Phần hai phản biện chuyện tấm cám

Phản Biện Tấm Cám

Phần hai phản biện chuyện tấm cám

Bụt thì không bao giờ tào lao. Bụt là phật là đức phật cái người giác ngộ. Cái người mà đã từ bỏ tất cả công danh lợi lộc và kể cả tình dục, vợ con sự nghiệp, Người ta bỏ hết người ta đi tu và người ta giác ngộ, tức là người ta có trí tuệ. Mà có trí tuệ thì phật đâu có điên đâu, đâu có điên đâu mà đi làm chuyện lãng nhách vậy. Cho nên cái câu chuyện này không phải do một người am hiểu viết ra mà một người vô thần viết ra nhằm phỉ bán phật pháp.
Đầu tiên là nói ông phật Ngu. Phật là người ta hiểu biết nhiều việc nhiều kiếp nên không bao giờ người ta nói câu " làm sao con khóc", thứ hai phật không bao giờ lãng nhách đến mức người ta đang cần tép thì biến cho người ta một con cá bống, vậy có phải tác giả đang phỉ bán phật pháp không.
ta đọc tiếp' - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống"
Các bạn thấy không? Mỗi bữa ăn người mẹ kế cho Tấm ăn ba chén cơm. "Cho ăn ba chén cơm" mà gọi là ác đây sao? Một bữa ăn ăn ba chén cơm hợp lý rồi, vậy mà gọi người ta ác. Các bạn thấy nữa, nếu mà ông bụt cho con cá bống thì tại sao không cho thêm người ta bịch thức ăn? Ở tiệm ở chợ người ta bán thức ăn cho cá thiếu gì? Cho Tấm con cá bống được thì cho luôn người ta một thúng thức ăn hạt luôn đi để mỗi bữa con Tấm nó rải cho con cá ăn. Tự nhiên người ta đang lớn, tuổi con gái người ta 15-16 tuổi đang lớn. Mỗi ngày người ta ăn ba chén cơm mới đủ sức khoẻ để mà đi xúc tép nữa chứ? Bây giờ kêu ăn hai chén thôi sao đủ sức khoẻ, rồi nó ốm nó xỉu. Nó xỉu rồi bà kia bả đè ra bả đập làm sao? xúi dại không à....
Tự nhiên người ta ăn ba chén cơm giờ kêu người ta ăn hai chén thôi.
xúi dại
xúi cho ốm cho xủi cho không đủ sức khoẻ. Rồi để bà kia bả đè ra bả đập. Thấy không? giỏi cho người ta con cá bống thì giỏi cho người ta một bịch thức ăn hạt, Không cho mà kêu người ta nhịn ăn.
Vô lý
Cho nên cái người viết cái câu chuyện này đầu óc có vấn đề. thôi đọc tiếp
"
Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.:"
Trời ơi là trời tào lao nữa, quá tào lao. Cái này là dạy người ta học thuộc lòng mà không suy nghĩ. Thấy không? dạy con Tấm học thuộc lòng dạy con cá bống học thuộc lòng mà không suy nghĩ. Như vậy có nghĩa hễ ai đọc
"Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.:"
là con bống nó chui lên.
Ngu
không cần biết người đó là người nào mà chỉ cần đọc đúng câu mật khẩu
"Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.:" là con cá nó chuôi lên ăn. Có phải dạy ngu không? bây giờ phải dạy người ta làm sao mà mỗi lần cho ăn là con đưa cái mặt con ra, cái con cá bống nó nhìn lên thấy cái mặt của con là nó ngoi lên nó ăn. Hoặc là con muốn cho nó ăn con lấy dấu vân tay của con ịn xuống nước á thì con cá bống nó thấy phía trên đúng dấu vân tay của con thì nó lên nó ăn.
Người ta phải đặt mật khẩu làm sao cho nó chuyên nghiệp là lấy dấu vân tay hoặc cái mặt người để làm mật khẩu chứ tự nhiên đọc cái câu đó rồi ngoi lên ăn. Rồi ai đọc câu đó cũng ngoi lên ăn sao? Cái này là dạy con nít học thuộc lòng mà không suy nghĩ để sau này trẻ tụi nó học thuộc lòng không à, mà không suy nghĩ gì hết. Nó học thuộc lòng để trả bài không mà không hiểu gì hết. Cho nên người viết ra câu chuyện này không có thấy tính giáo dục ở đâu hết mà toàn thấy đọc hại không. Khuyến khích người ta học vẹt.
đọc tiếp:" Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy!"
Các bạn thấy chưa? Rồi phụ huynh người ta đọc cái câu chuyện này nếu mà phụ huynh không có tư duy phản biện là chết ngay. Ví dụ người lớn người ta học theo người ta dạy con
" Con ơi mỗi khi ba đi làm về khi ba đọc:
Con ơi, con ơi mở cửa cho ba
chớ mở người lạ họ bắt mất con
thì con mở cửa ra nha."

