Phản biện tấm cám phần 1

Phản Biện Tấm Cám

Phản biện tấm cám phần 1

Chắc hẳn ai cũng quá rõ ràng câu chuyện tấm cám, tuy vậy đa phần mọi người đọc lại không có tư duy phản biện và theo một chiều, điều này không có sai nhưng một câu chuyện ta nên có một cái nhìn đa chiều thì sẽ hay hơn vì dù tác phẩm có như thế nào thì cũng do con người viết ra, mà đã viết ra thì đó là cái khía cạnh góc nhìn của tác giả mà thôi. Cách nhìn của tôi về câu chuyện vì đây là một câu chuyện dành cho trẻ em, nếu một tác phẩm độc hại thì chúng ta phải cảnh giác. Dù mình biết có lẽ sẽ bị nhiều bạn ném đá với cách phân tích sau:
"Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám" thì chúng ta thấy rằng Tấm ở với dì ghẻ, tức là mẹ của Cám.
Đầu tiên chúng ta phân tích là tác giả câu chuyện này không được lương thiện, đọc tới đây đã thấy không lương thiện rồi, tại vì sao?
ngay câu đầu tiên " Tấm ở với dì ghẻ", cái từ "ghẻ". Chúng ta đọc tới đây chưa biết những người này làm cái gì, họ làm gì ta chưa biết mà tác giả đã kêu người ta là "ghẻ" rồi. Đúng ra phải gọi là Tấm ở với "mẹ kế" mới đúng, đó là ai? đó là mẹ của Cám mới hợp lý. Còn đằng này chưa gì hết đã đầu độc trẻ thơ rằng người mẹ kế là ghẻ một từ rất cay nghiệt, rất là ác (trẻ sẽ hiểu lầm hễ mẹ kế là ác).
" Tấm ở với dì ghẻ" chưa gì hết trẻ ba bốn tuổi nghe câu chuyện này đã có ác cảm ghê gớm với mẹ kế rồi. Trong khi mẹ kế cũng tuỳ mẹ kế chứ? có mẹ kế rất tốt cũng có xấu, mà chưa chắc mẹ ruột đã là tốt hết đâu. Có vài trường hợp mẹ ruột đối xử với con ruột rất là khủng khiếp. Trong cuộc sống mình thấy vài trường hợp như vậy, thậm chí là biết luôn. Vì vậy cách dùng câu từ của tác giả tôi rất phản đối.
Chúng ta đọc tiếp "Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả." Chúng ta hãy đọc lại thật kỹ câu này để phân tích ra rằng tâm lý ông tác giả bệnh hoạn như thế nào "Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả".
Như vậy trong đầu của ông tác giả này, trong đầu của ổng nghĩ rằng không làm gì hết là sung sướng. Ổng nghĩ Cám không làm gì cả là sướng, như vậy chứng tỏ ông tác giả chưa có con hoặc là ổng bệnh hoạn. Bởi vì sao? Để con mình không làm gì hết, nghĩ như vậy là sung sướng à? đó là hại nó đó, không cho con mình làm gì hết là sau này hại nó đó. Bởi vì sao? vì nó sẽ không hiểu được giá trị của sự lao động đâu? Ông tác giả nghĩ rằng bắt Tấm lao động là gét Tấm, còn Cám ở không là gét Cám. Như vậy ông tác giả chưa hiểu được thương thật sự là như thế nào mà gét là như thế nào. Một người không hiểu gì về nuôi dạy con nhưng lại dám viết ra câu chuyện này, không có hiểu biết gì hết mà dám làm giáo dục. Chưa kể đến độ tuổi của hai người Tấm cám ở đây, là Tấm mấy tuổi, Cám mấy tuổi, Lỡ như Cám chỉ mới 5-6 tuổi thì sao bắt nó lao động được.
"Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ" Chúng ta thấy bà mẹ nói rất rõ ràng "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Như vậy là đã quá rõ ý của bà mẹ có khả năng chỉ cần bắt giỏ đầy thì được một cái yếm, nếu cả hai bắt đầy thì mỗi người đều được thưởng yếm. Miễn sao bắt đầy là được cái yếm. Có khả năng cả hai sẽ cùng bắt đầy vậy bà mẹ này phải chuẩn bị trước hai cái yếm rồi. Chừng nào người mẹ nói" Hễ đứa nào bắt đầy mà về sớm" " mà về sớm nha" thì tao thưởng cho cái yếm. Như vậy thì lúc đó bã mới cần chuẩn bị một cái yếm thôi. Còn đăng này bà nói hễ ai bắt đầy sẽ cho một cái yếm tức là bà đã chuẩn bị sẵn hai cái yếm rồi. Bà tốt quá mà còn đòi gì nữa.
Đọc tiếp " Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.
Tin là thật"
Tới đây ta đã thấy cái cô tấm này rất nhẹ dạ cả tin, còn cô cám chắc cũng lừa nhiều lần rồi nên mới chuyên nghiệp như thế, mà cô Tấm bị lừa nhiều mà vẫn ngu ngơ bị em mình lừa tiếp. ta đọc tiếp
"Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu."
Thôi thì lỡ bị lừa rồi nó chạy về trước kệ nó, còn một cái Yếm mà, chỉ bắt đầy lại cái giỏ là về có cái yếm thôi. Bà mẹ thừa biết con Cám ăn cắp tép con Tấm, tại vì sao? Vì người ta đi bắt tép đầu tóc, móng tay tóc tai chân tay bùn đất không, phèn không mà hôi sình nữa.thì đương nhiên là bà ta biết con Tấm bắt rồi chứ sao lại không biết, vì con Cám chỉ chôm tép đổ vô vỏ mình chạy về, người nó thơm phức à, không dính một miếng bùn thì đương nhiên bả biết chứ sao không biết. Thì đương nhiên con ruột bả, bả cho cái áo là chuyện bình thường, bây giờ Tấm bình tĩnh mà bắt thêm một giỏ mang về thì bả biết Tấm bắt đến hai giỏ thì bả còn thương hơn nữa. Không chịu đâu, ngồi khóc hu hu. Mình là chuyên bắt tép, chuyên bắt tép thì bắt đầy mấy hồi lại đi " Bưng mặt khóc hu hu".
Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi:
- Làm sao con khóc?
Riêng cái câu hỏi thôi là đã thấy ông tác giả vốn là người vô thần không hiểu rõ gì về phật pháp.
bụt là ai? bụt theo phật giáo chính là phật. Phật chính là người ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề ngộ ra chân lý. Thiền là gì? Thiền là ngồi suy nghĩ, trăng trở tìm ra giải pháp vấn đề gì đó. Chứ không phải thiền là ngồi một đóng ở đó rồi là thiền đâu, dù có ngồi như cục đá mười năm cũng không giác ngộ được đâu mà phải suy nghĩ mới giác ngộ được. Mà đức phật ngồi đó 49 ngày để mà suy nghĩ và khi ngài ngộ ra chân lý rồi ngài biết hết tất cả mọi chuyện nhiều kiếp, ngài biết hết (theo như đạp phật). hàng trăm kiếp ngài còn biết thì làm sao câu chuyện Tấm Cám này người không biết được? mà nếu đã biết rồi thì hỏi cái câu vớ vẩn này làm cái gì? " làm sao con khóc?" thấy nhảm chưa? không bao giờ đức phật hỏi như thế, đức phật biết rồi thì vô thẳng vấn đề luôn chứ không có " khóc, sao con khóc vây?" hỏi như vậy để làm chi? biết rồi còn hỏi làm cái gì?
Chúng ta lưu ý rằng hành vi ăn cắp tép của con Cám là hành vi ma lanh của con nít. Đương nhiên cái hành vi này là hành vi xấu. Ăn cắp là xấu, đương nhiên rồi. Nhưng để gọi hành vi này là ác thì cũng chưa hẳn, vì con nít rất là ma lanh, chúng ta cần phải dạy dỗ vì nhân chi sơ tính bổn ác. Chúng ta phải dạy làm sao mà trẻ từ cái tính ma lanh xấu đó làm sao cho thiện ra. Còn đi quy chụp hành vi này là ác là không đúng, đương nhiên hành vi này là xấu mình không bên vực con Cám.
nếu nói hành vi này là ác thì Có người ác còn gấp hàng triệu lần nữa, bởi vì cái giỏ tép này dù có đem ra chợ bán cho là giá cao được tận 50 ngàn đi, thế mà có người tham nhũng, "tham Nhũng" 50 tỷ thì có phải ác gấp một triệu lần không? hoặc có người tham nhũng 50 ngàn tỷ luôn thì có phải ác gấp 1 tỷ lần con cám này không? mà sao không thấy lên án mà lại đi lên án hành vi ăn cắp tép của con cám.
đọc tiếp "
Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:
- Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?
Tấm nhìn vào giỏ rồi nói: - Chỉ còn một con cá bống."
Các bạn thấy nhảm chưa? quá nhảm! ông bụt này quá lãng nhách luôn. Ổng lãng tới mức độ mà người ta khóc vì bị mất cái giỏ tép. tại vì sao? vì đem giỏ tép này về là được cái áo, thì ông bụt ổng biến cho người ta cái giỏ tép đi, để người ta đem cái giỏ tép về đổi lấy cái áo đúng không?
Lãng
Biến ra trong đó một con cá bống, để chi? để đem con cá bống về bị chưởi. Bà kia bả kêu đem về giỏ tép, giỏ tép đầy mà lại đem vè con cá bống. có phải bả chưởi hay không? Như vậy rõ ràng cái ông bụt này là tào lao. Nhưng mà bụt có tào lao không các bạn? bụt không bao giờ tào lao.
(tới đây thôi, ai muốn theo dõi tiếp thì cmt, nhớ like trang page Lão Tiên Sinh nha https://www.facebook.com/L%C3%A3o-Ti%C3%AAn-Sinh-132141250666171/?modal=media_composer)