Chương 151 - Tập trận Mùa Đông

Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 151 - Tập trận Mùa Đông

Chương 151 - Tập trận Mùa Đông


Mùa Đông, tháng 12 năm 1013.
Thành phố Taruel xinh đẹp ngày nào, giờ này đã thành một nơi tập kết quân sự lớn nhất từ trước đến nay. Hàng trăm thiết bị quân sự trải dài khắp nơi, từ những chiếc xe việt dã bán quân sự cho đến những chiếc xe tải xe bọc thép đậu kín một khu vực tường thành. Hàng chục chiếc trực thăng Rog313 được sắp xếp ở khu vực trung tâm liều trại chỉ huy bằng một ngôi sao năm cánh hết sức rực rỡ và bắt mắt khi nhìn từ trên cao xuống.

Bên kia kia là một doanh trại lớn nhất có thể là trung tâm chỉ huy của quân Việt, cách đó ba mươi mét là một cột cờ lớn được đặt xuống giữa sân, và trên đó là một hình ảnh của chiếc chiếc đại kỳ to lớn đang tung bay trong gió.

Chiếc quốc kỳ nền đỏ thẳm như máu, bên trong trung tâm là một chiếc ngôi sao năm cánh, bên cánh gần cuốn cờ là một hàng chữ in thể hiện sự quyết tâm của con người và quân lính Đại Việt " ĐẠI VIỆT QUYẾT THẮNG".

Những ngôi liều dã chiến nhỏ hơn của quân đội Đại Việt được dựng lên theo một khu vực trận đồ tả hữu phối hợp bao bọc khắp nơi trong danh trại, trước sau điều có thể bộc lót cho nhau. Bên ngoài là lớp phòng ngự hào dã chiến cách khu vực quân sự mười mét, tiết đến là lớp hàng rào kẽm gai tạo nên lớp phòng ngự thứ hai cho quân khu.

Thoạt nhìn như một khối hình vuông vức, nhưng khi đối mặt với những nguy cơ tấn công bất kể từ một phương hướng nào của địch quân, thì cho dù một phương mặt nào cũng giống như đối mặt với một bức tường thép gai vững chắc.

Tuy có vẻ đơn độc đối mặt với trực diện kẻ tấn công, nhưng tam phương còn lại dễ dàng hổ trợ cho nhau, một thế trận riêng lẽ nhưng bổ trợ toàn phần, ba phương bón hướng như một cái bẫy ngọt ngào sãn sàng tiêu diệt bất cứ kẻ đoọt nhập cả gan nào dám tấn công.

Muốn tân công quân doanh này, trước tiên phải đối mặt với hoả lực dày đặt của những vũ khí tầm xa có sức sát thương khủng khiếp, sau khi vượt qua trận địa pháo kích P13 ở khoảng cách xa là dến với khu vực pháo Thần Long và cối Lạc Thần với những đầu đạn từ 45mm cho đến 105mm. Nếu như may mắn sống sót thì thảm hoạ bão đạn của của những phiên bản súng máy hoả lực Gatling sẽ làm nốt công việc còn lại, những chiếc Tank T13 như những trọng trang kỵ sỹ sẽ là một nắm đắm quyết định, hạ gục đối phương. Đấy là chưa nói đến sự phối hợp của những chiếc trực thăng Rog313 quần thảo trên bầu trời sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ vật thể bay không xác định nào dám xâm phậm không phận của quân Việt, hoặc dã là những nguy hiểm tiềm năng có khả năng ảnh hưởng đến doanh trại của quân khu.

Kể từ khi Michale Faraday thành công chế tạo được máy điện đàm từ những kiến thức và công nghệ của Huỳnh Minh chuyển đổi được từ hệ thống đưa xuống. Thì quân đội đã phát triển lên một tầm cao, không còn phải bắn mù khi ở khoảng cách xa, và cũng như việc giao tiếp thông tin giữa các đơn vị tác chiến từ chiến trường đến bộ máy chỉ huy trung ương liên được liên tục không bị gián đoạn như những lúc cố thủ từ sự kiện chiến tranh của gia tộc Francesco và vương quốc người Chim Harpy.

Hiện tại thông tin liên lạc và trính sát luôn được thông suốt, chỉ huy ở hậu phương có thể dễ dàng truyền đạt mệnh lẹnh cho tuyến đầu. Cũng như sĩ quan ở chiến trường có thể dễ dàng cung cấp thông tin chiến trường một cách nhanh chóng và liên tục cho cục tác chiến ở hậu phương. Bởi trong chiến tranh, luôn luôn biến hoá, chỉ một giây phút đột phá cũng có thể xoay sở cả một cuộc chiến, thất bại hay chiến thắng cũng chỉ trong tíc tắc mà thôi.

