Chương 60. Chiến tranh bao phủ.

Phục Hưng

Chương 60. Chiến tranh bao phủ.

Chương 60. Chiến tranh bao phủ.

Không khí chiến tranh đang lan tràn khắp đất Đại Ngu, hàng loạt thợ tài trong dân bị họ Hồ bắt đi tập trung rèn đúc vũ khí, cả chục vạn dân chúng ven sông Hồng bị triệu tập xây thành Đa Bang, vũ khí, lương thực từng đoàn từng đoàn xe vận đến chất cao như núi.

Mạn ngược, các động các tộc tích cực họp quân, sắm sửa khí giới, sẵn sàng làm một vố lớn. Tông thất họ Trần, những kẻ đầu cơ cũng gom lương tụ lính, xây dựng lực lượng đợi ngày quân Minh sang.

Trong dân gian, không ít kẻ gian thương âm thầm đầu cơ lương thực, muối, sắt,…. bất chấp khả năng bị chém đầu mà phát quốc nạn tài. Giá lương thực tăng lên chóng mặt, cuộc sống dân chúng ngày càng khốn khổ, tiếng oán thán tận trời. Khắp nơi là bắt lính, nhiều làng mạc đều đã kéo nhau đi chạy nạn, chạy vào trong rừng trong núi hay rút mãi vào miền trong nơi có Đại Hải tướng quân tọa trấn.

Âm thầm, tình báo của Vạn Xuân cũng hoạt động càng ngày càng mạnh mẽ, đưa thợ giỏi, người tài cùng gia quyến rút lui, thu thập sách vở văn vật vận hết ra Tân đảo cất giữ, tránh cho nạn binh đao hủy diệt. Trong lịch sử, quân Minh sau khi đánh bại nhà Hồ, đặt ách áp bức bóc lột nên nước ta, chúng thi hành chính sách hủy diệt hoàn toàn đối với văn hóa người Việt, đốt sách, phá tượng, bắt nhốt người tài, thiến người trẻ đẹp mang về làm thái giám, âm mưu đồng hóa hoàn toàn dân Việt, quả là táng tận thiên lương.

Biết cuộc chiến này là không thể tránh khỏi và kể cả thắng lợi thì sẽ có rất nhiều văn vật, sách vở, thành tựu của cha ông bị hủy diệt trong loạn binh đao, ngay từ chục năm trước khi tình hình dần ổn định, Đại Hải đã cho người thu gom sách vở, thu nạp người tài, để mấy trăm năm thành tựu văn hóa người Việt được bảo tồn. Tránh cho tình trạng như khi nhà Lê giành được độc lập, văn vật thất lạc hay đốt phá, vua quan không biết lễ nghi áo mũ sao cho chuẩn mực.
………..
Cảng Tân thành, cảng lớn nhất Tân đảo vẫn ồn ào náo nhiệt như mọi ngày, người bán người mua tấp nập, khác chăng là rất nhiều thương lái các nơi mang gạo, cá khô rồi các nhu yếu phẩm khác mà chiến tranh cần đến bán vì triều đình Vạn Xuân đang nhập với số lượng lớn, giá cả lại rất khả quan, chỉ cần bán được một thuyền là kiếm được đầy bồn đầy bát.

Trên cảng cũng như trong Tân thành, binh lính tuần tra tăng lên gấp bộ, thi thoảng trên đường cái quan người ta lại bắt gặp từng đội quân lớn hành quân qua, kẻ tinh tế chú ý cũng có vài phần khiếp sợ trước quân đội Vạn Xuân, sơ sơ đếm thôi mà cũng có mấy vạn, ai đấy đều cao lớn, giáp trụ chỉnh tề, quả là không thể coi thường.

Ngoại thành, bãi cát ven biển hay bất kỳ bãi đất trống rộng lớn nào, cứ hễ chiều tối đến là từng toán học sinh bất kể nam nữ đưa nhau ra huấn luyện hàng ngũ, chạy việt dã hay các thế võ cơ bản..…đây cũng có thể coi là một trong lực lượng dự bị của Vạn Xuân, được huấn luyện quân sự từ nhỏ.

