Chương 9: Bốn Tuổi.

Đại Việt Giang Sơn

Chương 9: Bốn Tuổi.

Thời gian lại thấm thoát như thoi đưa, xuân qua thu đến hơn nữa không chỉ là một cái xuân qua mà là bốn cái xuân qua đi.
Rrrfdt

Năm 187, Nghiêm Quang tròn 4 tuổi.


Với nhiều người 4 tuổi vẫn chẳng làm được cái gì nhưng Nghiêm Quang hắn thì khác, chí ít một đứa trẻ 4 tuổi liền đã có thể chạy đi chơi, cũng không tính là bất bình thường đi?.


Bốn tuổi hắn đã có thể ăn nói lưu loát chứ không phải giả vờ bi bô tập nói như trước.

Bốn tuổi hắn đã có thể đọc sách, có thể theo chúng bạn tán ngẫu, có thể làm rất nhiều việc.


Đương nhiên quan trọng nhất là có thể ở bên cạnh vị quỷ tài Nguyễn Hiền.


Bốn năm không dài nhưng cũng không ngắn, có rất nhiều việc đã thay đổi chí ít Nghiêm Quang hắn cũng cảm thấy thiên hạ đang biến động, hắn có thể cảm thấy Tôn Kiên đang rục rịch muốn xuất quân.


Đương nhiên Tôn Kiên không lại tiếp tục đánh Bách Việt, sau khi đánh bại phụ thân của hắn thì Bách Việt với Tôn Quân đã coi là không đáng để lo.


Tôn Kiên không phải là thánh nhân, hắn chỉ chịu trách nhiệm ngăn cản thế lực tộc Bách Việt ở gần địa bàn của hắn nhất cũng như thế lực có khả năng uy hiếp hắn nhất, ngoài ra hắn không quan tâm.


Dù rất khó nghe nhưng vẫn phải nói, tộc Bách Việt trong mắt Tôn Kiên căn bản không thể gây sóng gió gì, trọng tâm của hắn liền dồn về phía giặc Hoàng Cân ở Trung Nguyên.


Trong 4 năm này, dưới sự giúp đỡ âm thầm của Chu lão, bản thân Yết Kiêu đã trở thành một vị bách nhân tướng.


Mấy cái chữ ‘bách nhân tướng’ này thực sự rất không tầm thường, bách nhân tướng trên lý thuyết là chưởng quản 100 binh lính, loại cấp bậc này lấy tư cách gì đòi làm tướng nhưng mà trong thiên hạ vẫn thật sự có cái chức quan này.



Đây là dị giới vì vậy chức quan có thay đổi thì Nghiêm Quang cũng không lấy làm lạ, hắn trong thời gian ở Hạ Bì đã đọc rất nhiều sách, dù sao ở bên cạnh một vị đệ nhất nhà giáo như Chu lão thì căn bản không thể thiếu sách đọc.


Tại thời đại này không có âm nhạc, không có TV, không có internet, muốn đi ra ngoài thì cũng không biết cưỡi ngựa, kể cả ra ngoài cũng chỉ loanh quanh trong biệt phủ, loanh quanh cùng mấy đứa trẻ hàng xóm, bắt một đại nam nhân cứ phải giảm trí tuệ xuống để hòa vào đám trẻ con cùng tuổi, cái này Nghiêm Quang hắn xin chịu.


Đúng là hoàn cảnh xung quanh thay đổi con người rất nhiều, hắn quá nhàm, hắn cũng quá chán vì vậy chỉ có thể đọc sách, với một kẻ lười học cũng lười đọc như hắn mà nói đây là một cái rất lớn biến chuyển.


Tất nhiên hắn không ham hố cầm kỳ thi họa, sách mà hắn đọc chủ yếu là về lịch sử, về kỳ văn trong thiên hạ.


Từ trong sách hắn có thể càng hiểu cái thế giới này, chí ít hắn hiểu bách nhân tướng là cái gì.


Bản thân Tôn Kiên chỉ tính là huyện thừa 3 huyện, chức quan này chỉ tương đương với một vị quan ngũ phẩm.



Nếu không phải nhà Hán hiện nay bất lực không thể tả chỉ bằng cái chức quan ngũ phẩm Tôn Kiên muốn tập hợp tư binh gần vạn ngươi đây chính tội chết thậm chí là tội chu di.


Tất nhiên không phải ngũ phẩm mệnh quan nào cũng có tư cách tập hợp lượng lớn tư binh như vậy.


