Chương 66: Chiêm Thành suy vong.

Phục Hưng

Chương 66: Chiêm Thành suy vong.

Chương 66: Chiêm Thành suy vong.

Chương 66: Chiêm Thành suy vong.
Thành Đồ Bàn vẫn luôn náo nhiệt, đặc biệt khi quân tướng từ các vùng, các tiểu quốc họp về chuẩn bị xuất chinh chinh phạt Đại Ngu, ngoài thành, hàng ngàn hàng vạn lều bạt phủ kín mặt đất, binh lính đông nghìn nghịt, thương buôn, gái bán hoa theo quân ra sức mời chào bán hàng, bán sắc,…khắp nơi là rác rưởi, đồ ăn thừa vứt bừa bãi, ruồi nhặng bay tứ tung….một khung cảnh không quá xa lạ đối với các doanh trại thời kỳ này, dù ở phương Đông hay phương Tây.

Trong hoàng cung, vua Chiêm cùng các vương, tướng, đại thần say sưa yến tiệc, thưởng thức ca vũ thì bỗng một thám báo chạy vào, quỳ xuống trước mặt nhà vua

"Cấp báo, cảng Virinu xuất hiện hạm đội lạ tấn công, thương vong vô số, quân địch đổ bộ đông đến hàng vạn, cầu cứu viện."

"Cái gì, ai có thể tấn công từ biển vào, lũ Chân Lạp ư. Thủy quân chết đâu hết rồi mà để giặc đánh vào" Vua Chiêm thất kinh

"Địch tấn công bằng vũ khí lạ, tiếng như sấm sét, thủy quân chưa kịp xuất cảng đã bị đánh tan." Tên thám báo run rẩy đáp

"Không, bệ hạ, thủy quân Chân Lạp không đủ sức để tấn công Virinu, kể cả khi không có thuỷ quân đóng giữ. Vũ khí hắn nói nghe như vũ khí của bọn người Việt…nhưng rõ ràng chúng đang đánh nhau với quân Minh, làm sao có sức, có lực mà tấn công chúng ta. Hơn nữa, đánh từ biển vào không phải phong cách của chúng, chúng thường sẽ đi theo đường bộ từ Thuận Hóa đến." Một tên tướng già phân tích.

"Mặc kệ là ai, giặc đến cửa là phải đánh, nếu không thể diện của Chăm pa vưt đi đâu. May mắn đại quân đang tập hợp ở đây, ta có thừa lực lượng để nghiền nát bọn giặc biển này. Truyền lệnh. Đại quân chuẩn bị, ta đích thân cầm quân, dạy cho lũ giặc cỏ kia một bài học." Vua Chiêm tức giận nói.
"RÕ!!!!" Chúng tướng vâng lệnh, xoay người rời đi.
………….
Bị tấn công bất ngờ, vua quan Chiêm Thành có chút hoang mang rối loạn nhưng cũng không quá lo lắng, giặc từ biển đánh vào, đi thuyền thì mang được mấy vạn quân, huống chi đại quân Chiêm Thành đang đóng ngay đưới chân Đồ Bàn, việc gì phải xoắn, bởi vậy mà từ khi phát lệnh hành quân, qua mấy tiếng đồng hồ rồi vẫn chưa chỉnh đốn xong, khéo đến chập tối mới bắt đầu đi mất….thế thì đi được mấy tiếng thì nghỉ??? Hành quân ban đêm rất khó, dân thời này đa phần quáng gà, thấy đường đâu mà đi được, cũng không phù hợp với đồng hồ sinh học của con người….Giặc mới đánh ở Virinu, cách đô thành 2 3 ngày đường, chưa thể tới ngay được, đợi giặc đi đến, mệt mỏi xông ra đánh khéo lại hay.

Mãi đến chiều chiều khi nắng bớt gắt, đại quân Chiêm Thành mới bắt đầu hành quân, đi đầu là đội chiến tượng đông đến cả trăm con, theo sau có một nhúm nhỏ kỵ binh, không đáng kể, chưa đến nghìn người, ngựa cũng thấp bé, tiếp đến là bộ binh và cuối cùng là đám quân nhu rồi thương buôn, gái bán hoa,…..quân Chiêm đông dễ đến cả chục vạn, phủ kín mặt đường, mạnh ai lấy đi, vừa đi vừa tán phét, hàng ngũ kéo dài cả dặm.

Xuất phát muộn nên đi không được bao xa thì trời dần tối, quân Chiêm nghỉ lại đóng quân, chờ sáng mai đi tiếp. Trăng thanh gió mát cũng không cần lều bạt gì cho rách chuyện, cứ ngả lưng ra đất, thêm cái chăn mỏng là ngủ được….ăn qua bữa tối đơn giản, binh lính bắt đầu tán phét, đánh bạc tìm việc vui, doanh địa rộng lớn mà canh phòng lỏng lẻo, không rào cũng chẳng có hào, dăm ba cái cản mã là hết chuyện…nơi vua tướng quân Chiêm đóng giữ thì nghiêm ngặt quy củ hơn được đôi chút.

