Chương 150: Lâm Ấp tình hình
Lại nói qua Lâm Ấp và tình hình của nó… Từ nửa cuối thế kỷ thứ 2, phần lãnh thổ cực nam quận Nhật Nam (phía nam quận Cửu Chân) trở nên phức tạp, cư dân bản địa liên tục nổi lên chống lại nhà Hán. Huyện Tượng Lâm trở thành nơi tranh chấp thường xuyên giữa nhà Hán và dân địa phương. Năm 190, con của quan Công Tào, tên Khu Liên nổi lên giết thứ sử Chu Phù và chiếm huyện thành. Năm 192, Khu Liên giết huyện lệnh (huyện trưởng) nắm quyền cai trị. Khu Liên cắt một phần lãnh thổ cực nam của quận Nhật Nam - huyện Tượng Lâm để thành lập vương quốc riêng gọi là Lâm Ấp quốc. Nhà Hán gọi các dân tộc bản địa ở Giao Châu (Lưỡng Quảng và miền Bắc Việt Nam) là dân Bách Việt. Người Lâm Ấp cũng là của dân Bách Việt (người Việt cổ), là một trong những tổ tiên của các dân tộc Việt Nam ngày nay. Nhưng Lâm Ấp độc lập lại mở đầu gặp gỡ giữa hai nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ tại bán đảo Đông Dương. Nhưng vì sao ngày nay những người Việt cổ tổ tiên dan tộc Chăm Pa này lại có sự khác biệt quá lớn với người Kinh như vậy thì phải nói đến một câu chuyện Ấn hóa của dải đất phía Nam này.
Thời kỳ đầu, hệ thống kỹ thuật kiến trúc Lâm Ấp qua di tích và hiện vật khảo cổ cho thấy ảnh hưởng Trung Quốc nhiều hơn ảnh hưởng Ấn Độ. Sau đó, thương nhân và tu sĩ Ấn Độ bắt đầu giao tiếp dần với người Lâm Ấp. Những người Ấn này đã truyền cho giới quý tộc địa phương văn minh và văn hóa của họ, và luôn cả cách thức tổ chức xã hội. Khác với người Hoa, tổ chức xã hội của người Ấn mang tính phân quyền cao hơn, phù hợp với nếp sống của người địa phương nên được tầng lớp thượng lưu địa phương ưa chuộng. Đặc điểm của người Ấn là ít dùng bạo lực để áp đặt văn hóa hay uy quyền chính trị của mình trên những xã hội khác, kém hơn, mà để các thân hào địa phương tự nguyện làm thay, sau khi hấp thụ văn minh và văn hóa của họ.
Sau khi Khu Liên qua đời, chữ Phạn trở thành chữ viết chính thức của các triều vương. Các bi ký tìm được trong giai đoạn này đều khắc bằng chữ Phạn. Quốc thư trao đổi của Lâm Ấp với Trung Quốc thời đó được viết bằng "Hồ tự" (tức chữ Phạn) thay vì chữ Hán. Thời cuối Lâm Ấp (thời đầu Chăm Pa), văn hóa Ấn Độ trở thành văn hóa chính của vương quốc. Ấn Độ giáo và Phật giáo bắt đầu được truyền bá.
Nói một cách nào đó sự xâm thực văn hóa một cách khá hòa bình của người Ấn về phía những bộ lạc Bách Việt tạo nen Lâm Ấp đã khá thành công trong lịch sửa. Họ đã tạo ra sự phân hóa rõ rang cho các tộc Bách Việt ở vùng cực Nam Giao Châu này với những tộc Bách Việt gốc tại miền Bắc Giao Châu. Mà cho đến hiện đại thì kể cả văn hóa, ngôn ngữ lẫn chữ viết thì nhóm người bị Ấn hóa tại Lâm Ấp đã không mấy còn giữ lị bản sắc Bách Việt của mình. Điều này chứng minh khá rõ trình độ văn hóa của người Ấn vào thời điểm này là một trong những nền văn minh bá đạo nhất của nhân loại. Chỉ dựa vào truyền bá một cách ôn hòa mà một phần lớn bán đảo Đông Dương bị Ấn hóa khá triệt để (nhìn vào sự ảnh hưởng về mặt văn hóa của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay chúng ta có thể thấy rõ sức ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ lên vùng đất này).
