Chương 6: Dạ Đàm
Tôn Kiên ngay từ khi còn trẻ đã lộ ra bản lĩnh phi thường, năm 172 đời Hán Linh Đế tại quận Cối Kê có người tên là Hứa Xương, kẻ này dấy binh chống lại triều đình ở Cú Chương, tự xưng là Dương Minh hoàng đế binh lực hơn 1 vạn người.
Tôn Kiên năm đó mới 18 tuổi, bản thân cũng chỉ là một vị quan Tư Mã nho nhỏ nhưng cũng tự chiêu mộ 1000 binh lính, hợp lực cùng quân sĩ trong các quận lân cận đánh tan Hứa Xương.
Sau cuộc chiến này Tôn Kiên liền được thăng làm huyện thừa huyện Diễm Độc sau đó lại qua vài năm Tôn Kiên tiếp tục được phong làm huyện thừa ở Vu Thai rồi cả Hạ Bi.
Bản thân Tôn Kiên là huyện thừa ba quận của đất Giang Đông, phóng mắt khắp Giang Đông cũng là một phương thế lực.
Tôn Kiên có thể coi là một vị tướng ngu trung hiếm hoi với triều đình trong thời đại này, trời cao hoàng đế xa, ông ta không thể lại gần được hoàng đế nhưng bản tâm vẫn luôn hướng về nhà Hán..
Lúc này Tôn Kiên cũng đã gần 30 tuổi, được người đời gọi là Giang Đông Mãnh Hổ. Tôn Kiên chính là ngôi sao sáng nhất đất Giang Đông hiện nay.
Bất cứ nam nhân Giang Đông nào khi nhìn thấy cờ của Tôn Gia Quân thì đêu mang theo một vẻ kính nể.
Tôn Gia Quân của Tôn gia là đội quân duy nhất ở Giang Đông chưa từng bại bởi tay đám người Bách Việt.
Nói đến Bách Việt tộc có thể coi là nỗi đau của người Giang Đông, phương nam có vô số hệ thống sông ngòi chằng chịt, chính nhờ hệ thống sông ngòi này có thể giúp người phương nam tránh được vó ngựa phương Bắc đánh xuống, cho dù bất cứ thời đại nào trong lịch sử trung nguyên thì đất Giang Đông đều được coi là dễ thủ khó công.
Giang Đông khó có thể thành được nghiệp lớn thống nhất thiên hạ nhưng cũng có thể an an ổn ổn phát triển, cái làm người Giang Đông lo lắng nhất chính là tộc Bách Việt ở phương Nam.
Tộc Bách Việt là nhiều bộ lạc người Việt khác nhau tập trung mà thành, vì ngay cả trong chính tộc Bách Việt cũng không có phong tục thống nhất, chữ cái thống nhất, ngôn ngữ thống nhất đồng thời cũng không sống trên cùng một phạm vi lãnh thổ nên có thể coi tộc Bách Việt là tên gọi chung của nhiều nhiều bộ tộc người Việt nhỏ đồng thời không ai phục ai, không có khả năng tự hợp nhất với nhau.
Tộc Bách Việt dân số thua xa người Giang Đông nhưng lại am hiểu chiến đấu trong núi rừng, lợi dụng địa hình địa lợi làm người giang Đông đau đầu không thể tả, bằng vào cách chiến đấu này không có nhiều đại tướng Giang Đông có thể thắng được người Bách Việt, chủ yếu chỉ có thể đẩy lùi được đám người Bách Việt này trở lại mà thôi.
Chung quy là người Bách Việt có thể gây tổn hại rất lớn về của cải, vật chất của Đông Ngô nhưng tuyệt đối không đủ sức làm căn cơ Đông Ngô dao động còn người Đông Ngô cũng không thể tận diệt người Bách Việt, hai bên muốn làm gì nhau quả thật cũng khó vô cùng.
Tôn Kiên cũng không giống với những tướng quân vùng Giang Đông khác, ông ta là một trong những tướng quân lãnh binh hiếm hoi khi chiến đấu với người Bách Việt chưa từng một lần thua trận, lần này cũng vậy.
Tôn Kiên dẫn 7000 Tôn Gia Quân đánh bại Nghiêm Minh tộc trưởng Lạc Việt Tộc, một phần của tộc Bách Việt sau đó liền bắt theo một lượng lớn nô lệ Lạc Việt Tộc trở về Hạ Bì.
