Phản Biện Tấm Cám

Phần 4

Còn giả như tất cả loài vật đều biết nói biết suy nghĩ thì đây là một vấn đề cũng lớn luôn. Động vật có suy nghĩ, biết nói, có tư duy thì giết nó làm thịt là một hành động vô nhân đạo. Tôi sẽ là người đầu tiên ăn chay nếu loài vật nào cũng như thế. Không những chúng ta ăn chay mà còn phải đối xử bình đẳng với chúng nữa. sẽ có người phan đối:" Ơ thế không ăn thịt thì ăn gì?". đây là một câu hỏi rất hay, theo tôi nên ăn thực vật và động vật dưới nước, tại vì loài vật dưới nước xem ra trong tác phẩm không biết nói, không có tư duy, từ con tép đến con cá.

Thầy chùa ăn chay toàn thực vật hông mà còn sống được huống chi ta còn được quyền ăn hải sản nữa, cớ sao lại không được. Giả như chúng ta ăn con gà đi., mà lúc làm thịt nó khóc lóc năn nỉ" Cô chủ ơi, đừng giết tôi, tôi xin cô chủ đó, tôi muốn sống." Liệu ai có đủ nhẫn tâm để làm thịt ăn không? chưa nói đến một ngày nào đó các loài vật sẽ liên kết lại mà khởi nghĩa chống lại con người nữa, nên nhớ chúng là loài có tư duy. Lúc con gà nói nhưng Tấm không giậc mình kinh ngạc chứng tỏ điều này quá quen thuộc vậy từ đây có thể hiểu loài vật thế giới này đều biết nói, có tư duy.

"Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn."

nghe tới câu đem chôn xương dưới chân giường là tôi lại nổi da gà. thôi xuống

"Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy"

Mấy đêm ngày là cụ thể mấy ngày? là 2 ngày hay mười ngày hay là 29 ngày? tác giả không nói rõ nhưng ta cũng hiểu đại khái lễ hội diễn ra nhiều ngày. Cái câu "quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy" làm tôi nghĩ đến cảnh mấy thương nhân bán quần áo đem bán áo về kinh. Như vậy chắc đây là lễ hội bán quần áo hoặc là lễ hội thời trang. Theo tôi lễ hội thời trang hợp lý hơn cả.

"Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội" uh đương nhiên rồi lễ hội mà con gái ai không thích đi xem. Mà khoan đi hết rồi ai coi nhà đây? lỡ đi ăn trộm nó chôm hết đồ làm sao? Lễ hội này diễn ra nhiều ngày lắm đó nha!

"hấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

- Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội. "

À thì ra là bà mẹ muốn cho cô Tấm ở nhà coi nhà nên nghĩ ra "lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc" để tấm ở nhà coi nhà. Nhưng thật ra tôi nghĩ lần này hành động bà mẹ hơi sai. Bà lớn rồi, lễ hội cũng đi hơn mấy chục lần rồi, nên để tụi trẻ nó đi. Bởi biết đâu con bà hốt được một anh nhà giàu nào đó làm rể thì có khoẻ không? "Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem" đây trai đi xem quá trời cơ hội để con mình có người yêu. Chứ giam nó ở nhà hoài cũng không tốt.

Theo tôi hành động bà mẹ là không đúng là ích kỷ, bà muốn đi xem nên mới đẩy tấm ở nhà coi nhà. Đây là hành động ít kỷ. Đây là hành động hoàn toàn không phải là ác, cũng giống như trẻ muốn đi chơi mà cha mẹ ngăn cấm ở nhà thôi. Đây là hành động sai, tôi không bênh nhưng nó không phải ác mà là hơi ích kỷ thôi.

"Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

- Làm sao con khóc?"
Em lạy anh, em xin anh, anh làm ơn mỗi lần xuất hiện nói cái câu khác giùm em được không? Có một câu mà nói quài à "Làm sao con khóc,Làm sao con khóc,Làm sao con khóc" Tôi mà nghe một câu nào như vậy nữa tôi bỏ không viết nữa à, xàm vừa vừa thôi. Mỗi lần lên sóng truyền hình người ta cũng thây đổi trang phục khác nhau, mỗi lần cha lên sóng thì làm ơn thay đổi câu thoại cái, có 1 câu "Làm sao con khóc" nói quài nhứt cái lỗ tai à.

"Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

- Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem."

Cái này con Tấm uất ức là đúng, tôi mà có phép tôi biến ra hai cái thúng, một cái thúng thóc và một thúng gạo. Còn cái bị trộn lẫn thôi thì làm từ thiện cho mấy con gà mấy con chim có trí tuệ tụi nó ăn,. Tụi nó biết ơn sau này tụi nó giúp đỡ mình nữa. Để xem ông bụt sẽ giúp như thế nào hay lại có mấy cái hành động xàm xí như lúc trước đây, hồi hộp quá làm ơn đùng hành động xàm xí nha.

"Bụt bảo: - Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp."
À cái ông bụt này được à, lần đầu tiên thấy ổng hành động có hợp lý đáng khen, vậy mới là bụt chứ.

"- Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.

- Con cứ bảo chúng nó thế này:

Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết"

Ơ ĐM! bắt mấy con chim nhặt giúp mà còn
"Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao
Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết"

đậu má, con gà bới có chút xíu cho 1 nắm gạo. mấy con chim nhặt cả hai đấu gạo và thóc mà đếch cho cái cục shit nào hết mà còn hăm doạ nữa chứ "Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết"

Ôi chắc trong mắt con tấm ngây thơ ông bụt giúp nó là hiền chứ trong mắt mấy con chim sẻ tụi nó xem ông là ác quỷ. Chắc thế nào cũng có con chim sẻ nghĩ " Đậu má thằng c hó, tao còn lo đi kiếm mồi cho cả bầy con nheo nhóc của tao mà mài bắt tao nhặc thóc ở đây, rồi đến chiều tao không kiếm được mồi con ta chết đói hả?, ít ra cũng cho ta ít gạo trả công chứ?"

ông bụt này dùng vũ lực đe doạ nên mấy con chim này mới cho, tụi nó sợ bị giết mới không nói ra ngoài miệng, bắt tụi nó bỏ công sức làm free. Quá tàn nhẫn.

"Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu."

Thôi tới đây em đã thấy rõ cái bản chất của anh rồi, năng lực thì có hạn mà thủ đoạn thì vô biên. Chỉ tội mấy con chim bị bôc lột sức lao động,....

Tới đây thôi ai đọc cmt để tại hạ biết mà viết tiếp
Chương trước