Thiên hạ ai cũng nói Viên Thuật xuất thân tốt thế này thế kia, Viên gia là tam công thế này thế nọ nhưng mà bản thân Tôn gia của Tôn Kiên chưa bao giờ kém.


Đất Hà Bắc lấy Viên gia làm đầu thì đất Giang Đông bản thân Tôn gia cũng có thể đặt vào trong 3 vị trí đầu, dù sao Tôn gia cũng là hậu nhân của Tôn Vũ mà Tôn Vũ là ai thì chắc hẳn không cần giải thích.


Nếu không phải Tôn Vũ đã mất quá lâu quá lâu thì một mình danh tiếng Tôn Vũ đủ áp chết ‘tam thập công’ chứ đừng nói là tam công của Viên gia.

Nguyên nhân hậu thuẫn của Tôn gia là quan trọng nhưng quan trọng hơn Tôn Kiên có đại tài, uy vọng cực lớn, nếu không phải vậy hắn cũng rất khó tập hợp 1 vạn Tôn Gia Quân cũng rất khó có thể làm nhân vật như Chu Trị, Hoàng Cái, Trình Phổ... đến đầu nhập.


Tiếp tục nói về chức quan huyện thừa của Tôn Kiên, chức quan huyện thừa này chỉ có cho phép Tôn Kiên có 200 huyện binh, có thể coi là quân chính quy trên danh nghĩa của hắn, vì Tôn Kiên là huyện thừa 3 huyện nên danh nghĩa hắn sẽ được phép ‘đăng ký’ 600 huyện binh.


Tôn Kiên không có tư cách phong thưởng cho gia tướng đi theo mình vì vậy hắn đặt ra chức quan ‘Bách Nhân Tướng’, đương nhiên không chỉ có Tôn Kiên mà rất rất nhiều người đều sử dụng chức quan này.


Tôn Kiên có thể đăng ký 600 huyện binh đồng nghĩa với hắn có thể đăng ký 6 vị bách nhân trưởng.


Lý thuyết là thế nhưng thực tế ai không biết 6 vị bách nhân trưởng này ai không phải tâm phúc của Tôn Kiên?, chỉ cần Tôn Kiên liên tục thăng cấp thì bọn họ cũng liên tục thăng cấp, nói thẳng ra vị trí của bọn họ hiện nay thấp chính là vì Tôn Kiên chỉ có thể phong đến chức quan như vậy mà thôi, không thể hơn.


Sau đó để phân biệt giữa những ‘bách nhân trưởng’ đặc biệt này cùng bách nhân trưởng bình thường thì bọn họ liền đổi thành bách nhân tướng.


Sau 4 năm, Yết Kiêu là một trong 6 vị bách nhân tướng của Tôn Kiên.


Điều này một phần vì Yết Kiêu nhưng một phần rất lớn là nhờ Chu lão – Chu Văn An.


Nghiêm Quang lúc trước không tưởng tượng được những nhân vật trong lịch sử có bao nhiêu tài cán dù sao sách sử nói rất mơ hồ bất quá khi tiếp xúc với bọn họ, càng tiếp xúc Nghiêm Quang càng rung động.


Nói theo ngôn ngữ hậu thế, Yết Kiêu như một ngôi sao đang lên vậy, ngôi sao Yết Kiêu có thể lên như diều gặp gió một phần nhờ tài năng của mình nhưng một phần vì Yết Kiêu có một cái người đại diện vì hắn mở đường, vì hắn làm toàn bộ chuẩn bị, vị đại diện này gọi là Chu Văn An.



Chu lão thật sự... rất rất đáng sợ.


Đầu tiên cả Chu lão cùng Yết Kiêu đều là thần, cho dù Nghiêm Minh đã mất thì hai người cũng nhất định muốn bảo vệ Nghiêm Quang cùng Mị Cơ, chí ít cũng phải cho hai mẹ con họ một cuộc sống bình bình an an.


Vì thế Chu lão liền nghĩ ra một kế, một kế làm Yết Kiêu được Tôn Kiên trọng thị.


Nói thật ra về võ lực toàn bộ Tôn gia quân ngoại trừ Tôn Kiên ra không ai thắng nổi Yết Kiêu, cùng lắm chỉ có Hoàng Cái cùng Trình Phổ có thể đánh ngang với hắn hơn nữa tài năng của Yết Kiêu cũng không trùng với Hoàng Cái hay Trình Phổ.


Hoàng Cái am hiểu nhất là cung binh cùng thủy binh, Trình Phổ am hiểu kỵ binh cùng thủy binh về phần Yết Kiêu am hiểu duy nhất cũng chỉ là thủy binh nhưng mà Yết Kiêu còn một cái thân phận, thân phận gia thần.


