Chương 20: Tết.
Ngày qua đêm tới, vào cái là đến tết.
Trong lang bắt đầu có không khí vui mừng vì năm nay chiến loạn tạm thời bình ổn những người bắt đi lính,đi phu đã có một bộ phận trở về đoàn tụ được với gia đình, tất nhiên luôn có phần nhiều những người không thể trở về được.
Nhưng dù vậy vẫn khiến trong làng vui vẻ lên phần nào.
Người người ra chợ mua gạo, bánh về đón tết, có gì ngon hay đẹp để dành trong nhà đều lấy ra dùng hết.
Ông Lúy cũng dắt cả nhà đi sắm đồ tết, tất nhiều là đồ tết sở thời này không đầy đủ với náo nhiệt được như sau này nhưng vẫn mang một không khí hân hoan khó tả.
Thằng Sứt bây giờ mới chịu lôi bộ quần áo mới ra mặc, còn không giám chạy nhanh như kiểu sợ áo bay mất.
Ông Lúy thuê đồ tể đến mổ hai con lợn, một phần thì bán đi nhưng giữ lại hai cái đùi lợn để ăn tết, hắn còn bảo ông giữ lại bộ lòng lợn, vì biết thời này người ta không biêt snaaus mấy thứ này làm nó không ngon nên thường đêm đi bán rẻ.
Mấy đứa trẻ háo hức quây lại xem mổ lợn, cả hàng xóm cũng ghé sang chờ để chờ mua thịt về ăn tết.
Tối hôm đấy là 29 tết, hắn trổ tài làm món lòng lợn tiết canh cho mọi người nếm thử, mọi người khen không dứt miệng, Riêng bố con ông Lúy với Nguyễn Bành thì lấy nhắm hết cả bầu rượu.
Sang hôm 30 tết, gần như chẳng còn mấy ai đi làm nữa, mọi người cùng nhau gói bánh trưng, nhà ông năm nào cũng nuôi lợn nên cuối năm trong bánh kiểu gì thêm được mấy miếng thịt, bánh mứt được đặt trong tử, ông Lúy giao chìa khóa tủ cho Thị Linh bảo quản để không ai ăn vụng được, nhưng vừa quay lưng đi thì Thị Linh đã đầu têu mở tủ ăn vụng, lại còn chia cho ba người khác mấy miếng chè lam để bịt miệng, miếng chè thơm ngọt có tẩm bột gạo bên ngoài dư sức bịt miệng cả Nguyễn Bành.
Chiều hôm đấy thằng Sứt về nhà một chuyến, thằng này không mồ côi, nó vẫn có bố mẹ, chẳng qua bố mẹ nó đẻ tận 7 anh chị em, nhà nghèo nên phải bán bớt nó đi ở đợ chứ không thì chết đói, ông Lúy còn cho nó một miếng thịt lợn to để nó đem về nhà ăn tết.
Thành ra đêm 30 hôm đấy là đêm đầu tiên hắn ngủ 1 mình từ lúc sống lại đến giờ.
Sáng mùng một, trời vừa sáng là tiếng pháo tép trong làng nổ đôm đốp rồi, Nguyễn Bành với Thị Linh cũng dậy thật sơn, cả hai đều mặc quần áo thật đẹp sau đó cùng với Trâu, cả ba người đi chức tết ông Lúy,
Mỗi người đều được ông Lúy mừng tuổi cho một cái bao lì xì màu đỏ, Trâu cũng cười tít cả mắt, lâu lắm rồi hắn mới được nhận lì xì.
Đáng nhẽ mùng 1 thì người ta đi thăm lễ bên nội, nhưng ông Lúy bên nội cũng không còn ai, nên mọi người quyết định tổ chức đi lễ chùa cầu may.
Mùng 1 tết mọi người đi rất đông, tuy người bây giờ không nhiều nhưng chùa cũng không to như sau này nên vẫn cảm giác rất chen chúc, vì người thời này rất tâm linh.
Trong một cuốn giã sử ở Hàn Quốc kể về một lần sứ thần nước này đi sứ sáng Trung Quốc gặp được sứ thần nhà Lê có viết:"Tính người nhanh nhẹn dũng cảm, ưa tắm giỏi bơi, thích tranh đấu, tin quỷ thần, kính đạo Nho, đọc sách, coi trọng tang tế. Ẩm thực giống Trung Quốc. Đầu thắt Võng cân, chân đi giày đỏ. Nghề nghiệp: gần núi thì cày cấy, trồng dâu, ven biển thì đánh cá, làm muối. Thổ sản già nam hương (tức trầm hương), hồ tiêu, đường trắng, sợi bông."
Tin quỷ thần thì hắn thấy rồi, chứ ưa tắm thì nhìn vào thằng Sứt làm hắn hơi lung lay.
Mọi người thành kính vào chùa thắp nén hương cầu phúc, sau đấy đi rút sâm rồi xem quẻ.
Nguyễn Bành nổi hứng dẫn mọi người đi ngắm cảnh quanh chừa sáu đấy lại "tức cảnh sinh tình" mà làm một bài thơ, hắn thì chả nghe ra bài thơ hay ở chỗ nào trong khi Thị Linh thì vỗ tay ríu rít, ông Lúy cũng cảm giác con mình sắp thành tài đến nới rồi.
Sáng mùng 2, Trời vừa sáng tỏ là đã có người đến chúc tết, mấy đứa trẻ được lì xì xong thì hớn hở chạy ra hội làng, năm nay làng Yên Lãng hơi có phong ba một chút nhưng tổng thế mà nói vẫn còn hơn mấy làng khác chán, nên hội làng cũng o, nhiều người đổ về xem.
Hội làng năm nay có đủ các trò, từ đá gà, chơi cù, đấu vật, thơ ca,... Các nam thanh nữ tứ mặc những bộ áo tấc hoặc giao linh xinh đẹp mà đi qua đi lại, kết bạn đi hội du xuân.
Mùng 3 tết thầy cô, Nguyễn Bành cũng sang chúc tết nhà thầy đồ từ sáng sớm rồi, võ sinh của ông Lúy cũng tụ tập lại với đến chúc tết thầy, mấy ông này được cái trực tiếp,vào chúc tết tặng quà xong thì chè chén linh đình, vì đồ tết năm nay là Trâu nấu nên mấy người vừa ăn vừa khen không dứt miệng, chỉ khổ hắn với Thị Linh, mới mùng 3 tết đã phải chạy như chạy cỗ.
Đến tối hôm đấy, cuối cùng hội làng cũng kết thức, mọi người cùng nhau đốt vàng mã cho người đã khuất rồi cũng nhau ăn một bữa cơm gọi là bữa ra tết, ngoài của gió thổi vi vít liên hồi, bên trong nhà cơm canh nóng hổi, mọi người trò chuyện vui vẻ ấm cúng, làm cho Trâu cũng vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Vậy là hắn đã ở nơi này qua được cái tết đầu tiên, cũng có được một gia đình mới. Trâu cầu mong cho cha mẹ mình ở tương lai cũng mạnh khỏe, vui vẻ đến già.