Chương 10: Cây Quan Hệ
Vì cái dạng câu trả lời cực kỳ không có trách nhiệm này nên có rất nhiều việc hắn phải tự nghĩ, hắn phải tự hiểu sau đó trải qua 3 năm thời gian cũng đồng nghĩa với 3 lần triệu hoán danh tướng thì hắn rốt cuộc cũng đại khái nắm được cách hệ thống ‘random’ danh tướng.
Hệ thống giống như một tác giả viết kịch bản vậy, danh tướng xuất hiện tuyệt đối sẽ không phải dạng vô thân vô cố, sẽ không phải từ dưới đất chui lên.
Cái này xin làm ví dụ một chút, Nghiêm Quang hắn cảm thấy sẽ không thể có việc Đức Thánh – Trần Hưng Đạo đột nhiên được triệu hoán sau đó đột nhiên xuất hiện rồi nói mấy dòng thoại đại khái như ‘ta cùng ngươi có duyên’, ‘từ chỗ u minh cảm thấy có lời mời gọi nên đầu nhập ngươi’... mấy cái lý do này thực sự rất đáng ăn gạch.
Hệ thống đúng là random triệu hoán nhưng nó triệu hoán dựa trên một cái kịch bản, dựa trên một mối quan hệ gọi là cây quan hệ.
Thế nào là cây quan hệ?, lấy Nghiêm Quang hắn làm trung tâm vậy hắn chỉ có hai nhánh quan hệ, đầu tiên là Mị Cơ, thứ hai liền là Nghiêm Minh.
Về phần Nghiêm Minh lại có bao nhiêu nhánh quan hệ cái này Nghiêm Quang không rõ nhưng chí ít cũng đã có hai nhánh Yết Kiêu cùng Chu Văn An, sau đó từ hai người lại xuất hiện những nhánh cây khác nhau.
Nếu coi Nghiêm Minh – Yết Kiêu – Chu Văn An là những nhân vật định trước trong kịch bản thì tất cả những nhân vật Nghiêm Quang có thể triệu hoán đều sẽ dựa trên nhánh quan hệ của 3 người này mà có quan hệ với hắn.
Tất nhiên Nghiêm Quang hắn cũng phải tự mình có nhánh quan hệ trực tiếp của hắn nhưng hiện tại hắn quá nhỏ bé, quá vô lực, tất cả các nhánh quan hệ đều là gián tiếp, đều là thông qua Nghiêm Minh gián tiếp đặt lên trên người hắn.
Năm Nghiêm Quang 2 tuổi, hắn triệu hoán một vị tộc thúc, gọi là Nghiêm Phụ, là một vị danh tướng họ Nghiêm chân chính cũng là vị danh tướng đầu tiên không lập tức đến đầu nhập hắn hoặc không trực tiếp xuất hiện bên cạnh hắn.
Thật ra Nghiêm Quang cũng không biết Nghiêm Phụ là ai vì vậy cũng phải hỏi hệ thống, hỏi xong mới biết vị tộc thúc này của hắn cũng rất không tầm thường.
Nghiêm Phụ Nghiêm Phụ sinh năm Canh Ngọ đời vua Lê Nhân Tông niên hiệu Thái Hòa thứ 8 (1450).
Ông theo học tại trường Thái học sinh. Năm 24 tuổi (1473), Nghiêm Phụ dự khoa thi Hương và đỗ Tứ trường.
Năm 28 tuổi, khoa thi Hương năm Đinh Dậu thời Hồng Đức năm thứ 8 (1477), ông đỗ Nho sinh Trúng thức.
Năm 29 tuổi, khoa thi Hội năm Mậu Tuất thời Hồng Đức năm thứ 9 (1478), ông đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân và được ban chức quan Gia hạnh Đại phu - Nghệ An đạo tán trị Thừa Tuyên xứ - Tổng đốc[4].
Nghiêm Phụ trong lịch sử không hẳn là nhân vật nổi tiếng nhưng tài năng tuyệt đối không thấp bởi bảng chỉ số của Nghiêm Phụ làm Nghiêm Quang hắn tương đối hài lòng.
.......
- Tên: Nghiêm Phụ
- Phân Dạng: Quan Văn
- Tuổi Tác: 42
- Võ Lực: 35
- Trí Lực: 84
- Mị Lực: 88
- Lĩnh Binh: 40
- Nội Trị: 65
- Trung Thành: 64
- Binh Chủng (Kỵ Binh: D, Cung Binh: B, Kích Binh: D, Giáo Binh: C, Thủy Binh: D, Cơ Binh: D)
- Thân Phận Xuất Hiện: Anh Họ Của Nghiêm Minh
........
