Chương 19: Thu thuế - Binh lực thời Lê Trung Hưng.
Vừa tầm hôm này ông Lúy lại muôn ra ngoài mua mua đồ nên lại gọi hắn ra ngoài cùng.
Ông Lúy cũng có ruộng, nhưng cơ bản là với sản lượng hiện nay thì vẫn kém lắm nên vẫn hay phải ra ngoài mua lương thực về ăn.
Hắn đi một đôi dép cỏ tự đan rồi cầm cái mủng đi theo sau ông Lúy ra ngoài.
Một trong những thứ hắn vẫn không quen được ở thời này là mọi người đều thích đi chân đất, chỉ hôm nào ra đình mới thấy có cụ mang guốc gỗ vào chân, mà đi giày thì càng ít.
Riêng hắn thì chịu không thể quen được, nhất là mùa đông này mà đi chân đất thì buốt hết ngón chân.
Ông Lúy mỗi lần ra đường cứ như là ngôi sao vậy, ai thấy cũng chào, cũng tránh đường sang một bên.
Những cũng không đi được bao lâu,Trâu nhìn thấy lý trưởng cùng vài người chức sắc cao trong làng hớt hải chạy ra cổng làng.
Ông Lúy thấy vậy thì đi đến hỏi lý trưởng.
_ Có truyện gì mà hớt hải thế thầy lý??
_ Thầy Lúy không nhớ à? hôm nay là ngày quan trên xuống thu thuế, tôi phải ra đầu làng đón các quan, thôi! Tôi phải đi ngay kẻo các quan đợi!!
Nói rồi lý trưởng lại vội vàng chạy đi.
Ông Lúy nghe vậy thì cũng tối mặt lại.
Trâu nhìn mặt ông Lúy, cũng không giám nói gì cả, hắn cũng biết thu thuế ở thời phong kiến này là rất nặng.
Lúc này ngoài đình có một đoàn kỵ binh đi tới, đám kỵ binh này có 10 người vây quanh một chiếc xe ngựa.
Kỵ binh mặc quân phục triều đình, phía ngoài mặc giáp da, chẳng tay và chân mang hộ cụ, đầu đội mũ tứ phương (loại mũ hình hộp được trang bị cho quân lính từ thời Hậu Lê)
tay cầm giáo dài, bên hông đeo đao.
Dân chúng hai bên nhìn thấy đều vội vàng chạy chốn.
Đoàn người đến trước cửa làng thì dừng lại, lý trưởng thấy vậy vội dẫn người đến cúi chào.
Trong xe bước ra một người đàn ông trung tuổi, người này bên trong mặc áo Viên Lĩnh cổ tròn, bên ngoài khắc thêm một chiếc áo Giao Lĩnh màu xanh để chống rét, đầu đội mũ vải, chân đi giày đen, thầy thái cao ngạo.
Người này chính là quan thu thuế của huyện.
Thấy người này ra mặt thì lý trưởng không giám lạnh nhạt, vội nói một đông lời nịnh nọt.
Thấy vị thuế quan này có vẻ không kiễn nhẫn nữa thì mới mời ra đình làng, ở đây đã có người mổ gà, thịt lợn làm cỗ bàn đãi các quan.
Thuế quan cùng các kỵ binh đi theo thấy thế thì rất hài lòng, một trong những phúc lợi của việc đi thu thuế là luôn được mời ăn cỗ, phải biết bổng lộc của bọn họ cũng không cao gì,cũng hiếm khi ăn được cỗ bàn linh đình như vậy.
Lý trưởng cho người dắt ngựa đi buộc vào chuồng,sau lại mời đoàn người vào ăn cỗ uống rượu.
Sau khi đánh chén linh đình, lại làm một ấm chè cho tiêu cơm, vị thuế quan này mới vào việc chính- bắt đầu hỏi về việc thu thuế trong làng.
Lý trưởng cho người đi lấy tiền cùng sổ sách đưa cho thuế quan, sau đó mặt nhăn nhó mà kể khổ.
Đại khái là trong làng rất nghèo, dân đói nhiều, toàn là trẻ con nên không có tiền đóng thuế.
Thuế quan làm nghề này lâu lắm rồi, hắn thừa biết là sẽ có chuyện này xảy ra, nổi giận vỗ mạnh tay xuống bàn làm đổ cả ấm trà, mấy tên kỵ binh đằng sau cũng rút đao ra khỏi vỏ, mắt lăm nhìn mấy người lý trưởng, lý trưởng thấy vậy thì run rẩy quỳ xuống để xin tha.
