Chương 148: Chống tham nhũng của Nguyên Quốc
Với mục tiêu thứ hai chính là giáo dục nhận thức, đây là một phạm trù khá rộng và rắc rối. Thế nhưng hiệu quả khá là cao nếu được thực thi một cách nghiêm túc và đồng bộ cùng các biện pháp khác. Vấn đề trừng phạt những đối tượng tham nhũng nhỏ vừa qua thì Nguyên Quốc đành bỏ qua vì hắn chưa viết ra luật chống tham nhũng thế nên một quốc gia pháp quyền không thể đem những người đó ra xử tội vì chưa có luật. Thế nhưng đánh cài trượng là điều chắc chắn rồi. Thiếp theo đó là Nguyên Quốc thành lập một ban tuyên truyền để đi tuyên truyền tư tưởng dân tộc cho người dân, cho quan chức các tỉnh, địa phương đồng thời cũng tiến hành giáo dục về luật pháp dân sự cho người dân cùng các luật chuyên sâu cho quan chức… Tất nhiên việc giáo dục cần đòi hỏi thời gian và một quá trình rất dài, nó sẽ lột tả được chủ nghĩa yêu nước chính thống cho mọi người, từ chỗ đó có thể nâng cao phần nào đạo đức, cộng thêm hiểu rõ pháp luật thì cũng hạn chế rất nhiều những đối tượng đang có chiều hướng manh nha phạm tội. Cái quan trọng nhất đó là họ biết được hành vi lấy của công là phạm tội, không như lúc này đây nhiều quan chức bị bắt mà vẫn ngơ ngác không hiểu mình sai ở đâu. Vì theo lệ cũ của bộ lạc thì việc lấy của công này không quá cá biệt. Thủ lĩnh và dòng chính của bộ lạc còn chiếm hữu tất cả lương thực, ruộng đất cùng các tài liệu sản suất cơ mà. Từ điểm này có thể thấy được không kiến thức mới là kẻ thù đáng sợ nhất.
Điều tiếp theo đó là xây dựng một cơ cấu tiền tệ nhất quán và đối chiếu sổ sách theo chiều sâu tạo nên một việc khó khăn nhất định cho việc muốn tham hụt vào ngân sách. Tất nhiên có chính sách sẽ có đối sách, theo thời gian khi dân trí tăng lên, các trò ma mãnh đẻ ra thì những kẻ nắm quyền sẽ tìm ra khe hở của hệ thống, nhưng nếu hệ thống vẫn luôn đảm bảo được sự đổi mới và tái kết cấu với trình độ cao hơn sẽ ngăn cản được phần nào đó nạn tham nhũng đáng sợ này. Nhưng nói đến cuối cùng vẫn là yếu tố quan trọng nhất mang tính sống còn của chế độ chính là cơ quan giám sát độc lập mang tính công bình. Tất nhiên Nguyên Quốc có thể tự tổ chức cho mình một đội ngũ kiểm soát viên mang tính độc lập cao, với hiệu quả điều tra tham nhũng tốt. Thế nhưng kê cả như vậy thì đội ngũ này cũng có thể bị mua chuộc mà che dấu Nguyên Quốc. Nhất là khi Nguyên Quốc chết đi thì những đời vua sau đó càng khó khăn khi quản lý hiệu quả đội ngũ kiểm soát thanh tra tài chính này. Việc tha hóa sẽ không thể nào tránh khỏi nếu như đội ngũ Thanh tra tài chính lại nằm cùng trong một hệ thống quản lý tài chính. Ở đây có nghĩa là hai nhóm này cùng thuộc một tổ chức đó là triều đình Đại Việt nói cho cùng thì chúng vẫn liên quan chặt chẽ đến nhau và không mang tính độc lập. Nói một cách nôm na tay phải giám sát tay trái, nếu tay trái phạm tội tay phải dám chặt không… đều cùng là một cơ thể đố thằng nào giám chặt đấy. Thế nên đây là vấn nạn của quốc gia khi chỉ có một tổ chức điều hành là triều đình. Vậy nên Nguyên Quốc quyết định trong khoảng thời gian tiếp theo hắn sẽ chia nhỏ triều đình của mình thành nhiều " phái" khác nhau, tuy mất đi tính ổn định đồng nhất nhưng lại có tính chất tiến bộ cao. Ví dụ như nhiệm kì phái này cầm quyền và nắm quyền quản lý tái chính thì phái kia sẽ nắm quyền thanh tra, phái nữa sẽ nắm quyền chế tài… v. v…. vì thế họ sẽ mở to mắt mà tìm lỗi của nhau mà không có sự dấu giếm gì hết. Tất nhiên sẽ có một tệ đoan là đất nước sẽ rất dễ bị chia năm sẻ bảy, nhưng Nguyên Quốc có một sự tự tin nhất định về việc xây đựng một hệ thống như vậy. Vì trong thời hiện đại có rất nhiều cường quốc đã thành công với mô hình trên và rõ ràng chúng có một sự tiến bộ hợp lý nhất định trong việc điều hành quốc gia.
Tất nhiên, lắm thầy nhiều mà, lắm cha khó lấy chồng. Nhiều phái thì có nhiều sự chia rẽ, có nhiều tranh cãi… thế nhưng nếu lợi dụng tốt điều này thì chính sự cạnh tranh giữa các phái sẽ làm họ tiến bộ hơn. Nhà con một thì nó biết so sánh với ai để biết mình có tiến bộ hay không, đây chính là nguyên lý đó. Thật ra tất cả các phái đều chỉ muốn cho đất nước tốt lên dân tộc tốt lên mà thôi. Do vậy cho dù có chính biến, nội chiến hay gì gì đó thì cuối cùng vẫn là thuộc về tranh đấu nội bộ. Chỉ cần tính dân tộc đủ lớn thì khi có ngoại bang xâm lấn họ sẽ bắt tay nhau mà cùng chiến đấu. Mà tính dân tộc của người Việt thì Nguyên Quốc quá tin tưởng, 4000 năm lịch sử đã minh chứng điều này. Vậy nên tệ đoan chia năm sẻ bảy Nguyên Quốc hoàn toàn không sợ hãi, chỉ cần được nhân dân ủng hộ, làm điều tốt cho nhân dân thì tổ chức nào đứng lên lãnh đạo mà chả được. Đến ngay cả Nguyên Quốc hắn cũng sẵn sang từ chức nếu hắn sai lầm và không làm được điều gì tốt đẹp cho nhân nhân. Nói đến từ chức thì Nguyên Quốc cũng mạnh mẽ mà truyền bá tư tưởng này vào văn hóa người Việt tộc. Không giống như một số nơi nào đó sai lè lè vẫn gân cổ lên mà gào thét không chịu từ chức… xấu hổ thay….