Nửa đêm, doanh địa yên ắng, chỉ còn tiếng ngáy, tiếng ngủ mớ, lính canh phòng đi đi lại lại chán đến chết, ai đấy uể oải, chỉ muốn nằm vật ra mà ngủ. Đêm nay gió hiu hiu thổi, bắc cái chõng nằm ra ngủ thì sướng phải biết, tiếc thay chúng phải đi tuần, vừa đi vừa nói chuyện, câu được câu không cho bớt buồn ngủ, bỗng một tên lính đứng khựng lại, cảnh giác nhìn tứ phía.

"Gì đấy?" tên đi cùng hỏi, giọng gắt gỏng

"Mày nghe tiếng gì không?" Tên khi nãy đáp

"Làm khỉ gì có tiếng gì, tiếng ngáy ngủ à, bố khỉ."

"Nghe kĩ coi." Tên kia mặt càng ngưng trọng, y nằm vật ngay ra đất, áp tai xuống, đồng bạn cũng nằm ra theo, từng tiếng ầm ầm rất nhẹ rất xa….rồi gần hơn, gần hơn, thùng thùng như tiếng trống trận, điếc cả màng tai. Hai tên lính canh mặt xám ngoét nhìn nhau…chết cha rồi, có khi quân địch tập kích.

"ĐỊCH TẬP….ĐỊCH TẬP" chúng chạy vào doanh địa, hét như chết cha chết mẹ, chẳng mấy chốc cả doanh địa gà bay chó sủa, mấy tên lính lồm cồm bò dậy, ngơ ngác không biết chuyện gì sảy ra, vương tướng Chiêm Thành nghe tiếng kêu loa cũng choàng tỉnh giấc, vội vã mặc giáp mũ.

Phản ứng của quân Chiêm Thành rất nhanh nhưng nhanh sao bằng thiết kỵ Vạn Xuân, chỉ mấy nhịp thở, từ xa, dưới ánh trăng sáng, hàng ngàn kỵ binh thúc ngựa lao đến, thanh thế to lớn, tựa như vũ bão, không mất bao lâu đã lao đến doanh trại quân Chiêm.

Doanh địa đơn sơ không tường vây cũng chẳng có chiến hào làm sao cản được đợt xung phong của kỵ binh, quân Vạn Xuân hò hét lao đến, tiếng hô giết vang tận trời, kỵ sĩ trên lưng ngựa, qua lại như gió, từng mũi lao ngọn giáo sáng loáng cướp đi tính mạng của mấy tên lính Chiêm còn đang ngơ ngác…..Ánh gươm đao sắc lạnh, mỗi lần vung lên hạ xuống lại mang theo một vong hồn.

Kỵ binh quân Việt không đông nhưng đánh bất ngờ, lại có đêm tối yểm trợ, như hổ thêm cánh, khiến quân Chiêm không thể xác định được có bao nhiêu kẻ địch, đánh từ hướng nào. Cả doanh địa như một mớ hỗn độn, quân không thấy tướng, tướng không có quân, khắp nơi là ánh lửa, máu tươi, tiếng kêu la, khóc xin hết đợt này đến đợt khác, kỵ binh quân Việt như u linh từ địa ngục, đâu đâu cũng thấy có.

Quân Chiêm nháo nhác, không có người lãnh đạo không thể lập trận phòng thủ hiệu quả được, nhiều tên còn không kịp càm lấy vũ khí đã bị đám đông hỗn loạn kéo đi. Một tên lính Chiêm vừa mới nhặt được ngọn giáo, quay ra ngó nghiêng tìm kiếm đồng bạn thì có bóng đen to lớn lướt nhanh qua, cổ mát lạnh, một khỏa đầu lâu bay lên trời kéo theo đường máu dài thê mỹ, máu tươi phun xối xả ướt cả lều trại, thân hình không đầu loạng choạng ngã gục xuống. Cách đó không xa, một tên lính khác bị đẩy ngã, lồm cồm bò dậy thì bỗng đâu một cái đầu lâu lăn đến dưới chân y, khuôn mặt lấm lem, mắt trợn ngược như lệ quỷ, y la toáng lên, dây thanh như muốn đứt ra theo tiếng gào của y…. không để y hét lâu, một ngọn giáo bay tới cắm xuyên ngực, ghim y xuống đất, nội tạng vỡ nát cùng máu tươi ồng ộc chảy ra từ miệng, y chỉ kịp ú ớ mấy câu rồi lịm vào đêm tối vô tận…..Những cảnh như vậy diễn ra khắp doanh trại Chiêm Thành….kỵ binh quân Việt hung mãnh như những cỗ máy thu hoạch đầu người, nơi đâu kỵ binh đi qua là xác quân Chiêm ngổn ngang.