Người dân Hạ Bì thật ra đã quá quen với chiến công của Tôn Kiên, bọn họ cũng không quá mức bất ngờ với chiến công đánh bại Nghiêm Minh tộc trưởng của Tôn Kiên nhưng có lẽ chỉ có Tôn Kiên mới biết được trận chiến này khó khăn thế nào.
Đừng nghĩ trận chiến này Tôn Kiên thắng đẹp, thắng dễ dàng, nếu không phải thời gian Nghiêm Minh lên ngôi tộc trưởng quá mức ngắn ngủi, nếu không phải binh lính Lạc Việt Tộc không thể so sánh với Tôn Gia Quân, nếu không phải bọn họ có nội gian mở đường, căn bản rất khó thắng nổi Nghiêm Minh, chỉ riêng võ dũng của vị tộc trưởng trẻ tuổi kia đã khiến Tôn Kiên tự thẹn không bằng thậm chí vì chém giết Nghiêm Minh bản thân Tôn Kiên suýt nữa mất ái tướng Chu Trị, nghĩ đến một trận chiến kia Tôn Kiên ký ức vẫn một mực rõ ràng như vậy.
Cũng không biết có phải do một trận chiến với Nghiêm Minh hay không, từ sau lần dẫn binh đánh Lạc Việt Tộc này, Tôn Kiên cũng không một lần nào tấn công vào đất Bách Việt.
.......
Bỏ đi chiến lực của Nghiêm Minh thì Tôn Kiên cũng có thể tạm thời hài lòng với kết quả cuộc chiến này, Trình Phổ vậy mà mang tới cho hắn một mãnh tướng.
Không ngoài dự đoán của Tôn Kiên, bản thân Yết Kiêu cực kỳ thù hận người Giang Đông nói chung cùng Tôn Gia nói riêng nhưng vì cả vợ cùng con trai hắn đều đang trong tay Tôn Kiên vì vậy cũng chỉ có thể cúi đầu nhận mệnh, vì Tôn Kiên hiệu lực.
Tôn Kiên không phải là hạng người vô dụng, ông ta có phách lực cũng có năng lực tin tưởng không sớm thì muộn cũng có thể chiêu mộ viên mãnh tướng này để hắn toàn tâm toàn ý trung thành với Tôn gia chính vì vậy Tôn Kiên đối với Yết Kiêu tương đối hậu, thân là hàng binh, chức quan cũng chỉ là hiệu úy nhưng Yết Kiêu lại được tặng một phủ đệ riêng ở Hạ Bì đồng thời cho phép hắn lựa chọn vài người trong số đám nô lệ Lạc Việt Tộc bị bắt trở thành người hầu trong phủ.
Tôn Kiên tất nhiên cũng có thể tự cấp người hầu cho Yết Kiêu nhưng mục đích chính của ông ta làm bắt được càng nhiều ràng buộc của Yết Kiêu, chỉ cần nắm được càng nhiều mối quan hệ của Yết Kiêu tương đương với nắm được càng nhiều nhược điểm của hắn, nhất định có thể khiến Yết Kiêu không dám phản bội từ đó chỉ có thể thật tâm phục vụ Tôn gia.
Yết Kiêu bản thân có thực tài lại được cả Tôn Kiên tướng quân cùng Trình Phổ để ý, cuộc sống sau này ở trong Tôn Quân, ở trong Hạ Bì tuyệt đối không tệ.
........
Đêm thứ hai sau khi Nghiêm Quang sinh ra, Tôn Kiên cho người thiết yến tiệc tại Hạ Bì cho gọi toàn bộ tướng lĩnh có công trong chiến dịch tiêu diệt Nghiêm Minh, đương nhiên Tôn Kiên cũng cho mời Yết Kiêu.
Yết Kiêu bản thân rốt cuộc vẫn từ chối tham dự yến tiệc, xuất phát từ vấn đề nhân nghĩa, Tôn Kiên cũng không ép buộc hắn hơn nữa trải qua hành trình dài mới đến Hạ Bì, con trai của Yết Kiêu cũng mới sinh, Tôn Kiên cũng sẽ châm chước cho Yết Kiêu có chút thời gian ở với gia đình.
