngươi chết chắc rồi. Vậy là kể cả những người chí sĩ yêu nước thực sự cũng bị lôi ra chém hoặc tịch thu tài sản rồi lao động khổ sai. Thậm chí phong trào này còn lan ra một số nước lân bang nhỏ hơn khiến những nơi này điêu đứng không kém. Nhưng sự thật khốn nạn ở chỗ chỉ được một hai nhiệm kì đầu thì những người vì dân trên tốt dẹp, công chính liêm minh… đến về sau thì họ lần lượt biến chất thành dân dầu cơ cả thảy mà phản lại lý tưởng nhân dân của họ. Sự kiện này diễn ra không khác gì một chu kì không lối thoát. Những vương triều lui tàn là như vậy, những chế độ lụi tàn là như vậy… đến một lúc nào đó nếu như chế độ không còn vì dân, vì lý tưởng ban đầu mà gây nên phẫn uất mâu thuẫn thì họ sẽ bị loại bỏ, đấy là diều tất yếu mà thôi.

Tất nhiên có một số quốc gia rất thong minh. Họ làm theo một phương pháp mới đó là tự chia nhỏ mình thành nhiều nhóm khác nhau, sau đó cử đại diện xây dựng nên chế độ. Tất nhiên cái chế độ này gặp một bất lợi đó là các nhóm hục hặc mà chãi vã nhau liên hồi, có khi đánh nhau cũng có. Nhưng do họ giám sát lẫn nhau nên không có chuyện một tên quá xấu xa sinh ra mà không có ai quản lý. Mọi mâu thuẫn đều được phát hiện mà giải quyết trước khi nó bùng nổ thành một cuộc bạo chính, khởi nghĩa. Đúng là sống trong các quốc gia kiểu này chả lúc mẹ nào yên tâm, ngày hôm nay biểu tình, ngày mai chửi bới loạn xạ cả lên. Nhưng tại những quốc gia này các mâu thuẫn luôn được bộ lộ và giải quyết khi nó chưa đến mức độ gây nên nguy hiểm cho an ninh xã hội. Trái lại đó những chế độ độc tài ví dụ như phong kiến chẳng hạn và một vài chế độ khác thì những mâu thuẫn xà hội được đề nén và tích tụ lâu dài, cứ nhìn vào đó thì tưởng rằng quốc gia hòa binh yên ổn không biểu tình không phản đối không chống phá. Nhưng thực ra những mâu thuẫn xã hội giữa tang lớp cầm quyền và tầng lớp thấp hơn sẽ ngày càng tích tụ, và đến lức bùng nổ có nghĩa là tất cả xong rồi, tiêu tùng chế độ.


Nói dài nói dai để minh chứng rằng không có chuyện tự nhiên mà trung thành với một ai đó, với một chế độ nào đó. Tất cả đều dựa trên sự cân bằng lợi ích mà thôi. Ví dụ như binh sĩ đi đánh nhau vì bị ép buộc, vì cái ăn, vì không muốn chết đói… tình trạng này rất dễ gặp ở Hán tộc nơi mà lương thực là vấn đề thường trực. Ở nơi đây ai cho ngươi ăn thì ngươi thành lính của kẻ đó. Vậy nên mới có chuyện binh sĩ đầu hàng một cách dễ dàng. Còn ở Giao Châu tình thế khác hẳn, họ quả thực chiến đấu vì bảo về gia viên, phải nói thẳng ra vào lúc này tư tưởng dân tộc trong hai Tộc Âu Lạc khá mạnh trong nhóm Bách Việt vì ít ra họ đã thành lập hai quốc gia mang tính dân tộc cao đó là Văn Lang và Âu Lạc. Mà cuộc chiến bảo vệ gia viên, bảo vệ lợi ích của dân tộc thì tinh thần ý chí thường cao hơn. Nhưng tầng lớp cao hơn một chút thì họ sẽ nghĩ đến lợi ích của bản thân mà tham gia vào phe phái nào…. đây cũng chính là sự bi ai của loài người. Khi mà trí thong minh quá cao thì luôn luôn suy nghĩ nhiều, càng nghĩ nhiều càng làm sai.

Quay lại với yêu cầu của Khả Nhi thì Hương Lan gật đầu đồng ý, ả không hề có chút phật ý nào khi thủ hạ đưa ra yêu cầu trước khi nguyện trung thành. Loại thủ hạ thảng thắng như vậy mới càng dễ ứng phó và quản lý. Hương Lan chỉ đang chờ đợi yêu cầu để xem Khả Nhi thuộc nhóm người nào, mù quáng theo lý tưởng nữ quyền của Hương Lan vẽ ra hay là một kẻ đầu cơ tìm lợi ích:

- Bẩm nương nương, thủ hạ muốn xin nương nương ban lại cận vệ Tú Thanh cho thủ hạ…. vẫn biết nói ra điều này có thể thủ hạ sẽ bị chém ngay tại chỗ nhưng quả thật Tú Thanh là người lớn lên cùng thủ hạ, cả hai người từ nhỏ lớn lên bên nhau… và và….

Nói đến đây Khả Nhi quỳ sụp xuống đất run rẩy một hồi. Tú Thanh tên thực là Bá Thanh, là một người đang ông chân chính và là thanh mai trúc mã của Khả Nhi. Thế nhưng tên này lớn lên thì thân thể mảnh dẻ nước da trắng nõn, gương mặt đẹp như mĩ nữ. Chính vì vậy hắn được tuyển vào " hậu cung" phục vụ cho Tôn Thượng Hương sau đó qua tay cho Tô Hương Lan. Khả Nhi đau khổ biết bao nhưng đành cắn răng mà nhìn người thương trong lòng ngày càng xa cách. Nhưng hôm nay nàng đánh liều rồi, đằng nào cũng là chết, nàng muốn làm một phép thử xem Hương Lan có như Tôn Thượng Hương hay không…. một phép thử quá nguy hiểm nhưng quá đỗi buồn cười trong chính trị. Phải nói rằng chính trị trong giới phụ nữ rất "đặc sắc" chuẩn mực của họ đôi lúc không có lời nào để miêu tả.

Về phía Hương Lan khi ả nghe đến yêu cầu này thì giật mình tái mặt, tái mặt vì không thể ngờ nổi Khả Nhi lại yêu cầu nam sủng của mình. Nếu ở thế giới đang ông có thể được hiểu như sau " chủ công, thuộc hạ thấy tiêu thiếp của chủ công ngon vãi… hay cho thuộc hạ chơi thử vài ngày" câu này nói ra không bị chém đầu mới lạ. Nhưng thế giới chính trị méo mó của phụ nữ thì việc này lại được lý giải theo suy nghĩ riêng của họ, mà đến ngay cả lão tác cũng không lý giải nổi. Chỉ thấy Hương Lan sau tái mặt là cười rộ lên, cười đến rung cả bụng ếch to đùng của mình. Cười đến đỏ mặt nghẹn thở, tiếng cười của nàng càng làm cho Khả Nhi run sợ, nhưng từ run sợ lại thành quyết tâm, chỉ thấy hai tay đang đặt dưới đất của Khả Nhi từ từ nắm lại… Khoảng cách 2 người chỉ là 10 bước mà thôi, với thân thủ của Khả Nhi thì ả hoàn toàn có cơ hội bạt đao mà chém chết vị nương nương đang cười đến tắt thở kia trước khi cận vệ hai bên của Hương Lan kịp phản ứng.