Quân nhân đang nghỉ phép được triệu tập trở lại, dân binh cũng tăng mạnh huấn luyện, trường học tăng thêm tiết quốc phòng, tư tưởng, các xưởng thủ công, nông trang tập thể ngoài tăng gia sản xuất thì cũng tiến hành huấn luyện quân sự….Bất kẻ già trẻ gái trai đều tham gia không lực lượng này thì lực lượng khác, ai cũng có nhiệm vụ của mình, cỗ máy chiến tranh Vạn Xuân đang ầm ầm vận chuyển.

Cách Tân thành trăm dặm là một khu huấn luyện lớn của quân đội, hiện có hàng vạn binh sĩ đang tăng cường huấn luyện, ngày ngày tiếng quát tháo, đại bác bắn, binh khí va chạm vang vọng cả một vùng.

"Nhanh chân lên…Chạy nhanh" một người trung đội trưởng vừa chạy vừa hét lớn, bên cạnh hắn là một trung đội tân binh, mình mặc áo giáp sắt, trang bị vũ khí đầy đủ cả, ra sức mà chạy, ai đấy mặt mũi đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại.
"Còn 1km nữa là đến đích. Nhanh nhanh." Trung đội trưởng lại tiếp túc hét.

Đằng sau là hàng chục trung đội khác cũng đang tiến hành chạy việt dã, khắp đồi núi đâu đâu cũng thấy những người lính Vạn Xuân mình đầy trang bị chạy bục mặt. Kể từ khi có lệnh tổng động viên từ chính phủ, quân đội Vạn Xuân lập tức khuếch chiêu, đồng thời gia tăng huấn luyện, sẵn sàng tham chiến bất kỳ lúc nào.
……

Cách đó không xa, một cảng quân sự, hàng trăm chiến thuyền leo đậu, đủ các thể loại, phủ kín mặt sông, có những thuyền lớn được đóng mới sau nhiều năm nghiên cứu, kết hợp giữa mẫu thuyền galleon của phương Tây cùng lâu thuyền của phương Đông lại thêm nhiều cải tiến về bánh lái, khoang thủy mật, chân vịt,… có tính năng vượt trội hơn bất kỳ chiến thuyền nào đương thời, sức chứa lớn, ngoài thủy thủ đoàn còn mang theo được cả trăm binh lính, thuyền chắc trang bị nhiều pháo, đi trên biển vững trãi, không lo sóng lớn lật úp.

Lại có những thuyền mai rùa giống của người Cao Ly với trăm tay chèo, giáp trâu, không sợ đạn pháo, mũi tàu được gia cố, cận chiến tốt. Thuyền chở lương, chở quân to lớn, cải tiến từ lương thuyền, mã thuyền của người Tàu, dù thể tích có nhỏ hơn đôi chút nhưng được cái đi biển sẽ vững vàng hơn, rất phù hợp với Vạn Xuân bây giờ, khi mà hạm đội chủ yếu hoạt động trên biển chứ không phải trong sông, luôn phải đó mặt với sóng to gió lớn.

Lúc này, hàng loạt thuyền chở quân cập cảng, từ trên thuyền đi xuống là các binh đoàn lê dương vừa hoàn thành huấn luyện, nay tập hợp tại Tân đảo chờ ngày quyết chiến, những khuôn mặt ngoại tộc, đủ mọi sắc người, ai đấy đều cao lớn vạm vỡ, nước da màu đồng cổ, khoác trên người chiến giáp nặng nề mà tựa như bông, dù trải qua nhiều ngày đi thuyền mệt mỏi nhưng hàng ngũ vẫn chỉnh tề, nện bước đều nhịp, không có sự hỗn loạn chửi rủa, đây đều là những chiến binh tinh nhuệ nhất, được huấn luyện kỹ càng, không e ngại bất kỳ đối thủ nào. Hàng ngàn lính lê dương đổ bộ, nhanh chóng tập hợp đội hình rồi hành quân về doanh trại nghỉ ngơi, để chỗ cho các đơn vị khác đổ bộ.