Những thứ khác Nghiêm Quang không nói gì nhiều về Nghiêm Phụ, bản thân Nghiêm Phụ là thuần dạng văn nhân, là người am hiểu nội chính ngoài ra không có gì đặc sắc nhưng mà... Nghiêm Quang để ý đến điểm mị lực của Nghiêm Phụ.
Như hệ thống đã nói, điểm mị lực là cái điểm khó kiểm tra nguồn gốc nhất, ví dụ mị lực của Nguyễn Hiển đến từ sự thông minh cơ trí, đến từ tài năng thiên bẩm của hắn trong mắt người đời.
Mị lực của giáo sư Chu Văn An đến từ tài năng của ông, đến từ bản tính cương trực không sợ hãi cường quyền.
Vậy mị lực của Nghiêm Phụ đến từ đâu?, đến từ nhân mạch của ông trong Nghiêm gia, đến từ mối quan hệ của ông trong Lạc Việt Tộc, ở bên trong Lạc Việt Tộc lời nói cùng danh vọng của Nghiêm Phụ rất cao, cao đến mức ngay cả Nghiêm Đề cũng không dám đơn giản đắc tội.
Tại sao lại cao như vậy?, đây là vì Nghiêm Phụ cùng Nghiêm Minh đời trước chính là hai người tranh chấp ngôi vị tộc trưởng với nhau, bản thân Nghiêm Đề mà không có Tôn gia đằng sau chống lưng hắn căn bản đấu không lại Nghiêm Phụ.
Nghiêm Phụ là cùng một thời kỳ, là đối thủ của phụ thân hắn.
Dĩ nhiên Nghiêm Phụ mạnh không phải vì võ lực mà là vì văn lực, tại Nghiêm tộc mà nói đúng là không có nhiều người tài năng áp qua được Nghiêm Phụ, ông tính cách ôn hòa, sắp xếp công việc đâu gia đó, nhân mạch trong đám danh sĩ rất cao, cho dù là tài hay là đức đều được người trong tộc trọng vọng.
Chỉ là Nghiêm Phụ bản thân làm người theo phái chủ hòa, không như Nghiêm Minh, nếu ông ta lên làm tộc trưởng Lạc Việt Tộc thì rất có khả năng quân Tôn gia không đánh người Lạc Việt cũng tự hàng.
Nghiêm Quang hắn chỉ có duy nhất một việc không hiểu, vì cái ghì độ trung thành của Nghiêm Phụ đối với hắn cao đến 64?.
Đừng nghĩ 64 là thấp, điểm trung thanh dưới 30 danh tướng mới sẽ làm ra hành động phản bội, điểm trung thành từ 30 – 50 thường thường danh tướng cũng sẽ không hợp tính hoặc có điều gì đó không thích ở chủ tướng nhưng vì một số lý do cũng sẽ không phản bội.
Loại điểm trung thành từ 30-50 có thể coi là... chịu đựng, là danh tướng đanh phải chịu đựng chủ tướng, về phần tại sao bọn họ không phản bội thì có rất nhiều lý do, không ai biết được, loại điểm trung thành này nếu một mực để như vậy thì trước sau gì cũng sẽ hạ thấp xuống 30 sau đó phản bội chỉ khác là có cơ hội cho chủ tướng sửa sai, có cơ hội cho chủ tướng tìm cách tăng độ trung thành của danh tướng.
Nếu điểm trung thành như Nghiêm Phụ mà nói... vị bác này của Nghiêm Quang... thật sự có lòng đầu nhập vào hắn, điều này làm Nghiêm Quang sợ ngây người cũng là một việc làm hắn tương đối không thể hiểu nổi.
.......
Sự nghi hoặc này kéo dài đến năm hắn 3 tuổi tức năm 187.
Năm hắn 3 tuổi hắn thành công triệu hoán tiếp một vị danh tướng họ Nghiêm.
.........
- Tên: Nghiêm Ích Khiêm
- Phân Dạng: Võ Tướng (Gia Thần – Đại Tướng)
- Tuổi Tác: 33
- Võ Lực: 90
- Trí Lực: 82
- Mị Lực: 81
- Lĩnh Binh: 80
- Nội Trị: 42
- Trung Thành: 74
- Binh Chủng (Kỵ Binh: B, Cung Binh: B, Kích Binh: C, Giáo Binh: A, Thủy Binh: C, Cơ Binh: D)
- Thân Phận Xuất Hiện: Anh Họ Nghiêm Minh, Em Trai Nghiêm Phụ.