Tên thuế quan vừa mắng xối xả vừa đe dọa làm mấy người phía dưới không giám thở mạnh, chỉ sợ vị quan lớn này bắt mình vì tội thu không đủ thuế.
Sau khi mắng nhiếc xong thì mới bảo lý trưởng dẫn người chỉ đường, hắn ta ra hiệu cho mấy tên kỵ binh đi sau đến tận nhà những kẻ thiếu thuế để thu tiền.
Lý trưởng không còn cách nào khác đành phải cho người dẫn đường.
Thu thuế chính là nguồn thu nhập duy nhất của quốc gia vào thời,(vì trọng nông khinh thương nên chả kinh doanh gì cả) nhưng là thu thuế theo đầu người chứ không phải là theo thu nhập các nhân.
Ví dụ người nghèo cả nhà hai vợ chồng đẻ 6,7 đứa con thì phải đóng cho đủ số đầu người, các nhà giàu có gia tài ngàn lạng bạc thì cũng chỉ phải đóng theo đầu người như vậy.
Thời đại này ruộng đất đều nằm trong tay các địa chủ cùng quý tộc, nông dân phần nhiều không có ruộng phải đi cày thuê rồi nộp " tô" cho chủ, số tô có thể dao động từ 5-7/10 số thu sản lượng, với số tô cao gần như cắt cổ như vậy đã rất khó để không chết đói, vất vả để dành được một chút gì đó thì cuối năm lại phải nộp thuế.
Vậy nên nói dân nghèo thời này rất khó ngóc đầu lên, ăn còn không có thì lấy đâu ra tiền cho con cái học hành.
Ấy là còn chưa nói đến việc số thuế mà quan lại thu có chuẩn hay không, có thu cao hơn thuế để bỏ túi riêng hay không thì không biết được, thuế thu vào lại qua tay bao nhiều người, mỗi người lại nhéo một tý, lên đến quốc khố cũng chả biết còn được bao nhiêu.
Vậy nên triều đình lúc nào cũng thiếu tiền trong khi dân lại tan nhà nát cửa vì đóng thuế.
Nhưng các triều đại phong kiến đều chú trọng việc đóng thuế, nhất là vào thời chiến, thậm chí mỗi lần thu thuế đều có binh lính đi theo, một phần là bảo vệ tiền bạc phần còn lại là cưỡng chế những kẻ không chịu đóng thuế.
Theo như ghi chép của một số người phương Tây từng đến đằng ngoài thì dưới thời Thanh Đô vương Trịnh Tráng, quân thường trực đằng ngoài có 30 vạn bộ binh, hai ngàn thớt voi chiến cùng 102 ngàn quân kỵ, trong đó có có 5000 quân thiết kỵ bọc sắt từng vây thành nhà Mạc (102 ngàn kỵ binh nghe hơi ảo nhỉ), Thuyền chiến 600 chiếc, mỗi chiếc đều được trang bị 3 khẩu súng nhỡ (Kiểu như pháo nhỏ) một ở đầu thuyền và 2 cái ở đuôi.
Thế tức là với nhân khẩu gần 5 triệu người của đằng ngoài thì cứ 10 dân phải nuôi 1 lính, chưa kể ngựa - voi- áo giáp - binh khí - thuyền,.. tổn hao do chiến tranh.
Để duy trì được lượng quân đội này vận hành thìđúng là phải ghè cổ người dân ra mà thu thuế, nhiều khi sau trong chiến tranh dân chết đói còn nhiều hơn lính chết trận.
Mấy tên kỵ binh được dẫn đường lao ấm ầm vào nhà những người thiếu thuế, ai đọc tác phẩm Tắt Đèn đến đoạn cai Lệ lao vào nhà thu thuế của chị Dậu thì sẽ hiểu, chỉ hơn chứ không kém.
Chúng lao vào đánh đập một trận, rồi lục xoát khắp nhà, không có tiền thì lấy lương thực bù vào, người ta van xin thì bị đánh đập không thương tiếc, những người không tiền không lương thì lôi ra đình trói lại để sử phạt, bao giờ người nhà đến nộp đủ tiền mới thả ra. tất nhiên là số tiền kẻ nghèo đói này thiếu thì làng phải đóng cho thuế quan trước.
Sau khí thu đủ thuế thì nhưng kẻ này ung dùng rời khỏi làng, để lại sau lưng cảnh dân chúng kêu rên hơn cả gặp cướp.
Ít nhất bọn cướp chỉ cướp một lần rồi đi, còn bọn này năm nào cũng đến cướp.