Tiếp sau bộ binh là kỵ binh Vạn Xuân đổ bộ, người ngựa đông nghìn nghịt, đứng kín cả bến tàu, khắp nơi là tiếng người hét, ngựa hí, chiến giáp va chạm. Từ khi dắt được mối buôn bán với người Cao Ly cùng các tộc người Mông Cổ, Nữ Chân, Vạn Xuân ngoài nhập các loại dê, bò, sữa, thịt ra thì các loại ngựa chiến được nhập nhiều nhất, các giống ngựa cao lớn có nguồn gốc từ mãi Trung Á, Trung Đông đến loại ngựa nhỏ nhưng bên sức, chạy khỏe của người Mông Cổ, ngựa nhiều, vũ khí áo giáp tốt, lại tuyển thêm lính lê dương từ các bộ lạc du mục hay từ nô lệ xuất thân du mục, quân đội Vạn Xuân nhanh chóng xây dựng cho mình một đội kỵ binh đúng nghĩa, gồm cả khinh kỵ và trọng kỵ.

Các chiến binh du mục từ nhỏ lớn trên lưng ngựa, nay được trang bị những vũ khí áo giáp tốt nhất từ Vạn Xuân không khác gì những cỗ máy thu gặt đầu người trên chiến trường. Các cuộc chiến với các bộ tộc khác vùng đất lạnh phương Bắc đã chứng tỏ điều đó, kỵ binh Vạn Xuân không ngán bất kỳ đối thủ nào, dù cho là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn hay trọng kỵ của Cao Câu Ly.

Bên cạnh kỵ binh xuất thân du mục, kỵ binh người Việt cùng các tộc phương Nam cũng được tuyển chọn và huấn luyện, là một lực lượng đáng mong chờ trong tương lai.
……..
Vụ thu vừa qua chính là lúc chiến tranh tái khởi, hơn hai mươi vạn quân Minh cùng hàng chục vạn dân phu vượt biên giới tấn công Đại Việt. Quân Minh thời Chu Đệ có thể nói là tinh nhuệ trong tinh nhuệ, nam chinh bắc chiến mấy chục năm, tiêu diệt đè bẹp không biết bao nhiêu kẻ thù, là một lực lượng quân sự đáng sợ nhất thời bấy giờ, các chiến binh du mục mạnh mẽ nơi thảo nguyên phương bắc cũng phải dè chừng.

Lần này quân Minh qua Đại Ngu, thanh thế rầm rộ, chuẩn bị kỹ càng lại có mấy tên tướng cáo già xảo quyệt như Trương Phụ, Mộc Thạnh dẫn đầu đã mạnh lại càng thêm mạnh, lúc Thành quốc công Chu Năng của nhà Minh đã chết bệnh, quyền chỉ huy rơi vào tay Trương Phụ. Đến Quảng Tây quân Minh lấy thêm lính địa phương, càng ngày càng đông, hơn hai mươi vạn quân hội hợp, đông hơn kiến cỏ, tên nào tên ấy hung thần ác sát, đều ham sang Đại Việt để kiến công lập nghiệp, cướp bóc vàng bạc phụ nữ.

Chính sách đối ngoại yếu kém của họ Hồ mấy năm gần đấy khiến quân Minh có đôi phần khinh thường, cũng thấy rõ phần nào sự bạc nhược của quân đội họ Hồ.

Chẳng tốn mấy sức mà đã tiến sâu vào nội địa. Vượt qua quá nửa lãnh thổ phía bắc Đại Ngu lại không có một sự chống trả nào đáng nói, Minh quân thả sức cướp bóc, hãm hiếp, may thay nhà Hồ cũng cho dân thực hiện vườn không nhà trống, tạm rút vào rừng núi, nếu không thì tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.

Quân Minh dùng danh nghĩa "phù Trần diệt Hồ" viết bảng văn hạch tội nhà Hồ cũng như cho người đi tìm tông thất họ Trần để phục vị, rất nhiều các tộc người miền núi cùng những kẻ cơ hội, tự nhận là trung với nhà Trần, muốn diệt nhà Hồ lập lại nhà Trần, mang quân ra họp, dẫn đường cho quân Minh, quả là quân phản nước, các vua Trần nếu biết chắc đội mồ lên tế sống chúng mất. Lòng quân nhà Hồ cũng nhiễu loạt, không ít tướng chưa đánh đã hàng như Mạc Thúy, Nguyễn Huân, Mạc Địch,…mang cả vạn quân đến quy hàng quân Minh, được phong chức tước, rồi cùng quân Minh đi đánh nhà Hồ, giúp kẻ thù tiêu diệt đồng bào mình…họa thay.