.......
Lại là một người Nghiêm Gia và đương nhiên lại là một người Nghiêm Quang phải tra ‘google hệ thống’.
Kết quả là Nghiêm Ích Khiêm thật sự làm hai mắt Nghiêm Quang tròn vo lại, hắn lại có thêm một người bác hơn nữa người bác này cũng tương đối... mạnh mẽ.
.......
Nghiêm Ích Khiêm sinh vào năm Kỷ Mão (1459 - thời Lê Nhân Tông Diên Ninh lục niên - tức đời Vua Diên Ninh thứ (6) tại xã Lan Độ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc, nay là làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Nghiêm Ích Khiêm nổi tiếng văn võ song toàn, có sức mạnh và thông hiểu binh pháp. Thuở nhỏ, ông theo học chữ nho, mọi kinh sử ông đều thông đạt.
Khoa thi năm Canh Tuất đời Vua Hồng Đức năm thứ 21 (1490), ông đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ, đứng tên thứ 14, năm đó ông vừa tròn 31 tuổi.
Nghiêm Ích Khiêm là người học rộng tài cao, văn võ song toàn. Làm quan tới chức Đạt tín đại phu - Cẩm y vệ Đoán sự ty - Đoán sự - Cẩm y vệ Đô chỉ huy sứ và luôn luôn thường trực tại Điện Kim Quang - nơi Nhà vua làm việc.
Trong khi làm quan, ông luôn đề cao phẩm hạnh: Trung nghĩa nhân đức, giữ trọn đạo quân thần với vua, với nước, do vậy ông đã được Nhà vua sủng ái, sĩ phu trọng vọng.
........
Đây là lần đầu tiên Nghiêm Quang thành công triệu hoán được một vị danh tướng chạm đến khái niệm văn – võ toàn tài.
Đầu tiên cũng như Nghiêm Phụ, Nghiêm Ích Khiêm xuất thân dòng chính Nghiêm gia, danh vọng cao không cần phải nói, cách làm người cùng tài năng của ông cũng làm mị lực tăng mạnh, chỉ là vì Nghiêm Ích Khiêm không phải con cả dẫn đến mị lực so với Nghiêm Phụ tương đối không bằng.
Về võ lực, Nghiêm Phụ làm đến chức Cẩm Y Vệ Độ Chỉ Huy Sứ, chức quan này thực sự phải nói kỹ hơn.
Chức quan Cẩm Y Vệ Độ Chỉ Huy Sứ nếu đặt ở thời hậu đại liền có thể hiểu tương đương với cảnh vệ trưởng của thủ tướng.
Đây không chỉ là người bảo vệ tính mạng của đại tướng bình thường mà là người bảo vệ cho hoàng đế, cho hoàng quyền.
Nghiêm Ích Khiêm bản thân năm 31 tuổi mới đỗ tiến sĩ hơn nữa còn chỉ xếp thứ 14, điều này nói lên trí tuệ ông không thấp nhưng cũng không cao đến mức dọa người có điều để một vị đỗ tiến sĩ lại đi làm cận vệ cho vua... điều này nói thẳng ra võ lực của Nghiêm Ích Khiêm vượt xa trí tuệ của ông.
Nghiêm Ích Khiêm bản thân cũng thông tuệ binh pháp chứ không phải dạng võ tướng chỉ biết dùng nắm đấm giải quyết vấn đề, ông vừa có thể làm gia thần hộ chủ, vừa có thể đi đấu tướng lại vừa có thể làm đại tướng lĩnh binh đấy là còn chưa nói cho dù nhét Nghiêm Ích Khiêm vào bộ phận văn thần, ông vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, đây là điển hình văn võ toàn tài.
Nghiêm Ích Khiêm trong lịch sử không có nhiều cơ hội thể hiện võ lực nhưng mà đây mới là hợp tình hợp lý.
Thân là cận vệ của vua, có nhiều cơ hội thể hiện võ lực thì khác gì nói nhà vua quanh năm suốt tháng gặp nguy hiểm?, loại người như Nghiêm Ích Khiêm càng ít ra tay thì mới chứng tỏ bậc quân vương càng an toàn.