Nửa giờ chém giết, quân Chiêm bị giết nhiều vô số, số bị dẫm đạp chết cũng không biết bao nhiêu mà kể, số còn lại, bọn thông minh hơn thì co cụm lại với nhau phòng thủ, tên nào tên đấy mặt mũi bàng hoàng run rẩy nhưng tay vẫn cầm chắc vũ khí, lơ là chút thôi là toi ngay…cuối cùng chúng cũng có thể ổn định, dù cho cái giá của sự ổn định này quá đắt.

Thấy Chiêm quân bắt đầu phòng thủ có hiệu quả, hậu quân chạy đến tiếp ứng, kỵ binh quân Vạn Xuân lập tức nổi kèn thu quân, mang đi đồng bạn bị thương hoặc đã bỏ mình, chỉ để lại cho Chiêm quân một doanh địa tan hoang. Khắp nơi là lửa cháy, tay chân cụt lủn, máu tươi chảy tí tách khiến mặt đất sình lầy.

Kỵ binh quân Vạn Xuân rút đi một lúc lâu quân Chiêm mới thở phào nhẹ nhõm, đợi khi cứu binh đến thì nằm liệt tất cả ra đất, đám tân binh nay mới hoàn hồn, thấy thảm cảnh tựa địa ngục trần gian, tay chân bủn rủn, nôn thốc nôn tháo, tiếng khóc rống hết đợt này đến đợt khác. Vua Chiêm mặt tái mét, cắt không ra một giọt máu, người y run rẩy, không biết là sợ hay là giận….vừa xuất quân đã bất lợi…sao không thấy thám báo nói quân định có kỵ binh….mẹ kiếp, hắn đã quá chủ quan rồi….y mang theo cận vệ, im lặng quay người rời đi…..Phải chăng nên rút về kinh thành, lợi dụng tường cao hào sâu mà thủ???

Dù có nhiều ý kiến khuyên can nên rút quân về thành Đồ Bàn phòng thủ nhưng vua Chiêm không nghe, trận tập kích khiến thanh danh của y suy giảm nghiêm trọng, bức thiết cần một chiến thắng để gỡ gạc….đêm qua chết phần lớn là quân lính của các chư vương, lực lượng của y cũng không giảm sút bao nhiêu,….thực ra thì cũng không có hại, đừng tưởng y không biết mấy tên vương hầu quý tộc kia mồm thì thần phục nhưng động tác nhỏ không ngừng, có cơ hội, bọn chúng không ngại kéo y xuống mà thay thế! Trận này nhất định phải đánh, phải đánh cho thật đẹp.

Quân Chiêm chỉnh đốn cả ngày, mãi đến ngày thứ hai mới có thể tiếp tục hành quân, cả quân lẫn tướng đều mặt mày ủ ê, trận tập kích đêm khiến cho họ bị kích thích không nhẹ, hiện tượng đào ngũ đã bắt đầu manh nha, nhiều nhóm túm năm tụm ba thì thầm bí mật gì đó.

Chưa gặp đại quân Vạn Xuân mà đã như vậy thì trận quyết chiến tới đây liệu quân Chiêm Thành có thể làm được gì? Đội quân 4 lần phá thành Thăng Long đã không còn dũng mãnh như xưa nữa rồi, sau cái chết của Chế Bồng Nga, rồi trận nội chiến tranh ngai vàng, cuộc ám sát La Nga,…Chiêm Thành luôn rơi vào hỗn loạn, đấy là chưa kể thi thoảng lại phải chống đỡ các cuộc nam tiến của người Việt, binh lính tinh nhuệ chết gần hết ở chiến trường rồi, tướng tài cũng bị âm mưu tranh đấu nơi cung đình mà mất mạng…khí số nhà Chiêm coi như đã hết.

Không bị diệt quốc ngay là do Đại Việt cũng đang phải oằn mình chống trả sự xâm lược từ phương Bắc, quả là trong cái rủi có cái may….nhưng cũng không may bao lâu, sử sách chép lại, sau khi nhà Lê Sơ thành lập, đất nước dần ổn định, đến thời vua Lê Thánh Tông, chục vạn tinh binh Đại Việt đã vượt Hoành Sơn quan san bằng Đồ Bàn…từ đó đến mãi về sau, Chiêm Thành không tài nào gượng dậy nổi.

Và ở thế giới này, với sự xuất hiện của Vạn Xuân, có lẽ thời gian Chiêm Thành diệt quốc sẽ diễn ra sớm hơn chăng?