Đây có thể nói như là một bước tiến vượt xa phần còn lại của thế giới, nếu như ma thuật vẫn còn hiện diện thì thông qua tinh cầu hoạc những thuật liên hệ tâm linh của những pháp sư có thể cũng sẽ giống như vậy, nhưng mà chưa chắc đã có thể nhanh chóng như thiết bị điện đàm của Đại Việt. Bởi sức của người thì làm sao bằng được máy móc, mà ở cái xã hội phân cáp triệt để giữa quý tộc và bình dân với nô lệ thì làm sao có sự liên lạc thông suốt cho được.

Hình ảnh hùng vĩ đầy khí thế của trận đồ, đấy là chưa nói đến quân trang của quân lính Đại Việt. Những chiến sĩ với trang phục xanh rêu đặc trưng của quân Việt, súng mác trên vai, thanh kiếm vắt hong được giấu bên trong chiếc áo choàng măng tô dài đến cẳng chân. Cách năm đến mười phút là sẽ có một tiểu đội tuần tra chung quanh khắp doanh trại, kỷ luật vô cùng nghiêm ngặt kết hợp với cơn se lạnh của gió tuyết cùng với những bông hoa trắng xoá rơi đầy trời. Tất cả cô động lại như một bức tranh đồ sộ hoành tráng của quân đội, sức mạnh của con người hoà quyện vào cùng với thiên nhiên.

Từ bên trên tường thành, Ferguson Scene cùng với Bosique cùng nhìn nhau mà thở dài.
- Đúng là một đội quân vô cùng mạnh mẽ, hoả lực mạnh, kỷ luật tinh diêu. Lại nói kỹ năng chiến đấu còn hung mãnh hơn bọn Hổ Đầu Nhân khát máu.
Bosique cũng gật đầu mà tán thành.:
- Đúng như ngài Bá Tước đại nhân nói, ta thật sự rất hiếu kỳ Hoàng Đế trong miệng của những đầu lĩnh kia nói rốt cuộc là người thế nào. Nếu như ngài ấy mà có lòng muốn thống nhất đại lục này, e cũng chỉ là thời gian mà thôi.

Ferguson Scene toát ra ánh mắt xa xăm nhìn về phương Tây, lộ ra vẻ mặt ngưỡng mộ có, kính trọng cũng có.:
- Hoàng Đế ư, ta cũng có gặp mặt trực diện một lần. Là một nhân loại rất trẻ, nếu như nói cùng với bọn Fernando với lại.. Hình như là nữ hài nhi của ngươi tên cái gì mà Civilian, đúng không.?

Nghe được cái tên này, đầu của Bosique nổi điên đến mức muốn phát nổ, thầm mắng đậu đen rau muống cả dòng tộc cái tên lão già trước mặt này ở trong lòng. Civilian có nghĩa là thường dân, con gái của một lãnh chúa tại sao lại được gọi là thường dân, một cái tên hạ thấp danh dự như thế cho được. Hơn nữa nàng chỉ mới có mười một tuổi, nhưng ngoại hình cũng cao lớn bằng một thiếu nữ trưởng thành loài người.

Mà một điều đáng nói là có con người nào dám phối ngẫu cùng với thú nhân cơ chứ, ngoại trừ một số chủng tộc Hồ Ly hay Á Nhân có ngoại hình giống với nhân loại loài người, chứ phần còn lại điều là hình hài của Thú Tộc đứng thẳng bằng hai chân mà thôi. Với lại, tên của nàng là Vivian, một cái tên yêu kiều như vậy mà cái lão già beo đen kia lại có thể gọi là. Tức chết tên Bosique mà.
- Hừ Hừ, có ngươi mới gã. Con gái của ta là để nuông chiều chứ không làm vật thí cho mục đích chính trị như cái cách bần tiện của lũ ngu muội kia.

Lúc này, Phạm Cự Lượng cùng với Albrecht von Roon đi đến. Vô tình nghe thấy cuộc đối thoại này cũng hết sức lấy làm cao ngạo. Bởi thế lực quân đội của quốc gia hùng cường thì đất nước mới có thể an ổn. Quân lính kỷ luật, chứng tỏ sức mạnh của một quốc gia. Phạm Cự Lượng cười lớn nói với láy hai người kia với giộng cười ha hả như là chào hỏi nhau.:
- Hay cho câu "con gái là để nuông chiều chứ không làm vật thí chính trị", xem ra ngài Bá Tước đây rất thương yêu con gái của mình. Ta thật là cảm phục tính cha của ngài đó nha.
- Ha ha ha, nào có nào có. Ngài bộ trưởng đây khách sáo rồi. Nếu như nói cảm phục phải là chúng ta mới đúng. Nhìn quân doanh của Đại Việt Đế Quốc, chúng ta thật sự không bằng dù chỉ là một chút. " Bosique quay sang ôm quyền chào hỏi lấy lời nói của Phạm Cự Lượng".