Lấy ví dụ so sánh một chút, Nghiêm Ích Khiêm giống như lính cứu hỏa vậy, sẽ không có ai mong những người lính cứu hỏa có việc làm, bọn họ thất nghiệp hết mới làm dân tâm vui vẻ.
Thêm một việc phải nói, Nghiêm Ích Khiêm hiện tại ở ngay trong biệt viện của Nghiêm Kiêu đồng thời... cũng là người dạy võ cho Nghiêm Quang hắn.
Sự tồn tại của Nghiêm Quang, cốt nhục của Nghiêm Minh là bí mật nhưng không phải không ai biết.
Nếu không ai biết hắn tồn tại, không ai biết thân phận của hắn thì đây mới là bi ai bởi điều này nói rõ Nghiêm Quang hắn một đời chỉ có thể coi Nghiêm Kiêu là phụ thân, chết già ở đất khách, muốn trở về tộc nhận tổ quy tông là việc không thể.
Người biết sự tồn tại của Nghiêm Quang trong thế giới này bao gồm Chu lão, Nghiêm Kiêu, mẫu thân của hắn – Mị Cơ, hai vị tộc bác Nghiêm Phụ - Nghiêm Ích Khiêm cùng... ông ngoại.
Hắn biết hắn có một vị ông ngoại đồng thời hắn thật sự rất rất tò mò về vị ông ngoại này bởi mẹ hắn họ Mị.
Nghĩ đến cũng có chút giật mình, nhắc đến họ Mị ở VIệt Nam thì chỉ có thể nghĩ đến Mị Châu, nghĩ đến câu chuyện Mị Châu – Trọng Thủy.
Hắn cũng không rõ lắm Mị Châu có thật sự là họ Mị hay không nhưng mà nếu đây là sự thật thì lại khó nói... bởi phụ thân của Mị Châu chính là An Dương Vương.
Nếu... ông ngoại của Nghiêm Quang thật sự là An Dương Vương hoặc... có liên hệ với vị danh nhân này thì đúng là đại vận.
Tất nhiên Nghiêm Quang hắn cũng sẽ không tự hỏi mẫu thân, không hỏi ông ngoại tên gì, xuất phát từ chính bản thân hắn cùng với hệ thống, mấy thứ liên quan đến ‘tên’ nhân vật chưa xuất hiện hắn sẽ không hỏi.
Như đã nói hệ thống như một người viết kịch bản, nó sẽ hợp lý hóa tất cả những danh tướng được triệu hoán đều phải có quan hệ với Nghiêm Quang.
Những danh tướng này vì chưa được triệu hoán nên thân phận liệt vào dạng ‘chưa xác định’.
Thân phận liên quan đến bản thân Nghiêm Quang hắn cũng không nhiều, dùng một ‘vị trí’ liền bớt một ‘vị trí’, nếu mà hắn biết quá nhiều danh tính những người xung quanh hắn vậy thì chỉ làm cho hệ thống càng khó hợp thức hóa danh phận, càng khó hợp thức hóa danh tướng xuất hiện bên cạnh hắn mà thôi.
Đương nhiên hệ thống muốn thì nó vẫn có thể triệu hoán ra danh tướng nhưng mà Nghiêm Quang rất sợ, rất sợ nhìn thấy vài dòng chữ, ví dụ như.
"Đinh, hệ thống thành công triệu hoán Nguyễn Huệ, thân phận xuất hiện là Tây Việc Tộc đương nhiệm tộc trưởng, là người ký chủ nhất định phải vượt qua trong quá trình thống nhất Bách Việt Tộc".
Nghĩ đến cái dòng này... Nghiêm Quang hắn trực tiếp không dám nghĩ, áp lực... thực sự rất lớn.
.......
Lại nói tiếp về Nghiêm Ích Khiêm, theo lý thuyết Nghiêm Ích Khiêm sẽ ở lại trong Lạc Việt Tộc nhưng mà Nghiêm Ích Khiêm lại chọn đi sứ, lại chọn ở lại đất Hạ Bì làm con tin cho Tôn Kiên.
Cái vấn đề làm con tin chính trị này tương đối nhạy cảm, thân phận này cũng không tốt đẹp gì chỉ là sự xuất hiện của Nghiêm Ích Khiêm ở đây liền muốn nói cho Tôn Kiên biết... tộc Lạc Việt sau này sẽ ‘ngoan ngoãn’, không tiếp tục gây phiền phức cho Tôn Kiên, để hắn rảnh tay mà tiến về phía trước.
