Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 141 - Lược

Chương 141 - Lược


Hạm đội Hải Quân trực thuộc Quần Đảo Hoàng Sa, do Đô Đốc Trần Quốc Tuấn lãnh đạo hiện tại vẫn chưa thể quay trở lại Đại Việt, do tình hình dặc thù của nơi đây. Là vùng đất mới chiếm đóng, lòng dân còn chưa an ổn, hơn nữa nơi đây lại xảy ra thanh trừng số lượng lớn những kẻ biết chiến đấu, cũng như hải tặc của quân đội Liên Bang Lizard.

Những người còn sống sót hiện tại cũng chỉ là con người, hay là nô lệ từ các chủng tộc khác. Một phần nữa là dân bản địa nơi đây cũng không phải thuộc dạng tốt lành gì. Con người với con người còn không tin tưởng nhau được, huống chi là đám ngoại lai ngoại loài này. Tình trạng thiết quân luật vẫn được duy trì thường xuyên, Tình hình Quần Đảo Hoàng Sa là nơi khai thác, cũng như là một tiền đồn thuộc địa bên ngoài lãnh thổ của Đại Việt.

Nơi đây chứa một lượng lớn tài nguyên là Đá Ma Thuật dùng để chế tạo ra hạt phản vật chất, lại nói có thêm rất nhiều các loại tài nguyên khác như kẽm, đồng, niken và đá Grantit. Một loại đá có cấu tạo cứng rắn nhưng lại rất thích hợp cho việc làm phụ gia các loại hợp kim.

Thêm nữa là Huỳnh Minh cũng chưa cần thiết phải mang hạm đội Hoàng Sa quay trở về, bởi với những khí tài hiện tại Đại Việt đủ sức phòng thủ bất cứ thế lực nào có ngỏ ý muốn thử sức mạnh và uy lực của nó.

Đại Việt, Thành Gia Định.

Lúc này Kutuzov cùng với Phạm Cự Lượng cùng với rất nhiều danh thần của Đại Việt và danh tướng dưới trướng đang họp bàn. Mục tiêu duy nhất là đoán hướng đi của hạm đội Thú Nhân, và cách thức đổ bộ, cũng như bố trí phòng thủ của quân đội Hoàng Gia. Lúc này đang nổi bật lên hai luồng tư tưởng về cách tấn công của quân đội Thú Nhân.

Một là của Phạm Cự Lượng cho rằng quân đội Thú Nhân chỉ dẫn dắt toàn bộ hạm đội Hải Quân của mình cố gắng tập kết và đổ bộ vào vùng biển bên ngoài rìa thành Gia Định, từ đó sẽ mang thiết bị khí tài và quân nhu tiến sâu vào trong áp sát và bao vây thành Gia Định.

Hai là ý kiến của Kutuzov, người này thì cho rằng, nếu là chính ông dẫn quân thì sẽ cho quân ra làm hai hướng. Hướng thứ nhất đó chính dựa vào đường núi hiểm trở của dãy Elbrus mà cho quân men theo để thọc sâu vào đội hình hậu cần của thành Gia Định. Bao vây và cô lắp thành Gia Định khỏi các thành phố lân cận. Hướng thứ hai đó chính là đổ quân vào từ bờ biển, như vậy sẽ tạo ra hai thế gọng kiềm.

Một là cắt đứt sự liên thông giữa hậu quân và tiền quân, hai là giảm thiểu sự cơ động của quân đội Đại Việt vì phải trải dài quân lính ở hai hướng tấn công. Một đều đang sợ nữa đó là vấn đề của thành Biên Hoà, thành phố này nằm khá gần với Gia Định, chỉ cách nhau có năm mươi dặm.

Nhưng vì là toàn bộ quân lực đã dồn về Gia Định thì Biên Hoà như một cái thành trì yếu ớt không có sức phản kháng. Đây chính là yếu điểm chết nngười của Đại Việt hiện tại do phải trải nhiều lực lượng ở nhiều nơi chiến trường.

Hiện tại có có Năm mươi ngàn quân Hải Quân đang chịu trách nhiệm túc trực ở Hoàng Sa. Ba mươi ngàn quân đang làm công tác cứu viện và hổ trợ quân đội gia tộc Francesco ở phía Nam. Còn lại cũng chỉ có sáu mươi ngàn quân, bảo vệ toàn bộ Đại Việt.

Thành Gia Định là nơi gần nhất cũng như là nơi tiếp giáp với eo biển nối liền vùng đất Thú Nhân của vương triều Filippe III. Mặc dù eo biển này có nhiều đá ngầm, dãy núi cao Elbrus quanh năm phủ tuyết trắng tựa như một bức tường thành tự nhiên ngăn cách giữa hai quốc gia.

Nhưng nếu vượt qua được vùng eo biển này thì xem như khoảng cách của hai quốc gia chỉ cách nhau có bảy trăm dặm, chỉ mất mười bốn ngày đi thuyền của Đại Việt là tới, chứ còn thuyền buồm của những nơi khác thì chỉ ít không dưới bốn mươi ngày.

