Phản Biện Tấm Cám

phần 5

Chương trước Chương sau
"Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt."

Tôi nghĩ bọn chim sẻ mà lỡ ăn một hạt thóc chắc bị đập chết nhăng răng. Với ông bụt đứng bên cạnh canh me như thế mà.

"Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo:

- Con làm sao lại khóc?"

Ôi trời cô tấm đang làm nũng đây mà, nhân cơ hội ông bụt chưa biến mất khóc đưa ra thêm yêu cầu. Ôi lão bụt lại phán câu " - Con làm sao lại khóc?""

Làm sao đây, nghỉ viết phản biện nữa hay là viết tiếp đây? Vụ án tấm chết Lão sẽ phân tích thế nào đây? Thôi thì để minh oan cho người mẹ bị hiểu lầm giết Tấm tôi xin viết tiếp đến khúc đó vậy. Hic hic

"- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội."

Lạ nhỉ, Tấm mặc quần áo rách hồi nào ta? từ đầu đến giờ đều không nhắc đến, mà nếu rách thì sẽ rách chỗ nào đây? Theo tôi, do Tấm làm lao động chân tay nhiều thì áo sẽ có những chỗ dễ rách nhất đó là nách. Khi ta với tay lên cao rất dễ chì kéo áo khiến áo rách chỗ nách. Nơi thứ hai là eo, khi đi chăn trâu, phần eo dễ va chạm với các cành cây gây ra vết xước ngay eo. Phần quần thì dễ rách đáy, khi ngồi nhất là ngồi chồm hổm thì đáy quần rất dễ bị rách. Ống quần cũng có thể rách, ngày nay giới trẻ cũng thích mặc quần rách cơ mà. Xem ra quần rách đã có từ thời cô Tấm rồi cô là người đầu tiên mang thời trang quần rách đến thế giới, hoang nghênh sự sáng tạo của nàng.

"- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội."

Vụ xương cá này tôi không dám phân tích vì bây giờ là ban đêm, nghĩ đến cảnh đào xương, ngủ trên đóng xương tôi lại nổi da gà, xin phép bỏ qua phần này.

"Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn."

Đọc tới đây tôi có một liên tưởng thế này, ông bụt có phép thuật thật sự, nhưng lại có tấm lòng vốn không tốt (vụ bóc lột sức lao động chim sẻ, vụ cố tình giúp bậy giỏ tép, cá bống chết), Tôi nghĩ ông vốn là một phù thuỷ thì đúng hơn. Dường như ông đang âm mưu điều gì đó, từ lúc theo dõi nhà Tấm (tấm khóc biết là cá bống bị ăn thịt). Ông có mưu đồ gì?

Tại sao lại giúp cô tấm trong khi cô đang sống yên bình? hàng trăm hàng ngàn trẻ em tật nguyền, hàng vạn người nghèo đói, sao ông không giúp mà chỉ giúp mỗi cô tấm? Động cơ của ông là gì? Trong cuộc sống câu nói tâm đắt và thông thái nhất tôi từng biết là " không có bữa trưa nào miễn phí" không ai giúp không không chúng ta bất cứ điều gì cả. Đến cả con gà nó còn đòi nắm thóc thì liệu ông bụt này không có lợi ích gì mà lại giúp cô không? Nhà trời còn bao nhiêu việc hay là ông quá rảnh rỗi nên lo chuyện bao đồng? câu hỏi này tôi cũng không biết, chỉ có thể xem hết diễn biến tôi mong sẽ tìm được câu trả lời.


"trong chốc lát Tấm trở nên xinh đẹp, cưỡi lên lưng ngựa phóng như bay đến kinh thành, đi qua con suối, một chiếc giày của Tấm bỗng tuột khỏi chân rơi xuống nước"

Một cô gái từ nhỏ đến lớn chưa tiếp xuc với ngựa mà mới ngồi lên ngựa lần đầu đã cưỡi được "cưỡi lên lưng ngựa phóng như bay đến kinh thành". Ôi thánh cmn rồi, theo bạn, bây giờ đưa bạn một con ngựa yên cương đầy đủ bạn cưỡi được không? cưỡi đã là một vấn đề rồi mà còn phóng như bay nữa thì thôi cô tấm này chắc có năng khiếu siêu nhiên, kỹ năng cưỡi ngựa chắc từ kinh ngiệm cưỡi trâu đồng xa mà ra đây.

