Chương 139 - Lật Bàn

Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 139 - Lật Bàn

Chương 139 - Lật Bàn


Lúc này Nguyễn Bặc đánh máy bộ đàm cho Đinh Điền rút lui chiến thuật về sau. Nhường lại mặt trận cho Pháo Binh và Không Quân Hoàng Gia Đại Việt làm nốt công việc của phần còn lại kế hoạch. Đến bây giờ, phần tiếp theo của kế hoạch chính thức bắt đầu.

Mọi phương tiện chiến tranh và tất cả những gì có trong phòng tuyến sông Ebro có thể phục vụ cho mục đích chiến tranh được loại bỏ và mang đi. Nguyễn Bặc thông qua bộ đàm thông tin cho bộ chỉ huy lúc này là Albecht Von Roon, chỉ thị thông cáo rút lui chiến lược toàn quân có mặt tại phòng tuyến được di tản ngay lập tức.

Những ụ bongke và công sự, thậm chí là những đoạn hầm hào chỉ huy đều được đặt bom cẩn thận, tất cả đều có một mục tiêu chung. Đó chính là tiêu hao một phần sinh lực địch.

Quân đội liên minh của Vương Quốc Hầu Nhân và Thú Nhân bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên bờ sông thêm lần nữa. Lần này là những chiếc cầu phao kiên cố được lắp đặt nhanh chóng, những chiếc chiến xa bọc thép vẫn được đưa vào chiến trường. West Minster và Diego Falange vẫn còn không tin được, tại làm sao những chiếc xe bằng sắt kiên cố lại có thể dễ dãng bị phá nát như vậy. Ngay cả cơ hội trở mình cũng không có.

Nhưng mà số lượng vẫn còn nhiều lắm, gần ba ngàn chiếc xe tăng, chỉ mới thiệt hại hơn mấy mươi chiếc chưa thắm thoát gì với số lượng của đám này. Lại nói số lượng bù cho chất lượng, hàng trăm quả đạn pháo từ những chiếc xe tăng và những khẩu pháo được bắn tấp cập lên bờ, hòng phá vỡ phòng tuyến.

Phòng tuyến được xây dựng bằng gỗ cùng với đất sét làm sao mà chống đỡ nổi sự thiệt hại và uy lực của đạn công phá. Cho nên phòng tuyến nhanh chóng vỡ vụn và sụp đỗ. Quân đội liên minh bắt dầu tràn qua phòng tuyến, nhưng địch nhân thì không thấy đâu, chỉ là một dãy công sự hoang tàn không có một bóng người, ngay cả một mảnh vụn bánh mì cũng không có. Đám quân đội liên minh bắt đầu hô vang chiến thắng như thể cuộc chiến này đã kết thúc vậy.

Lúc này Diego Falange cũng như là West Minster đều ra lệnh cho cấp dưới của mình nhanh chóng kiểm soát phòng tuyến sông Ebro này, cũng như là bước điệm cho việc tấn công vào vùng đất Raruel cách đó hai trăm dặm. Nhưng chính vì cái mênh lệnh này, lại đúng như yêu cầu của Albecht Von Roon, thời gian không sai biệt lắm.

Từ thông tin trinh sát của những chiếc rồng sắt Rog313 trên không trung, cách đó ở cao độ ba nghìn mét. Toạ độ chính xác được gửi đến cho Pháo Binh. Những khẩu pháo điện tự P13 cỡ nòng lớn từ 155 ly, với tầm bắn ở phạm vi một trăm dặm, chắc chắn sẽ nằm trong hoả lực của Pháo Binh Đại Việt.

Hiệu lệnh của pháo thủ dành cho hoa tiêu nhanh chóng được đưa ra, hàng chục khẩu pháo P13 của Pháo Binh Hoàng Gia Đại Việt bắt đầu khạc lửa lần đầu tiên trên chiến trường. Vì dựa trên hai nguyên lý hoạt động, một là nguyên lý dòng điện xoay chiều thúc đẩy động năng cho quả đạn pháo, trong môi trường từ trường ổn định.

Lại nói với sự kết hợp thêm của hoả nổ và sự ma sát giữa hộp lỗi chứa đựng viên đạn và hai thanh ray bên trong khẩu pháo điện từ. Từ động năng ma sát tối đa phát sinh ra, mà không phụ thuộc vào uy lực của thuốc nổ, sự bộc phá cho viên đạn chính là phần còn lại, khi viên đạn chạm vào mục tiêu.

Chính vì nguyên lý đó, cho nên uy lực của P13 nó vẫn đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa hai loại năng lượng. Tạo ra sự ổn định cho đường bay của đầu đạn khi quả đạn pháo bay ra khỏi nòng súng. Cho nên tốc độ của nó sẽ vượt xa uy lực của pháo Thần Long, tốc độ đầu đạn cũng có thể được xem là gấp đôi pháo Thần Long.