Đây cũng là nguyên do vì sao Ngô Tuấn lại có thể xâm nhập vào Vương Quốc và đánh bom thành Marid một cách dễ dàng như vậy. Nhưng mà đây cũng chỉ là ý tưởng đối lập của hai người giữa Phạm Cự Lượng và Kutuzov.

Nghe hai người cứ nói ra cách diễn giả của mình, lúc này Nguyễn Trãi mới nói ra suy nghĩ củ mình.:
- Hai vị đừng cãi nhau dẫn đến mất hoà khí. Theo ta thấy, bọn Thú Nhân khó lòng nào có thể chia quân ra làm hai hướng tấn công vào Gia Định cùng một lúc. Nhưng nếu như thật sư như vậy, quả thực là một chuyện rất đáng để lưu tâm. Đặc biệt là phía sau thành Gia Định sẽ chẳng có một đội quân nào có thể bảo vệ cho thành phố Biên Hoà cả.

Mọi người điều gật gù, có vẻ như cả hai ý kiến điều đáng cân nhắc, Đại Việt có lợi thế về mặt vũ khí. Nhưng áp đẩo về quân số vẫn là cái gì đó khiến cho mọi người cảm giác đau đầu. Nếu tập trung binh lực vào một chiến trường, ưu thế về khí tài và chiến thuật sẽ phát huy tối đa.

Nhưng nếu dàn trãi ra nhiều mặt trận thì uy lực của vũ khí sẽ không thể phát huy ra được mức tối đa. Lại nói lực lượng bị dàn mỏng trên nhiều vị trí chiến lược khiến cho sức mạnh của quân đội bị thiếu sót, dẫn đến đây việc hở sườn, lộ ra yếu điểm từ hậu cần.

Đây chính là tử huyệt của một quốc gia khi phải trải dài quá nhiều lục lượng của mình. Vì vậy việc lựa chọn phương hướng tấn công của địch quân. Từ đó ra lệnh cho quân đội đánh mạnh vào trung quân, bẽ gãy ý đồ của quân địch mới là bướ đi đúng dắn. Đây chính là suy nghĩ của Phạm Cự Lượng.

Còn Kutuzov thì muốn giữ lại một phần binh lực để bảo vệ khu vực hậu phương cũng như có thể kịp thời hổ trợ nếu như đột nhiên xuất hiện địch nhân ở phía sau phòng tuyến. Như vậy quân đội sẽ không bị bất ngờ, yếu huyệt cũng không nguy hiểm như là tử huyệt. Đề phòng một việc xui rủi, còn hơn trôg chờ may mắn tự nhiên đến. Người xưa thường hay nói, đề phòng vạn nhát cũng hơn là nhát vạn. Hàm nghĩ câu nói sâu xa vần còn đó.

Lúc này, Huỳnh Minh cùng với Phạm Tu và Miyuki cũng từ Thăng Long đi đến Thành Gia Định. Kể từ lần đầu tiên đánh bại bọn quân Ork lưu vong ở khu vực thành Quảng Ninh cách đây bốn năm về trước, thì đây là lần đầu tiên quân Việt phải đối mặt thực sự với một đội quân trên lãnh thổ của Đại Việt. Thấy người đến, mọi người bắt đầu hành lễ, thể hiện mọt cái quân lễ, đầu cúi thấp xuống thể hiện sự tôn kính dành cho Hoàng Đế của Đại Việt, người này chính là Huỳnh Minh.

Miễn lễ, Huỳnh Minh bắt đầu tiếp thu lắng nghe ý kiến của Phạm Tu và Kutuzov. Sau khi nghe xong, hắn đánh giá cao ý tưởng khác người của Kutuuzov. Bởi hơn ai hết, Huỳnh Minh hiểu rõ được bản chất của chiến tranh hiện đại, đặc biệt là những cuộc viễn chinh xa xôi của Napoleon, và cách đánh dồn quân chủ lực vào tiền tuyến, lại cho một toán quân tinh nhuệ thọc mạnh vào sườn quân hoặc là tấn công vào hậu phương của địch nhân đã thành lệ.

Kutuzov là người đã chứng kiến, thậm chí là so tài chiến lực với Napoleon, nên cách suy nghĩ có quân dội tấn công vào hậu phương, làm hoang mang cho quân đội tiền phương, dẫn đến lòng quân tan ra. Thử tưởng tượng mà xem, người từ biệt người thân gia đình đi ra tiền tuyến giết giăc. Đùng một cái, ngươi đang chiến đấu ác liệt với đối phương ở tiền tuyến, nhưng rồi ngươi nghe được tin tức, quê nhà bị chính bọn giặc này giày xéo.

Thử hỏi ngươi còn tâm trí để dánh nữa hay không. Nhười thân, cha mẹ, vợ con của ngươi sống chết thế nào. Ngươi có đào ngũ thì chắc chắn cũng sẽ làm vì người thân của ngươi. Nếu như cả một đội quân như thế, thì tâm trí đâu mà đánh. Thất bại là cái chắc.