Rồi đứa nhỏ nó mở cửa ra mà không cần nhìn mặt ba mình. Lỡ có một thằng ăn trộm gần đó nó nghe lỏm nó biết được rồi đọc
Con ơi, con ơi mở cửa cho ba
chớ mở người lạ họ bắt mất con
rồi đứa bé mở cửa thằng ăn trộm vào thì sao?
Phải dạy làm sao cho đứa bé như nhìn thấy mặt ba mới được mở cửa thì làm sao trộm nó vào được. Con nít mà nó nhỏ đâu có biết, mà ta chỉ bậy là làm hại nó thêm. dạy làm sao không được mở cửa người lạ dù người đó tự xưng thu tiền điện tiền nước, là tự xưng bạn bè của ba mẹ.
Dạy bậy dạy bạ rất là nguy hiểm.
đọc tiếp:" Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống"
Các bạn thấy không? để dành chén cơm của mình giấu giấu diếm diếm. Đầu tiên có ba chén cơm ăn hai chén một chén giấu. Mà con nít mà, nó giấu đâu có khéo đâu. Người lớn người ta quan sát là người ta biết hết. Người ta nói: Ơ sao nó ăn hai chén còn một chén đem giấu?
Các bạn nghĩ xem bạn là người lớn, con bạn giấu cơm thì bạn có nghi không? mà trong khi đứa này là con không liên quan gì hết. Tại sao không liên quan? Dứa con này là con của ông chồng với người vợ trước của ổng không ruột rà gì hết mà bả vẫn đem vè bả nuôi. Vậy thì bả tốt quá rồi chứ còn cái gì nữa, đặt trường hợp là bạn đi bạn có nuôi không? Hay là bạn đem trả về nơi sản xuất? trả về bà ngoại hoặc bạn trả cho ông ngoại nó, ông nội bà nội gì đó. Hay là bạn nuôi? bạn nuôi là bạn hay rồi, bà này bả nuôi là bả hay rồi.
"Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống." Phải chi mỗi lần nghe cô tấm gọi con cá nó ngó thử cái mặt cô tấm có phải cô tấm không? hễ đúng cô tấm rồi mới ăn, đằng này ngoi lên là đớp lấy đớp để đớp tới bến. không cần nhìn mặt mũi luôn, giống như đứa con nít vậy đó mỗi lần nó nghe khẩu hiệu là ra mở cửa mà không chịu ló đầu thử coi có phải người nhà hay không, phải đúng ba mình không? đúng mẹ mình không? đúng chú mình không? đúng dì mình không? hay là nó nghe mật khẩu là ra mở cửa, mà mật khẩu thì dễ bị lộ, người nào đứng gần là biết liền. họ biết rồi thì họ đọc đúng mật khẩu là vô nhà thôi thì cũng tương tự con cá bống này.
"Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy."
tiếp
"Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình"
Các bạn thấy cho đến giờ phút này, người dì ghẻ chưa có gì ác độc với tấm hết. Chẳng qua là bắt làm việc hơi nhiều. Dương nhiên rồi, sống là phải lao động thôi. Sống mà không làm việc là đâu có đúng, nói chung hơi bắt làm việc nhiều một chút. chưa có làm gì hết mà kêu là "Mụ" rồi, "Mụ dì ghẻ". Làm cho trẻ con tưởng rằng mẹ kế là ác. Lỡ như " lỡ như thôi nha" mẹ trẻ chết mà ba nó đi lấy vợ khác là nó nhảy đổng đổng đổng lên khóc ầm lên. Chưa kể thêm mấy má hàng xóm nhiều chuyện
" Ba mày lấy vợ khác rồi, ba mày không còn thương mày nữa nhen chưa?"
"Từ nay mày bị ra rìa nghe chưa?"
Kinh khủng chưa? đầu độc tâm hồn con trẻ.
Mà cái dì ghẻ này sinh nghi là đúng, một đứa con nít mang đồ ăn giấu vô trong áo, lén la lén lút chạy ra ngoài giếng, còn độc thần chú nữa chứ, rồi quăng cơm xuống giếng nên bả mới nghi, bảo cám rình. Rình là đúng
"Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe"
Đó thấy không mật khâu dễ quá mà.
"
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm:
- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước"
Thấy chưa! nghe cái câu là con bông lên thôi chứ có biết ai đâu. Đúng ngay cái câu đó là con cá nó ngoi lên thôi.
"Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt."
Thấy chưa do dạy con nít học thuộc lòng cho nên nó mới xảy ra cái cớ sự như vậy đó. Nên khi phụ huynh đọc câu chuyện này nên hỏi trẻ:
" Con suy nghĩ thế nào về cách học thuộc lòng của con bống?"
Đương nhiên trẻ sẽ thấy rằng việc học thuộc lòng là không nên, mà còn giúp trẻ suy nghĩ tìm giải pháp nữa. trẻ tự dùng đầu óc mình suy nghĩ. Mà đương nhiên cách học thuộc lòng không phải do bụt dạy, bụt không ngu như thế. Mà cách dạy do tên tác giả tự biên tự diễn ra. ông tác giả đang phỉ bán phật pháp.
2500 năm trước phật có dạy rằng:" Đừng tin điều gì trong kinh sách" đó phật đã nói đừng tin bất cứ gì trong sách mà phải có tư duy phản biện suy nghĩ. Không phải cứ cắm đầu học thuộc kinh sách là tu thành đắt đạo. Ý đức phật muốn nói đừng nên học thuộc lòng " Đừng tin điều gì trong kinh sách" mà phải suy nghĩ.
Đây " Kinh Điển ta nhằm dạy nó nghe" đó kinh điển đức phật soạn ra nhằm giảng cho học trò và những người đi tu để người ta hiểu. " Ai ngờ nó tụng bắt ta nghe" đó nó đâu có hiểu mà chỉ biết học thuộc lòng tụng kinh. Học trò không chịu suy nghĩ mà ngồi tụng bắt phật nghe mà nó tụng nhanh lắm nha nó tụng từ sáng đến chiều nó tụng siêu nhanh luôn. Ví dụ thôi nha, ví dụ nó tụng thế này " ta-me-ta-ma-ta-sa-lasicaraba nam mô abalabala" Ai nghe kịp chắt cũng ghê gớm lắm.
(viết tới đây thôi ai đọc tiếp thì cmt- nhớ like page Lão Tiên Sinh nhé https://www.facebook.com/L%C3%A3o-Ti%C3%AAn-Sinh-132141250666171/?modal=media_composer)