Chương 149: Khách phương xa

Tam Quốc Việt Tộc Tham Chiến

Chương 149: Khách phương xa

Về hành chính thì tạm chấm dứt sau cú shock tham nhũng và các phương án giải quyết kịp thời của Nguyên Quốc. Nhưng về mặt quân sự có rất nhiều điều cần quan tâm mà trong đó sự việc mệt mỏi nhất là chờ đợi quân Đông Ngô sẽ tăng binh chiếm đóng Giao Châu sau đó sẽ là một cuộc thử lửa không khoan nhượng của quân đội Đại Việt và một Đông Ngô hùng mạnh. Thế nhưng Nguyên Quốc đợi đến dài cả cổ đợi đến ức chế tâm lý mà không hề có một dấu hiệu nào đối với sự suất hiện tăng viện của Đông Ngô. Quanh đi quẩn lại chỉ có 1,5 vạn quân hỗn hợp Đông Ngô, Bách Việt tại Hợp Phố thi thoảng cử vài nhóm nhỏ bộ binh tiến hành quấy phá phòng tuyến sông Ka Long mà thôi. Thế nhưng quân Đông Ngô có mặt tại Hợp Phố với sự dẫn dắt của Lục Y cũng không hề tổng lực tấn công. Những lần tiến đánh phòng tuyến Sông Ka Long của họ chỉ tầm 1000 người đến 3 ngàn người là nhiều. Nói là tiến đánh nhưng thực ra mang tính hành quân tuần tra thăm dò biên giới lãnh địa Hợp Phố mà thôi, va chạm lẻ tẻ giữa các nhóm thám bao thì có nhưng đánh trận lớn thì không có sảy ra lần nào. Hiện tượng này kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12 năm 230 và còn có thể kéo dài hơn nữa vì lúc này Nguyên Quốc đã thành công theo đưa được các nhóm thám bào nhỏ vào sâu địa phận Hải Nam, Xương Ngô theo đó thong tin truyền về thì phía Đông Ngô không hề có hiện tượng động binh tăng viện cho chiến trường Giao Châu. Đây là một điểm cực kì khó hiểu đối với Nguyên Quốc.

Nhưng Đông Ngô không tấn công ngay càng tốt cho Nguyên Quốc, để Đại Việt có thời gian nghỉ ngơi càng lâu thì quân đội Đại Việt càng mạnh mẽ. Nên nhớ quân đội Đại Việt bành chướng quá nhanh từ 3000 người tăng lên thành 27 ngàn người cả quân chính quy lẫn dự bị. Số quân hơn ba ngàn lão binh của Đại Việt còn được luyện tập kĩ càng chứ số quân mới bành trướng ra hoàn toàn là nông dân cầm vũ khí kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Cứ cho là gần hai vạn quân mới bổ xung là quân đội Âu Lạc được Lã Đại trả về cũng có kinh nghiệm tác chiến nhất định. Nhưng đó hoàn toàn là cách tác chiến kiểu bộ lạc theo từng nhóm nhỏ. Du kích chiến thì họ thực hiện rất tốt, thế nhưng dàn quân, bày trận theo đội ngũ hay công thành chiến, thủ thành chiến thì những binh sĩ Âu Lạc này hoàn toàn không phải là quen thuộc. Một điểm chết người là những quân nhân này không mấy kỉ luật, mà kỉ luật mới có thể xây dựng nên quân đội chính quy. Chính vì lý do này việc ma luyện, rèn quân, đúc quân rất cần thiết, do đó Đông Ngô để cho Đại Việt có thời gian "hít thở" thì Nguyên Quốc đúng là phải đưa tay lên vái lạy ông trời nhân từ. Vì càng có thời gian ý nghĩa càng có ít thương vong sau này trên chiến trường. Đại Việt đất ít dân thưa tổng số gom góp lại hiện nay được tầm 8 vạn, trừ đi người già, phụ nữ, trẻ em thì số người có thể ra trận đều thành binh sĩ cả rồi. Vậy nên giờ đây mỗi binh sĩ của Đại Việt đều là tài sản quý báu của quốc gia, Nguyên Quốc không bao giờ cho phép sự lãng phí sinh mạng sảy đến.