Trong lịch sử thì vào những năm 220-230 con cháu Khu Liên có gửi phái bộ đến thống đốc Quảng Đông và các thái thú Giao Châu (Lã Đại và Lục Dận) triều cống Đông Ngô và duy trì quan hệ ngoại giao. Mãi đến năm 248 diễn ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu. Nhà Đông Ngô cho Lục Dận làm An Nam hiệu úy, tức thứ sử, sang Giao Châu dẹp loạn. Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa này, Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật, bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay dâng cho nhà Đông Ngô năm 260. Những vùng đất bị quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại. Lãnh thổ Lâm Ấp trở về vị trí cũ là huyện Tượng Lâm. Vậy nên nếu theo lịch sử thì thời điểm này không hề có chiến hỏa tại Lâm Ấp. Nhưng sự xuất hiện của các nhân vật xuyên đã phá vỡ hoàn toàn trật tự này. Lã Đại bị quân Đại Việt chắn tại bờ tây Sông Hồng không có cách nào tiến lên cho được vậy nên hắn nhường lại Câu Lậu (Nam Định và Ninh Bình ngày nay) sau đó rút quân về Cửu Chân chuẩn bị mở rộng địa bàn xuống phía nam đánh chiếm Lâm Ấp.
Sau 5 tháng trời chuẩn bị kĩ càng thì Lã Đại đã dòng gần 4 vạn đại quân bao gồm cả 2,5 vạn quân Đông Ngô và Bách Việt từ phương bắc cộng thêm 1 vạn quân ban địa tấn công Lâm Ấp. Lúc này đây Lâm Ấp không quá dùng mạnh như thời Vua Phạm Hùng, Phạm Dật với quân đội lên đến 40 ngàn người. Lúc này Lâm Ấp còn khá nhỏ yếu, sở dĩ họ có thể làm loạn và thành công lập quốc vì họ ở vị trí quá xa về phương Nam so với nhà Hán. Cộng thêm tranh chấp Văn hóa Trung - Ấn nên Nhà Hán đành chấp nhận ôn hòa giải quyết vấn đề để nhận được triều cống từ Lâm Ấp mà thôi. Nhưng tình thế lúc này đã thay đổi hoàn toàn khi Lã Đại không còn con đường nào khác là mở rộng xuống phía nam. Lã Đại thà đánh nhau với chục vạn quân Lâm Ấp cũng không muốn đánh nhau với một hai vạn quân Đại Việt với trang bị đầy đủ và hiện đại như vậy. Nên nhớ rằng trong lịch sử thì, Phạm Dật qua đời năm 336, tể tướng Phạm Văn (Fan Wen) cướp ngôi. Phạm Văn không phải là người Lâm Ấp mà là một người gốc Hoa quê ở Dương Châu, bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương. Năm 15 tuổi, vì phạm tội, Văn trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Ấn Độ buôn bán, nhờ đó đã học hỏi được kỹ thuật luyện kim và xây thành lũy của người Hoa. Khi về lại Lâm Ấp năm 321, Văn trở thành người thân tín của Phạm Dật và được giao trọng trách xây thành, đắp lũy, dựng cung đài theo kiểu Trung Quốc, chế tạo chiến xa và vũ khí, nhạc khí v.v. và được thăng chức tể tướng.
Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Vua áp dụng văn minh Ấn Độ vào đời sống: cải tổ hệ thống quan lại theo khuôn mẫu Ấn Độ, nhờ đó tổ chức chính quyền mang lại hiệu quả tốt; xây dựng thủ phủ tại Khu Lật (K'iu-sou, hay Thành Lồi, Huế), hình chữ nhật, chu vi 2.100 mét, tường cao 8 mét, có 16 cửa, dân chúng sống xung quanh chân thành, mỗi khi có loạn, các cửa thành đều đóng lại. Với thế mạnh này, Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới (Vị trí tại vùng đất nhỏ tại biên giới Lào,Campuchia và Việt Nam ngày nay), chinh phục nhiều bộ lạc khác như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan, tăng cường số phụ nữ mang về từ các lãnh thổ đánh chiếm được và tăng quân (khoảng từ 40.000 đến 50.000 người). Lúc này đây quân Lâm Ấp không hề mạnh mẽ như vậy đây là lý do mà Lã Đại quyết định du ngủ Nguyên Quốc bằng việc nhượng bộ tại sông Hồng để yên ổn tiến đánh Lâm Ấp.