Chiếc giầy tấm rơi xuống nước của con suối, suối này nhỏ hay suối lớn? nước chảy mạnh hay yếu? nếu suối nhỏ nước chảy yếu thì dừng ngựa xuống nhặt chiếc giầy, chứ giầy này cũng đâu phải của cô đâu, nó vôn dĩ là xác của con cá, là đồ vật của ông bụt, ổng chỉ cho mượn thôi chứ có cho cô đâu? mà dù có cho cô thì cũng phải biết tiết kiệm chứ! Sao phung phí quá vậy, đôi giầy này nghe nói chắc cũng đắt tiền lắm thế mà rơi xuống không thèm nhặt, giàu quá mà. Hoặc nếu suối lớn, nước chảy mạnh, cái này thì chấp nhận được, vì giầy rơi xuống sẽ bị nước cuốn trôi không nhặt lại được.

"Đoàn quân của nhà vua đi ngang qua con suối, 2 con voi ngự dẫn đầu đàn voi đi đến đó tự nhiên kêu rống lên không chịu đi tiếp" Con voi dừng lại là đúng rồi, nó khát nước đó mà. Voi vốn rất thích nước và sình, nay con suối là nơi quá lý tưởng cho nó tắm rửa, khi đi quãng đường dài con voi nó khát thì nó dừng lại uốn nước thôi, quá bình thường.

" vua thấy lạ sai quân lính xuống nước tìm và vớt được một chiếc giày thêu."
Nhảm chưa? xàm chưa? con voi dừng lại uốn nước mà ông vua lại xem là chuyện lạ. Chắc ông vua này tôi nghĩ trí não không được minh mẫn lắm. Mà ủa sao lại vớt được chiếc giầy, vậy là chiếc giầy không bị nước cuốn trôi ư? vậy là Tấm là người phung phí rồi.

"Vua ngắm nghía chiếc giày và nghĩ thầm: Người đi chiếc giày này ắt hẳn là trang tuyệt sắc" ha ha ha

Tới trường giang cũng không làm tôi cười như xem cái truyện cười này luôn. nhìn chiếc giầy suy ra khuôn mặt người mang giầy, ông vua này trình độ quá cao siêu rồi, tại hạ cam bái hạ phong. Mà vua một nước lại ham mê sắc thì liệu đây có phải là một minh quân không?

"Lập tức vua truyền lệnh người nào đi vừa chiếc giày sẽ được vua lấy làm vợ."

Trời ông vua này cấp độ xàm xí còn hơn ông bụt. chân người thì tuy có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng cũng có nhiều người sẽ cùng chung 1 size. không lẽ chân Tấm là chân voi hay sao mà chỉ có 1 size duy nhất. "người nào đi vừa chiếc giày sẽ được vua lấy làm vợ" trời thử nghĩ toàn quốc gia ít nhất cũng hơn trăm người mang vừa đôi giầy, vậy vua lấy cả trăm người rồi. Giờ thì tôi mới biết vua có tam cung lục viện quả không sai. Duy cái ông vua này toi là tôi thấy ổng hơi bị lú lẩn và mê sắc, chắc tuổi cũng không còn trẻ nữa.

"Đám hội bỗng trở nên náo nức, mẹ con nhà Cám cũng vào thử giầy nhưng không thể nào vừa được. Đến lượt Tấm nàng vừa đặt chân vào chiếc giày thì vừa như in. Tấm mở khăn lấy chiếc giày còn lại đi vào, 2 chiếc giống nhau như đúc."

Hội gì mà có ba mẹ con nhà tấm cám thử giầy vậy trời. Chắc hối lộ quân lính hay sao quá, không ngờ hối lộ đã có từ thời này rồi. Ôi một đất nước vua thì đam mê sắc dục, quan thì hối lộ thì quốc gia sẽ đi về đâu? nếu là bọn ngoại quốc thế nào chúng cũng lăm le xâm lấn bờ cõi đặt biệt vùng sâu vùng xa như núi gần biên giới, các hải đảo, biển,...

"Mọi người vỗ tay reo hò, lập tức vua sai đoàn tùy tùng rước nàng về cung." Vua gì lấy một người không quen không biết, không có tình cảm. Tấm thì thấy phú quý lấy luôn mà chưa xin phép người lớn là mẹ mình. Vua cũng ít ra nói gia đình người ta một tiếng, đăng này vừa đeo vừa giầy rước về luôn. Lỡ như đây không phải tấm, người nhà không biết con họ được vua rước rồi người ta không biết họ tưởng con họ bị bắt cóc bán qua trung quốc nữa. Ôi một vị vua đã lú lẫn còn không thấu tình đạt lý nữa hic, đáng thương thay cho quốc gia mà ông đang cai trị.