Lại nói tiếp về phòng tuyến Sông Ka Long… đây chính là con sông vắt ngang qua biên giới Việt Trung vào thế kỉ 21 cũng như lúc này đây nó đang trở thành biên giới tạm thời giữa Đại Việt và Đông Ngô. Sau khi quân Đông Ngô rút khỏi Khúc Dương thành thì thẳng một mạch chạy về Hợp Phố bởi thành nhỏ Ninh Hải không có khả năng đồn trú cho hơn một vạn quân sĩ… mà thật ra quân Đông Ngô khi rút khỏi Khúc Dương cũng quá vội vã mà không mang theo đủ lương thực. Chính vì lý do này họ bắt buộc phải chạy về Hợp Phố những mong tập hợp lại lực lượng để tái chiếm Giao Châu. Sau 3 tháng chờ đợi không có kết quả vào tháng 9 năm 230 Nguyên Quốc quyết định chia 3000 binh từ thành Khúc Dương tiến thêm 60km về phía thành Ninh Hải sau đó tiến hành xây dựng phòng tuyến bên bờ Sông Ka Long. Kể từ đó Ka Long giang trở thành phân tuyến giữa hai bên cho đến ngày hôm nay. Nói Phòng Tuyến Sông Ka Long chỉ mang tính tạm thời vì vùng đất Ninh Hải hoàn toàn không có nhiều địa điểm quá hiểm trở để tạo thành một phòng tuyến mạnh như Khúc Dương. Ít nhất Khúc Dương còn có Sông Lục Hải với độ rộng đủ để chiến hạm hỗ trợ bộ binh ngăn chặn quân Hán vượt sông. Thế nhưng sông Ka Long bề rộng chung bình chỉ hơn 100m chính vì thế mặc dù thuyền chiến có thể đi lại một cách chậm dãi nhưng hoàn toàn nằm trong tầm bắn của đối phương bên kia bờ. Chính vì lý do đó chúng không thể nào có tính uy hiếp lớn đối với quân địch cả. Những lý do trên góp lại thì Phòng tuyến Ka Long chỉ mang tính tạm thời và cảnh báo. Tức là nếu quân địch chỉ đem 5000 binh trở xuống thì phòng tuyến Ka Long binh sĩ Đại Việt sẽ tiếp đến cùng. Nhưng nếu quân địch quá đông thì họ sẵn sang bỏ lại phòng tuyến này mà rút về song Lục Hải. Quan trọng của loại phòng tuyến này là chúng có tính chất cảnh báo nhất định để Phòng tuyến Lục Hải chuẩn bị chiến đấu một cách chủ động. Ngoài ra 3 ngàn binh tại Ka Long liên tục được luân chuyển cùng Khúc Dương để binh sĩ nào cũng có thể được mài rũa trong cách chiến đấu mới của Đại Việt điều này khiến Ka Long thành nơi luyện binh thực chiến lớn nhất của Đại Việt vào lúc này.


Ngày 23- 12 năm 230 dân chúng Bắc Đái đang chuẩn bị một cái tết đầu tiên khi họ thành lập quốc gia mới thì một sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử ra đời. Vậy mà tại Luy Lâu thành tiếp nhận một đoàn thuyền buôn từ Ấn Độ cập bến. Nguyên Quốc vẫn biết con đường tơ lụa trên biển có xuất hiện từ Đông Hán khiến cho việc có hai tuyến đường song song cùng tồn tại để luân chuyển hàng hóa giữa Đông và Tây thế giới. Nhưng đó chỉ là những tranh cãi khảo cổ vào thế kỉ 21 mà thôi. Mặc dù có quá nhiều bằng chứng khảo cổ mạnh mẽ chứng minh con đường tơ lụa trên biển có từ đầu công nguyên nhưng giới khoa học khảo cổ và lịch sử vẫn có một số đối tượng cứng đầu cứng cổ mà khư khư giữ quan điểm Trịnh Hòa thời Minh mới là người đầu tiên thực hiện các chuyến đi vượt đại dương này.

Tuyến đường buôn bán từ Ấn Độ đến Gian Đông đã có từ lâu, mặc dù tính chất cảu chúng là tự phát, nhỏ lẻ và cá nhân là chính song tuyến đường này thực sự tồn tại. Vì thời này không thể có công nghệ đóng các tàu biển xa bờ vậy nên tuyến đường Tơ lụa trên biên thời Đông Hán chính xác là men theo bờ đại lục mà tiến lên, chính vì lý do này có rất nhiều sự pha trộn văn hóa của Trung và Ấn trên tuyến đường này. Và rất tình cờ rằng Luy Lâu lại chính là một trong những điểm dừng chân và tiếp tế lương thực cũng như nước ngọt cộng thêm trao đổi một số mặt hàng nhất định cho đoàn thuyền buôn từ Trung Á này.

Theo các nguồn sử liệu cùng các bằng chứng khảo cổ, các nước phương Tây và phương Nam muốn buôn bán, giao thiệp với Trung Quốc đều phải theo con đường Giao Chỉ. Từ trước Công Nguyên và nhất là từ thế kỷ II-III sau Công Nguyên trở đi, ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Giao Châu và thuyền buôn của họ thường xuyên có mặt ở Luy Lâu. Những chứng tích vật chất và các nguồn tài liệu ở Luy Lâu đã khẳng định Luy Lâu thực sự là trung tâm thương mại lớn - một đô thị cảng mang tính quốc tế của nước ta thời Bắc thuộc. Tất nhiên lúc này đây Nguyên Quốc chiến được cả một miền Bắc Giao Châu nhưng các thương nhân này nào để ý, tin tức của họ cũng chưa hề cập nhật, mà thêm vào đó kể cả có thay đổi chế độ thì các thương nhân này cũng không quá sợ hãi. Lợi ích là trên hết, không một vị quân vương nào ngu dốt đến nỗi đi cướp bóc của thương nhân dẫn đến tự đập bát cơm lợi ích của mình.