Biệt phủ của Yết Kiêu cũng không có tên dù sao Yết Kiêu chỉ là một hiệu úy không hơn không kém, biệt phủ này cũng nằm ở ngoại vi thành Hạ Bì, thân là người tộc Bách Việt lại là bên thua trận, Yết Kiêu căn bản không muốn gặp quá nhiều người Giang Đông, người Bách Việt cùng người Giang Đông vốn là cực kỳ không thích nhau, biệt phủ của Yết Kiêu đặt tại nơi này cũng có thể thấy được tâm ý của Tôn Kiên, kẻ này đúng là thực tâm suy nghĩ cho Yết Kiêu.
Không thể không nói, trong sơ kỳ Tam Quốc, Tôn Kiên tuyệt đối là một minh chủ làm người khác hướng về.
Trong biệt phủ của Yết Kiêu lúc này, trái với suy nghĩ của Tôn Kiên, trong căn phòng nhỏ, Yết Kiêu cúi đầu, hai tay nắm chặt run lên, hắn căn bản không dám nhìn người nữ nhân trước mặt, trên mặt chỉ có hổ thẹn.
"Cơ phu nhân, Yết cho dù chết cũng nhất định không phản bội đại nhân chỉ là Yết cũng không thể nhìn thấy phu nhân cùng thiếu chủ bị khi nhục, cũng chỉ có cách này mới có thể bảo vệ tính mạng cho phu nhân cùng thiếu chủ".
Đối diện với Yết Kiêu là một nữ nhân yết ớt đang nằm trên giường, nàng nằm nghiêng nửa người, ánh mắt đầy âu yếm nhìn hài nhi đang quấn chăn mỏng bên cạnh, nàng đương nhiên không trách Yết Kiêu.
Nếu không phải nàng thân mang hài tử của hắn, nàng nhất định sẽ vì hắn tự vẫn, theo chàng mà đi.
Nàng hiện nay cũng không phải là nữ nhân ‘bình thường’ trong mắt Tôn Kiên kia, trên giường lúc này là một nữ tử làn da trắng có chút yếu ớt, thân thể mềm mại tựa như không xương, khuôn mặt xinh đẹp nhưng lại thiếu đi vài phần sức sống, ánh mắt vừa mang theo yêu thương nhưng cũng mang theo nỗi buồn man mác.
Nàng là mỹ nhân đẹp nhất đất Lạc Việt, họ Mị tên Cơ.
Nhìn hài tử đang ngủ ngon ngọt bên cạnh, Mị Cơ mỉm cười.
Mị gia là danh gia vọng tộc đất Lạc Việt nhưng lại không ai biết được Mị Cơ lại là nữ nhân của Nghiêm Minh tộc trưởng.
Bằng vào địa vị của Mị gia lại thêm thân phận của Nghiêm Minh căn bản không cần phải dấu cọc hôn sự này, căn bản không cần phải che dấu người trong tộc nhưng mà Nghiêm Minh vẫn làm vậy, bản thân Nghiêm Minh lúc đó cho dù yêu Mị Cơ sâu đậm nhưng cũng không muốn đẩy nàng vào chỗ chết.
Nghiêm Minh là tộc trưởng tài năng nhất trong lịch sử Lạc Việt Tộc, hắn mang theo hùng tâm vô song, hắn muốn thống nhất toàn bộ các chi của tộc Bách Việt, hắn muốn xưng hoàng xưng đế, khiến người Bách Việt có quốc gia riêng, khiến người Bách Việt có thể cùng người Hán đặt song song, không còn bị đô hộ, không còn bị áp bức, đây là một nguyện vọng của Nghiêm Minh.
Nghiêm Minh còn phải đi trên một con đường rất dài, hắn như đi trên một cây cầu độc mộc không nhìn thấy điểm cuối cũng không có khả năng quay đầu trở về vậy.
Nghiêm Minh biết đối mặt với hắn sau này không phải chỉ là những bộ lạc người Bách Việt xung quanh mà là toàn bộ Trung Nguyên.
Nếu hắn thành công hắn nhất định sẽ cho Mị Cơ một cái danh phận, nhất định sẽ hảo hảo bù đắp cho nàng nhưng nếu hắn thất bại thì sao?, hắn không dám tưởng tượng nếu hắn thất bại sẽ như thế nào.
Nghiêm Minh có thể chết nhưng hắn không muốn Mị Cơ chết theo mình, từ đó có rất ít người trong bộ lạc có thể biết mối quan hệ của Nghiêm Minh cùng Mị Cơ.