Yết Kiêu so với đánh giặc càng am hiểu làm gia thần, làm người bảo vệ cho chủ thượng.


Nếu muốn lấy hình ảnh gia thần đơn giản nhất liền có thể nhìn Điển Vi cùng Hứa Chử của Tào Tháo, đây là dạng gia thần – võ tướng chân chính, cầm quân ra trận không có gì đặc sắc, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ Tào Tháo cùng với đấu tướng.


Trong quân đội Tôn Kiên dạng gia thần gia tướng này không thiếu nhưng võ lực cao như Yết Kiêu căn bản không tìm được một ai.


Tôn Kiên tự nhận là mãnh hổ, võ nghệ của hắn rất cao, ở mặt võ lực mà nói chỉ số của hắn lên đến 94 nhưng mà thân là chủ tướng có rất nhiều lúc Tôn Kiên cũng không tiện ra tay đồng thời bất cứ chủ tướng nào chẳng mong có 1 cái gia thần?.


Minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng, gia thần chính là người đỡ ám tiễn cho chủ tướng, là người trong lúc nguy cấp sẽ cứu mạng chủ tướng, dạng người này có càng nhiều liền sẽ càng tốt.

Tôn kiên thực sự rất muốn có một người như Yết Kiêu, tiền đề là Yết Kiêu trung thành với hắn.


Bắt nguồn từ cái này, Chu lão liền tiến hành kế sách của mình, Chu lão để Yết Kiêu đến gặp Trình Phổ sau đó xin diện kiến Tôn Kiên.


Ngày hôm đó khi đối mặt với Tôn Kiên, việc đầu tiên Yết Kiêu làm là muốn đổi tên.


Yết Kiêu thân là gia thần, nói khó nghe một chút thì là gia nô được Nghiêm gia nuôi lớn, hắn không có họ, gia nô là không được phép có họ.


Yết Kiêu đối mặt với Tôn Kiên liền xin đổi tên, hắn muốn đổi tên thành Nghiêm Kiêu.

Đây là một cái tên ‘rất không tầm thường’.

Thứ nhất Yết Kiêu trên danh nghĩa là phụ thân của Nghiêm Quang, Nghiêm Quang là tên do Mị Cơ đặt, Yết Kiêu cũng không thể để Nghiêm Quang mang họ ‘Yết’ của hắn, hắn nhất định phải giữ vững họ ‘Nghiêm’ cho thiếu chủ nhưng mà cũng không thể cha một họ, con một họ vì vậy Yết Kiêu muốn đổi thành Nghiêm Kiêu.


Thứ hai chính là kế của Chu lão, Yết Kiêu ngay trước mặt Tôn Kiên nói ra câu này liền đại biểu hắn vẫn trung với Nghiêm Minh.


Thân là người đầu nhập vào Tôn Kiên lại vẫn trung với Nghiêm gia, trung với Nghiêm Minh?, điều này làm Tôn Kiên giận tím mặt, nếu không phải hắn còn có thể kiềm chết liền suýt nữa mang Yết Kiêu ra chém.


Tiếp theo cũng không ngoài dự đoán của Chu lão, Tôn Kiên sau khi đuổi Yết Kiêu đi ánh mắt liền nhíu lại, trong lòng có suy tư.


Tôn Kiên không phải kẻ ngu mà Chu lão cũng chưa bao giờ coi Tôn Kiên là kẻ ngu, chỉ cần từ việc hắn đánh bại Nghiêm Minh thì Chu lão không bao giờ đánh giá thấp người này.


Dù Nghiêm Minh thua là vì Nghiêm Đề sau lưng đâm một nhát dao nhưng mà kể cả như vậy cũng không thể không công nhận tài năng của Tôn Kiên, chí ít trong quãng thời gian ở Hạ Bì, nhìn Hạ Bì được sắp xếp đâu ra đó, kỷ luật nghiêm trang, binh lính được đào tạo cực kỳ quy củ thì Chu lão đã đánh giá rất cao Tôn Kiên.


Vì Tôn Kiên không phải người ngu nên cách Tôn Kiên suy nghĩ cũng không thoát ra được khỏi tính toán của Chu lão.


Tôn Kiên cảm thấy... Yết Kiêu bất chấp tính mạng vẫn phải xin một cái họ ‘Nghiêm’ đây chính là ngu trung với Nghiêm Minh, từ một điểm này Tôn Kiên càng thêm thưởng thức Yết Kiêu chí ít Yết Kiêu dám nói thẳng, Yết Kiêu gia nhập Tôn gia là do bất đắc dĩ, hắn đời này vẫn trung với Nghiêm Minh.