Còn vì lý do gì Nghiêm Ích Khiêm lại ở trong phủ của Nghiêm Kiêu?, đây thật ra không phải bản ý của Nghiêm Ích Khiêm nhưng là ý tứ của Tôn Kiên.
Nghiêm Ích Khiêm là ai?, hắn là đệ nhị võ tướng của Lạc Việt Tộc, trong tộc chỉ xếp dưới Nghiêm Minh.
Trận chiến năm đó Tôn Kiên vây công Nghiêm Minh cũng không có sự xuất hiện của Nghiêm Ích Khiêm bởi Nghiêm Ích Khiêm không có mặt ở chiến trường lúc đó.
Bên người Tôn Kiên có một kẻ gọi là Chu Trị, hắn là người của Chu gia đại tộc.
Họ Chu... ở đất Giang Đông tuyệt không kém họ Tôn nhưng mà hai họ giao hảo vẫn có thể tính là tương đối tốt.
Đối thủ của Nghiêm Ích Khiêm trong trận chiến năm đó là họ Chu chứ không phải họ Tôn.
Lạc Việt Tộc chính là bị hai họ này vây công.
Tôn Kiên bản thân hắn chưa từng đối mặt với Nghiêm Ích Khiêm nhưng lại nghe danh Nghiêm Ích Khiêm rất nhiều, Nghiêm Ích Khiêm được Chu Trị nhất mực đề cử, nhất mực tán thành, chính bản thân Chu Trị còn hy vọng Tôn Kiên có thể ‘đào’ được người này trợ giúp Tôn Gia Quân.
Kết quả khi biết Nghiêm Ích Khiêm làm con tin chính trị đi đến Hạ Bì, bản thân Chu Trị còn tương đối kích động, vì Nghiêm Ích Khiêm nói tốt một phen.
Tôn Kiên cũng chưa rõ thực lực của Nghiêm Ích Khiêm nhưng chỉ bằng mấy chữ ‘chỉ dưới Nghiêm Minh’ là đủ để Tôn Kiên coi trọng vị tộc bác này của Nghiêm Quang nhưng khác với Nghiêm Kiêu, Nghiêm Ích Khiêm chính là tâm đã tàn, muốn chiêu mộ tuyệt đối không dễ như vậy.
Muốn chiêu mộ ít ra cũng phải rõ người ta cần gì, người ta muốn gì?, Nghiêm Ích Khiêm sau khi thua trận, Nghiêm Minh sau khi chết thì chiến ý đã nguội, trở thành dạng người đối với bất cứ việc gì đều mang tâm thái ‘có cũng được – không có cũng được’, rất khó chiêu mộ.
Rốt cuộc theo Chu Trị hiến kế, Tôn Kiên vẫn sắp xếp Nghiêm Ích Khiêm ở cùng Nghiêm Kiêu, chí ít đầu tiên cũng muốn Nghiêm Ích Khiêm quen thuộc cuộc sống ở Hạ Bì sau đó bắt đầu từ phương diện Nghiêm Kiêu đến ảnh hưởng hắn.
Chu Trị cũng không ngờ, hắn lần này liền rơi vào tính toán của một người họ Chu khác – Chu Văn An.
Chu lão chính là muốn Chu Trị vì Nghiêm Ích Khiêm mở ra một con đường, để Nghiêm Ích Khiêm tự do tiến vào phủ đệ của Nghiêm Kiêu.
Chu lão rõ ràng Nghiêm Quang cần một lão sư, bản thân Chu Văn An tự tin về mảng văn nhưng mảng võ... ông không chắc.
Trong toàn bộ thiên hạ, người có thể để Chu Văn An yên tâm gửi gắm giáo dục Nghiêm Quang ngoài Nghiêm Ích Khiêm ra, không có người khác.
Chu Văn An không rõ thiên hạ lớn bao nhiêu, trời cao bao nhiêu, người tài mà ông gặp cũng không nhiều, trong những người ông gặp, ngoại trừ Nghiêm Minh cùng học trò Nguyễn Hiền ra, ông chưa từng thấy ai hơn được Nghiêm Ích Khiêm.
Việc giữa Nghiêm Minh – Nghiêm Phụ - Nghiêm Ích Khiêm quan hệ thế nào rất ít người biết có điều Chu lão biết.
Vì biết nên ông mới muốn Nghiêm Ích Khiêm đến Hạ Bì, vì thiếu chủ mà ra sức.
Đương nhiên điều kiện là... thiếu chủ đáng để bọn họ ra sức.