Yết Kiêu thân là gia nô của Nghiêm gia, từ nhỏ lớn lên bên cạnh Nghiêm Minh phụng Nghiêm Minh là chủ, Yết Kiêu đương nhiên cũng biết mối quan hệ giữa Nghiêm Minh cùng Mị Cơ thậm chí Mị Cơ còn đặt trong nhà Yết Kiêu, do Yết Kiêu hắn đến bảo vệ.
Nếu không phải Mị Cơ có thai, nếu không phải Mị Cơ mang theo cốt nhục của chủ nhân, yết Kiêu ngày đó cũng theo Nghiêm Minh mà chiến tử, hắn tuyệt đối không đầu nhập vào trong tay giặc, sâu trong lòng Yết Kiêu vẫn luôn có một cỗ sát khí sâu đậm với Tôn Kiên.
Mị Cơ lúc này nghe Yết Kiêu nói, thân hình của nàng nhè nhẹ run lên, nàng cho dù là thân nữ nhi nhưng cũng không phải loại nữ nhân không biết tiến thối, lại càng không phải loại nữ nhân bị thù hận làm mờ mắt, loại nữ nhân này căn bản không có tư cách ở bên Nghiêm Minh, tầm mắt của nàng thật sự rất xa, nàng là một nữ nhân lý trí.
Nhìn Nghiêm Quang bên thành giường, nàng lại hướng về Yết Kiêu đứng đó nhè nhẹ mà mỉm cười, nụ cười như hoa như ngọc, nụ cười làm ánh trăng trên cao kia có lẽ cũng dần trở nên phai mờ.
"Yết, ngươi cũng không cần tự trách mình, tính mạng mẫu tử hai ta tất cả đều là nhờ Yết tướng quân dùng tôn nghiêm đánh đổi, Cơ có tư cách gì trách ngươi, có trách chỉ có trách kẻ đó".
Nói xong ánh mắt Mị Cơ lộ ra cái nhìn hận thấu xương.
Yết Kiêu nghe vậy ánh mắt cũng xuất hiện sát khí, hắn xin thề nếu hắn sau này có cơ hội nhất định sẽ xé xác kẻ đó ra làm trăm mảnh, ngàn mảnh, vì chủ nhân báo thù.
Kẻ đó trong lời nói của Mị Cơ không phải là Tôn Kiên, đứng từ vị trí của Tôn Kiên hắn đâu làm gì sai?, hai quân đánh nhau quan trọng chỉ là kết quả.
Người làm Mị Cơ hận nhất chính là ‘người nhà’.
Tộc trưởng hiện nay của Lạc Việt tộc – Nghiêm Đề.
Nếu không phải kẻ này phản bội Nghiêm Minh, Tôn Kiên đừng mơ có thể đánh bại Lạc Việt Tộc dễ dàng như vậy.
Như cảm nhận được mẫu thân giận dữ, ở bên cạnh nàng vốn đang say ngủ, Nghiêm Quang rốt cuộc mở mắt.
Hắn thật ra cũng không phải là ngủ nhưng mà thân thể mới sinh ra yết ớt vô cùng, đến cả mí mắt cũng lười mở, hắn chỉ có thể dụng tâm lắng nghe tất cả.
Qua câu chuyện vừa rồi hắn cũng hiểu được tại sao Yết Kiêu thân phận vốn là gia thần của cha hắn lại trở thành phụ thân của hắn.
Hắn hiện tại đến cả quay đầu cũng khó, Nghiêm Quang không thể tự mình quan sát được Yết Kiêu nhưng hắn lần đầu tiên đối với vị danh tướng mà mình triệu hoán này xuất hiện sự cảm phục.
Danh tướng mà hệ thống triệu hoán cũng không vô tình, cũng không tầm thường như những NPC trong game, bọn họ có nhân cách của mình, có cuộc đời của mình, có tự thân ý thức của mình.
Yết Kiêu vì Nghiêm gia, vì gia đình hắn hy sinh nhiều lắm.
......
Mị Cơ thấy Nghiêm Quang mở mắt, nàng sợ cảm xúc của mình làm hài nhi sợ hãi liền cố gắng bình ổn lại tâm tình, nhè nhẹ vuốt ve làn da mịn màng của hài nhi sau đó nhẹ hôn lên trán con trai.
"Quang, con đừng sợ, phụ thân của con là một nam nhân đỉnh thiên lập địa, sau này Quang con nhất định cũng như phụ thân, trở thành một cái đỉnh thiên lập địa nam nhân ".
