Chương 44: Truyện Lục Vân Tiên.

Đi Một Lần Về Thời Trịnh - Nguyễn Phân Tranh

Chương 44: Truyện Lục Vân Tiên.

Chương 44: Truyện Lục Vân Tiên.

Quang Anh bảo với Nguyễn Bành là sẽ có cách giúp hắn, sau đó kéo hắn một mạch về đến cổng, dẫn thẳng vào trong nhà.

Nguyễn Bành thấy thế thì hoảng sợ lùi lại phía sau.

_ Chẳng nhẽ cái cách mà mày bảo giúp tao là ăn trộm tiền của thầy à?? Không được! không được!!

Nguyễn Bành xua tay lắc đầu liên tục.

Quang Anh lườm nguýt hắn một cái.

_ Hâm!! Con cũng có chán sống đâu mà xui cậu làm thế!!

Lấy trộm tiền trong nhà đi tán gái,éo hiểu sao thanh niên lại nhảy số ra cái suy nghĩ đấy!!

Thấy Quang Anh cũng không có ý đinh như vậy thì Nguyễn Bành cũng yên tâm.

_ Thế mày định giúp tao kiểu gì??

Hắn kéo Nguyễn Bành vào phòng đọc sách rồi nói.

_ Viết sách kiếm tiền!!

Nguyễn Bành ban đầu tưởng hắn có cao kiến gì, nghe xong thì thở dài lắc đầu.

_ Vô ích thôi, tao trước kia cũng từng viết sách bán cho hiệu sách lấy tiền rồi, nhưng có ai mua đâu!!

Quang Anh bĩu môi, hắn biết Nguyễn Bành từng có thời viết truyện ký kiểu kiếm hiệp, sau khi đọc xong thì hắn thấy nếu mà hiệu sách đồng ý mua sách của Nguyễn Bành mới lạ.

Hắn tự tin nói với thanh niên rằng.

_ Đấy là truyện của cậu khác, còn đây là truyện của đại thi hào nó phải khác!!

Nguyễn Bành bĩu môi.

_ Thôi đi, mày suốt ngày chỉ ở nhà võ vẽ với thầy tao thì làm sao mà biết đại thi hào nào được, mày bảo biết ông tướng võ nào thì tao còn tin.

Quang Anh nghe xong thì hất mặt lên.

_ Thế cậu không nhớ là con từng làm người ở nhà quan lớn à? Nhà quan lớn thì thiếu gì đại thi hào mà con chưa gặp!!

Nguyễn Bành nghe vậy thì cũng thấy có lý, nhà quan lớn học rộng nhiều tiền thì thiếu gì đại thi hào đến chơi.

_ Cũng có lí, thế mày định viết sách gì?

Quang Anh nói với hắn.

_ Tên sách là "Truyện Lục Vân Tiên"!!

_ "Truyện Lục Vân Tiên "?

Đúng vậy, Quang Anh đang nói đến Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Ông là một nhà thi hào, nhà văn lỗi lạc cuối những năm 1800, cuốn 'Truyện Lục Vân Tiên" của ông ông có tận 2082 câu thơ Nôm lục bát, tập thơ này nổi tiếng ở Nam bộ đến nỗi gần như mỗi gia đình người Nam bộ đều có một quyển đặt dưới gối, lượng từ ngữ phong phú trong đó nhiều khi khiến người ta còn dùng nó như một cuốn từ điển.

Độ hay cùng ăn khách thì không phải nghĩ!!

Nguyễn Bành thắc mắc.

_ Thế cái "Truyện Lục Vân Tiên" này nó nói về cái gì?

Quang Anh suy nghĩ một lát rồi nói.

_ " Truyện Lục Vân Tiên " nói về một tráng trai văn võ toàn tài có lòng chính nghĩa, thấy chuyện bất bình sẵn sàng ra tay tương trợ, trên đường vào kinh đô đi thi không may kết nhầm bạn, bị kẻ xấu hãi hại, bị vị hôn thê từ hôn, chính tay cha vợ hãm hại, sau lại được giao long cùng thần tiên cứu giúp nên thoát nạn, dựa vào tài năng nên được phong quan làm tướng, còn tìm được người con gái xinh đẹp yêu thương mình thật lòng từ trước, hai người sau đó sống bên nhau hạnh phúc hết đời.

Tác phẩm này hắn đã học từ thời cấp hai, do quá ấn tượng nên đã tìm mua hẳn cả bộ về mà đọc đi đọc lại đến thuộc lòng đến tận bây giờ.

Nhân vật chính là Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, Vân Tiên đã một mình đánh tan bọn cướp, cứu được Kiều Nguyệt Nga. Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình, gặp và kết bạn với Hớn Minh, một sĩ tử khác.