Quan trọng là Nghiêm Minh đã chết, chết cũng không có hậu nhân, người thân cận nhất với Nghiêm Minh chính là Nghiêm Đề.


Đương nhiên Tôn Kiên rõ ràng nếu Yết Kiêu gặp mặt Nghiêm Đề thì trực tiếp liền rút đao sông đến, căn bản không bao giờ cho Nghiêm Đề mặt mũi.


Yết Kiêu là cô nhi, chủ nhân Nghiêm Minh của hắn đã mất, Yết Kiêu cũng không thể quay về hiệu trung với Nghiêm Đề, từ đó xem ra Yết Kiêu vốn... nên tự sát theo chủ.


Quan trọng là Yết Kiêu có vợ, có con.


Tôn Kiên cũng hiểu Yết Kiêu xuất thân là gia nô vì vậy hắn không có họ, người cha nào chẳng muốn cho con mình một cái họ?.


Tôn Kiên cảm thấy ban cho Yết Kiêu họ Nghiêm thật ra không phải là không được, đây chính là điểm mấu chốt của Yết Kiêu cũng là một cái nhắc nhở, nhắc nhở cho Tôn Kiên hiểu rõ hơn về kẻ hàng tướng này, đây là một người ngu trung.


Tôn Kiên biết Yết Kiêu vốn đã không muốn sống, hắn sống chỉ vì con thơ, chỉ vì vợ hiền, chỉ cần Tôn Kiên hắn một mực nắm được gia đình Yết Kiêu, Yết Kiêu tuyệt không phản bội,


Tôn Kiên cũng lại càng không sợ Yết Kiêu sẽ báo thù cho Nghiêm Minh, kẻ thù thật sự giết Nghiêm Minh không phải hắn mà là Nghiêm Đề.


Hai quân giao chiến, chém giết lẫn nhau là thiên kinh địa nghĩa, Yết Kiêu xuất thân gia thần nhất định cũng phải hiểu.


Yết Kiêu hận là hận kẻ trong nhà, kẻ đâm ngược chủ nhân của mình một đao.


Rốt cuộc từ nhiều loại góc độ mà xem, Tôn Kiên vẫn chấp nhận cho Yết Kiêu đổi họ thành Nghiêm Kiêu.


Nghiêm Kiêu tài năng bày ra đó, võ lực không thua Trình Phổ, làm người lại kiên định cùng cẩn thận đặc biệt khả năng chiến đấu dưới nước của Yết Kiêu cực cường, trong Tôn Gia Quân bất kể là Hoàng Cái hay Trình Phổ trên bộ còn có thể ngang tay với Yết Kiêu nhưng xuống nước vẫn đều khó mà đỡ được Yết Kiêu.


Yết Kiêu lại không quyền không thế, triệt để không ngả theo phe ai, ở trong Tôn gia quân như một cái cọc gỗ đứng thẳng, căn bản không cho ai mặt mũi, không bị ai lôi kéo, hắn cầu chỉ là cầu gia đình hắn được bình an.


Biểu hiện của Yết Kiêu, tài năng của Yết Kiêu rốt cuộc thật sự làm Tôn Kiên động tâm.


Năm thứ 3 kể từ khi Nghiêm Quang sinh ra, Nghiêm Kiêu (Yết Kiêu) chính thức được phong bách nhân tướng.


Địa vị của Nghiêm Kiêu không sánh được với Chu Trị, Hàn Đương, Hoàng Cái, Trình Phổ nhưng mà hắn thật sự bước vào vòng tròn trung tâm của Tôn Gia Quân, thật sự có thể thu được Tôn Kiên tán đồng.


......

Về phần Chu lão thì lại ở tại phủ đệ Nghiêm Kiêu, ở bên cạnh phủ đệ của hắn mở một lớp học nhỏ, dạy miễn phí cho những đứa trẻ nghèo xung quanh, ở những hộ nghèo gần đó mà xem ra, danh vọng của Chu lão cũng cực kỳ cao.



Tại sao Chu lão làm vậy bản thân Nghiêm Quang cũng không rõ nhưng hắn có thể rõ ràng Chu Văn An chưa bao giờ làm việc không có lý do đồng thời vị đệ nhất nhà giáo này chưa bao giờ là một nhà nho đơn giản.