Nàng nhìn đứa con trai của mình và Nghiêm Minh đầy âu yếm cũng tràn ngập tình thương.
Nàng thật ra không muốn đứa con trai này tiếp bước cha hắn... nàng thật tâm mong đứa trẻ này có thể bình bình an an sống một đời, nàng thậm chí cũng không muốn truyền hận thù của đời trước cho con trai mình nhưng mà... kể cả như thế nàng vẫn muốn hướng hắn giống như phụ thân hắn, trở thành một nam nhân người người kính phục.
Tấm lòng của người mẹ đối với con cái đôi khi khó hiểu như vậy, trước sau có chút mâu thuẫn với nhau nhưng lại cực kỳ hợp lý.
Yết Kiêu cũng ngửa mặt lên nhìn thiếu chủ, hắn có thể cảm nhận được ánh mắt của thiếu chủ tràn ngập sức sống, hắn không giống Mị Cơ, hắn chính là chân tâm mong muốn thiếu chủ có thể nối nghiệp chủ nhân, có thể vì chủ nhân báo thù, có thể tiếp nối ước vọng của chủ nhân.
Ngay lúc này, ở bên ngoài đột nhiên vang lên tiếng gõ cửa.
Lúc này đã là đêm muộn, ai có thể đến mà gõ cửa?, phải biết đây chính là phòng riêng của Yết Kiêu cùng phu nhân, tại biệt phủ này Yết Kiêu chính là lão đại, kẻ nào dám đến gõ cửa?.
Yết Kiêu làm dấu im lặng cho Mị Cơ, giọng nói của hắn mang theo một tia không vui.
"Ai?".
Người ở bên ngoài gần như không để ý đến ngữ khí của Yết Kiêu, giọng nói cực kỳ bình thản vang lên.
"Là ta".
Nghe thấy cái âm thanh này, cả Yết Kiêu cùng Mị Cơ sắc mặt liền tốt hơn hẳn, hai người trong mắt đều lộ ra ý cười.
"Là Chu tiên sinh sao, mời tiên sinh vào".
Tháo then cửa, hai cánh cửa mở ra, ở bên ngoài có một trung niên nhân sĩ đợi sẵn.
Người này thân cao chỉ 1m7, một thân áo xanh toát ra vẻ nho nhã, trên người ngập tràn khí tức kẻ văn nhân, khuôn mặt người này thường thường không có gì đặc biệt nhưng lại lộ ra nét cương trực, lộ ra vài phần khí khái không thuộc về văn nhân, ánh mắt của người này rất sâu cũng rất trong, ánh mắt như có thể nhìn xuyên qua nội tâm người khác.
Người này chính là Chu tiên sinh trong miệng Yết Kiêu.
Chu tiên sinh đối với Yết Kiêu khẽ mỉm cười sau đó bước vào trong phòng, ánh mắt chuyển đến Mị Cơ cùng Nghiêm Quang trên giường, Chu tiên sinh liền cung kính cúi đầu.
"Phu nhân, Chu mỗ thẹn với phu nhân".
Người khác xuất hiện, Nghiêm Quang hắn có thể không nhìn nhưng mà Chu tiên sinh đi đến, hắn không thể không xem.
Cơ hồ dùng hết sức bú sữa mẹ, hắn nhẹ quay đầu nhìn về phía Chu tiên sinh, trong mắt liền xuất hiện một tia vui vẻ.
So với Yết Kiêu hay thậm chí so với bất cứ danh tướng – danh nhân nào trong lịch sử Việt Nam chỉ sợ không có ai quen thuộc với hắn bằng vị Chu tiên sinh kia.
Ai bảo cấp 2 rồi cấp 3 hắn đều học trong ngôi trường mang tên vị danh nhân này?.
.......
- Tên: Chu An (Chu Văn An)
- Phân Dạng: Văn Thần
- Tuổi Tác: 45
- Võ Lực: 47
- Trí Lực: 88
- Mị Lực: 85
- Lĩnh Binh: 32
- Nội Trị: 94
- Trung Thành: 120
- Binh Chủng (Kỵ Binh: D, Cung Binh: D, Kích Binh: D, Giáo Binh: D, Thủy Binh: D, Cơ Binh: D)
- Thân Phận Xuất Hiện: Đệ nhất mưu sĩ của phụ thân ký chủ.