Ferguson Scen cũng nói.:
- Thực sự là sức chiến đấu của chúng ta quá kém cỏi, mặc dù số lượng đông hơn, nhưng khi đối mặt với những loại vũ khí của quân Việt chẳng khác nào những tắm bia thịt. Ta cũng thật không ngờ, khi hoả khí phát triển lại có sức mạnh như vậy. Đao kiếm mà đối chọi với súng đạn chẳng khác nào là phương án tự sát.

Albercht von Roon cũng len tiếng nói thêm:
- Thực ra vũ khí cũng chỉ là một phần vũ khí, cũng chỉ xem như là công cụ là phương tiện chiến tranh mà thôi. Vấn đề cót lỗi vẫn là quân lính, người sử dụng được vũ khí mới là quan trọng nhất. Các ngài cũng biết đến ĐẶc Nhiêm Binh của Đại Việt chúng ta chứ, Thủ Trưởng của binh đoàn đó, nào có những loại hoả lực này. Nhưng mà sức chiến đấu của bọn họ quả thực nếu như có xảy ra thực thì doanh trại này, xem như không đáng nhắc đến.

Nghe đến cái danh xưng của Binh Đoàn Đặc Nhiệm Binh, cả hai người lập tức toát lên một cái lạnh từ sóng lưng. Thủ Trường la Ngô Tuấn, người có khuôn mặt đẹp sáng sủa, nhưng lại cố một cái gì đó khó tả khi đứng gần, sự âm trầm lạnh lẽo, cũng tính tình ít nói khiến cho người ta không thích. Lại nói những chiến tích của Ngô Tuấn, hay là những trận chiến của Binh Đoàn này phải nói là chưa ai dám đối đầu, chỉ cần nghe tin quân Việt tấn công thì có sẽ đánh một trận. Nhưng mà Binh Đoàn này tấn công, thì chẳng khác nào thần chết đang gõ cửa. Cái này là đang tâng bốc sức mạnh của mình, hay đe doạ đây. Tuyệt đối chính là đe doạ, vũ khí của bọn ta thì mạnh thật đấy, cho ngươi thì có làm sao, quân số ngươi đông ư, nghĩ mà xem ngươi có can đảm đối mặt với Đặc Nhiệm Binh Đoàn do Ngô Tuấn chỉ huy hay không. Một thành phố với dân số năm mươi vạn người còn chẳng phải thay chất thành đống, nói chi đến đám tạp nham như các ngươi.

Thấy không khí đang có phần sai sai, Phạm Cự Lượng bắt đầu giải toả bầu không khí đang căng thẳng.:
- Ta có ý định này, hay là đang lúc rãnh rỗi chúng ta tổ chức một cuọc tập trận phối hợp với nhau. Một là làm quen với phương thức chiến đấu mới cùng với những khí tài mới của quân Việt. Hai là để quân lính của hai chúng ta nắm rõ chiến thuật khi có chiến đấu với nhau. Ba là để kiểm tra năng lực của binh lính khi đối đầu với những tình huống giả định có thể xảy ra trên chiến trường như thế nào. Sao, các ngài đồng ý chứ.

Ferguson Scen, Bosique đồng ý còn không kịp nữa là. Cơ hội tốt như vậy sao nỡ từ chối. Mặc dù tập trận nghe có vẻ lạ lẫm so với thuật ngữ cổ đại, nhưng theo cách nghĩ của hai tên này, chẳng khác nào là sự huấn luyện cho quân lính của mình theo cách học hỏi chiến thuật và phương thức tác chiến kỹ thuật của quân Việt đâu.

Thực ra thì đây chỉ là cái mà hai tên kia nghĩ nhiều, phương thức tác chiến của quân đội phải phù hợp với khả năng của quân đội đó, nếu như ngươi không có trang thiết bị tương xứng, thì làm sao có thể phát huy được sức mạnh của chính mình. Việc này chẳng khác nào cho phi công đi làm bộ binh xong pha chiến trường. Hoặc là lục quân chỉ chỉ súng cá nhân cầm tay liều mạng xong vào trận địa đối phương được trang bị tận răng thì hỏng, chỉ có làm bia bị thịt mà thôi.

Ý tứ này chính là phân rõ sự khác biệt giữa quân Việt và quân gia tộc, tạo ra sự ỷ lại vào trang thiết bị của quân Việt từ đó sẽ dẫn đến sự phụ thuộc vào quân Việt. Cũng như khi chiến đấu, chưa chắc mệnh lệnh của các chỉ huy quân đội gia tộc nghe theo, nhưng mà lệnh từ chỉ huy quân Việt chắc chắn sẽ nghe theo. Đây là lý thuyết giảm thương vong cho quân ta, tăng tính hiện diện của quân đồng minh mà Albercht Von Roon đã đề xuất với Phạm Cự Lượng. Điều này có lợi cho quân ta, dại gì mà không làm.