Trong lịch sử Chu lão dám dâng Thất Trảm Sớ, đây chính là đại khí phách, khí phách hơn rất nhiều nhà nho cùng thời.


Tại sao lại nói thế?, đầu tiên Thất Trảm Sớ vạch tội 7 tên gian thần quyền khuynh triều chính.


Thứ hai nếu là quan văn trong triều, khi kể tội người khác cùng lắm chỉ dừng lại ở việc kể tội, xử lý thế nào liền do hoàng đế quyết định, cùng lắm cũng chỉ dám đưa ra ý kiến một chút, không đến dạng thâm cừu đại hận sẽ không dám nói ra hai từ ‘chém đầu’ vậy mà Chu lão một hơi muốn chém 7 vị, đây là cỡ nào phách lực?, căn bản cũng không sợ bị trả thù, không ngại bị trả thù.



......

Bỏ qua Chu lão cùng Nghiêm Kiêu, người làm Nghiêm Quang hứng thú nhất chính là Nguyễn Hiền.


Trải qua 3 năm, Nguyễn Hiền năm nay 14 tuổi, tài hoa của hắn vẫn bị Chu lão một mực dấu trong nhà không lộ ra ngoài nhưng với một người có hệ thống như Nghiêm Quang mà nói, sự phát triển của Nguyễn Hiền có thể nói là kinh khủng.


Quan trọng hơn, Nguyễn Hiền hiện nay chính là thầy dạy chữ của Nghiêm Quang.


Thầy giáo đương nhiên phải nói đến Chu Văn An nhưng ai bảo Nghiêm Quang quá nhỏ đây?, cái gì tề gia, cái gì trị quốc rồi cái gì bình thiên hạ căn bản không thích hợp dạy cho Nghiêm Quang đồng thời trong biệt viện lại có Nguyễn Hiền cũng đang rảnh rỗi, xuất phát từ Nguyễn Hiền thật ra cũng chỉ là một thiếu niên trẻ tuổi, Chu Văn An liền để vị quỷ tài này đến dạy chữ cho Nghiêm Quang.


.......

- Tên: Nguyễn Hiền
- Phân Dạng: Văn Thần (Mưu Thần)
- Tuổi Tác: 14
- Võ Lực: 54 (+)
- Trí Lực: 93 (+)
- Mị Lực: 77 (+)
- Lĩnh Binh: 80 (+)
- Nội Trị: 85 (+)
- Trung Thành: 83
- Binh Chủng (Kỵ Binh: B, Cung Binh: A, Kích Binh: A, Giáo Binh:S, Thủy Binh: A, Cơ Binh: A)
- Thân Phận Xuất Hiện: Học Trò Của Chu Văn An.


......

Nghiêm Quang thật tâm rất hoài nghi, hắn hoài nghi... Nguyễn Hiền mới là nhân vật chính dù sao vị này quỷ tài quá mức đáng sợ rồi, quả thật đáng sợ đến nỗi thượng thiên cũng không dám để người này phát triển thêm.


Sử viết năm 13 tuổi Nguyễn Hiền đoạt trạng nguyên, trình độ này tương đương với học sinh lớp 7 đạt thủ khoa đại học, cực kỳ trâu bò, cực kỳ ‘thần’.


Nguyễn Hiền năm nay đã 14 tuổi, trí tuệ cao đến 93 hơn nữa dĩ nhiên vẫn còn dấu (+).


Trải qua 3 năm rèn luyện bên người Chu lão, cả lĩnh binh cùng nội trị của Nguyễn Hiền đều tăng mạnh đặc biệt là nội trị, cao đến 85 hơn nữa vẫn là dấu (+).


Chỉ có thực sự ở bên cạnh Nguyễn Hiền mới biết vị thầy giáo này của hắn kinh khủng đến mức nào.


Chu lão sư sẽ không dạy Nguyễn Hiền binh thư yếu lược, đây không phải là điểm mạnh của ông nhưng mà Nguyễn Hiền chỉ từ nghiền ngẫm binh thư, tự học cũng có thể gia tăng chỉ số.


Tất nhiên cũng có một số việc xảy ra giữa Nghiêm Quang cùng Nguyễn Hiền, việc này liền bắt nguồn từ một vị danh tướng khác.


Năm ngoái võ lực của Nguyễn Hiền chỉ có 44 + còn lãnh binh cũng chỉ là 74+ nhưng trải qua một năm liền tăng mạnh, đây cũng là vì Nghiêm Quang hắn trong năm thứ 4 thành công triệu hoán một vị danh tướng tương đối thú vị.