Sau khi về nhà thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường đi thi, ghé thăm Võ Công, người đã hứa gả con gái là Võ Thể Loan cho mình. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử Trực, tới kinh đô lại gặp Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm và Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở về quê chịu tang. Dọc đường về, Vân Tiên đau mắt nặng rồi bị mù cả hai mắt, lại bị Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông ngư cứu mạng. Sau đó lại bị cha con Võ Công hãm hại đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Được Du thần và ông Tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại Hớn Minh (vì trừng trị cậu công tử con quan ỷ thế làm càn mà Hớn Minh phải bỏ thi, sống lẩn tránh trong rừng). Hớn Minh đón Vân Tiên về an dưỡng bệnh. Khoa thi năm ấy Tử Trực đỗ thủ khoa, trở lại nhà họ Võ hỏi thăm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý muốn gả Thể Loan, bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt, Võ Công hổ thẹn quá ốm chết.

Nghe tin Lục Vân Tiên đã chết, Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời. Thái sư đương triều hỏi nàng cho con trai không được, đem lòng thù oán, tâu vua bắt Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua. Thuyền đi tới biên giới, nàng mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đưa nàng dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm lại nằng nặc đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng nương tựa một bà lão dệt vải.

Lục Vân Tiên ở với Hớn Minh, được tiên cho thuốc, mắt lại sáng, liền trở về nhà thăm cha, viếng mộ mẹ, thăm cha của Kiều Nguyệt Nga. Đến khoa thi, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn Minh được tiến cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, Vân Tiên một mình lạc trong rừng và gặp lại Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu hết sự tình, kẻ gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp, Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh phúc.

Nếu hắn nhớ không nhầm thì toàn bộ cốt truyện là như vậy.

Nguyễn Bành vốn cũng thích các giai thoại về anh hùng hào kiệt, bây giờ nghe thấy cốt truyện như vậy thì lập tức hứng thú.

Nhưng hắn vẫn do dự hỏi Quang Anh.

_ Nhưng tao mày chưa được người ta cho phép đã chép sách như thế liệu có được không, tao thấy không hay cho lắm.

Quang Anh lập tức bịa ra một câu truyện an ủi thanh niên.

_ Cậu yên tâm, ông thi hào này mất cũng được mấy năm rồi, lúc đấy cũng muốn viết thành sách nhưng không kịp, con cũng thỉnh thoảng hầu mực rồi nghe ông ấy đọc mới nhớ được.Với lại mình viết có để tên tác giả chứ có ăn cắp đạo nhái gì đâu mà sợ.

Nguyễn Đình Chiểu sống ở năm 1822 -1888,nên bây giờ hắn nói là mất rồi cũng không sai, hiện tại cách năm ông sinh ra còn những 172 năm nữa, đến cả Miền Nam cũng chưa kịp vào bản đồ.

Nếu mà nói thì hắn cũng không thích cái kiểu chép văn của người đời sau để kiếm tiền cho đời trước thế này, mỗi tội là một đồng tiền làm khó anh hùng hào kiệt, dòng đời gian truân nó đưa đẩy.

Nhưng hắn cũng chỉ làm một lần này thôi, không có lần sau đâu.

Cơ bản là hắn cũng chỉ nhớ được mỗi tác phẩm này!!

Quang Anh cau mày một lát rồi nói với Nguyễn Bành.

_ Nhưng mà con nói trước đấy, sau khi chép xong thì con ra tiền đi in với giấy mực nhưng sau khi bán sách gỡ được vốn thì tiền chia 8:2 đấy.

Cái gì cũng vậy, muốn ở với nhau lâu dài thì đầu tiên là tiền bạc phải phân minh ra, mấy cái này mà ngại ngùng không giám nói thì kiểu gì về sau cũng có mâu thuẫn.

Nguyễn Bành lập tức đồng ý.

_ Đương nhiên, tiền với sách đều là của mày, tao chép bản thảo đã ké 2 phần là nhiều lắm rồi, tao chỉ cần một phần thôi là được.

Quang Anh mỉm cười.

_ Không sao, coi như con quà con cảm ơn trước kia cậu dạy chữ Nôm cho con, với lại cậu cũng nhanh lấy vợ cho bọn con được ăn cỗ, ông cũng mong cháu bế lắm rồi đấy! hahaha!

Đây cũng không phải là khách sáo, mà đúng là lúc trước hắn có học chữ Nôm từ Nguyễn Bành thật, ông Lúy tuy cũng biết chữ Nôm nhưng không thạo bằng chữ Hán, có nhiều chữ nhớ mặt cùng nghĩa nhưng viết lại sai chính tả

Đợt đấy may mà còn có Nguyễn Bành tốt bụng dành thời gian buổi tối dạy thêm cho hắn.

Ở đời chỉ sợ người ta tốt với mình mà mình không có gì báo đáp lại.
-----------------
Cảm ơn mọi người đã theo dõi và ủng hộ.