Nếu như trước đây ở khoảng cách mười cây số, sau khi Pháo Thần Long khai hoả, trong vòng mười giây kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc quả đạn pháo rơi trúng mục tiêu là hai hơi thở. Còn với pháo P13 ở khoảng cách mười cây số, thì khoảng thời gian từ lúc quả đạn rời khỏi bệ phóng cho đến khi chạm mục tiêu chỉ trong một cái chớp mắt.

Cứ dựa theo nguyên lý định luật bảo toàn của động năng, thì thứ gì càng nhanh thì sức công phá của nó càng lớn. Dù là một cây kim, nhưng khi được bắn đi ở tốc độ ánh sáng thì cũng đủ khả năng phá huỷ cả một hành tinh.

Uy lực như đã nói là không gì có thể so sánh, chỉ tiếc cho đám quân lính vừa tập kết tại phòng tuyến sông Ebro, tìm kiếm những thứ có thể bổ sung cho bản thân. Nhưng mà với cái kinh nghiệm thực hiện kế sách "vươn không nhà trống" trên dưới không ít hơn ngàn năm.

Thì ngay cả mảnh vụn bánh mì cũng không có chứ đừng nói là cái gì có thể sài được. Cứ như vậy mà tâm tình bức bối của đám quân lính không tốt là vậy, rồi nghe thấy thêm tiếng rít xé gió quen thuộc, là những chấm đen li ti trên trời lao nhanh xuống mặt đất.

Kết quả là hàng trăm tiếng nổ vang lên, dãy phòng tuyến sông Ebro bây giờ dường như là một tấm thảm trải dài của lửa khói. Những chiến xa bộc thép vừa được dừng lại sắp xếp để tiếp thêm nguyên liệu, giờ phút này đây như những mảnh giấy mỏng manh mà nổ tung, khói lửa, sắt thép, bùn đất nổ tung hoà trộn với nhau.

Sắt thép công sự không chịu nổi được với sức công phá của đạn pháo P13. Hàng trăm chiếc xe tăng của bọn Hầu Nhân, hàng trăm khẩu đại pháo của bọn Thú Nhân đã bị phá huỷ một cách nặng nề đến mức, không thể hình dung được hình dáng lúc chế tác ban đầu của chúng có hình dạng là như thế nào.

Sắt thép còn tan tành, nát bét thành nhửng mảnh phế liệu, huống chi là huyết nhục máu thịt của bọn quân lính. Thân thể cháy xén vì ngọn lửa của thuốc nổ mang đến, tứ chi ngũ quan bị xé toạc ra thành từng mảnh, vì uy lực bạo tạc từ song xung kích.

Tiếng kêu gào đau đớn cho những tên xui rủi còn sống, sự hoảng loạn của đám quân lính còn đang vướng bận ở bờ sông. Bọn chúng tháo chạy ra khỏi phòng tuyến như thể nơi đây chính là địa ngục của biển lửa đáng sợ của thần chết, đang dần nuốt chủng lấy từng tính mạng nhỏ nhoi của bọn chúng.

Nếu như nói bên phòng tuyến là địa ngục, thì bên kia doanh trại của đám quân đội tập kết chính là một thảm hoạ. Đâu đó vẫn có những quả đạn pháo lẻ loi bắn phá rơi vào vị trí của doanh trại, nhưng như thế cũng đã là quá đủ. Sự hoảng loạn trong hàng ngũ quân lính, sự rối bời trong hàng ngủ của quan chỉ huy. Bởi bọn chúng chưa bao giờ phải đối mặt với thứ gì kinh khủng như những gì đang phải đối mặt.

Điều này giải thích cũng dễ hiểu, thử nghĩ mà xem. Ngươi đem quân đi đánh người ta, ở tình huống bình thường thì hai bên sẽ nã pháo qua lại với nhau, sau đó là hàng ngũ bộ binh và khinh kỵ hay trọng kỵ binh xung pha lao vào nhau mà chém giết. Nếu như ngươi có hoả lực mạnh từ súng cá nhân, thì chác chắn sẽ nhận ưu thế từ mặt vũ khí, nếu như so sánh với đám chỉ biết múa đao cầm thương,
thì cái này quả thật phải nói là trên cả mấy cái câp bậc. Giáp dày, võ thuật cao thì làm được gì,. Chẳng phải một phát đạn ghim vào đầu cũng lập tức đăng xuất ra khỏi hệ thống sinh vật sống hay sao..

Nhưng ít ra chiến tranh là sự tiêu hao, sai lầm trên chiến lược sẽ giúp cho một cuộc chiến có thể kết thúc ở một bên vận dụng tốt hơn. Nhưng hiện tại thì sao, ngay cả mặt mũi quân địch còn không thấy đâu, ngay cả đồng phục bên kia là màu gì còn không biết, số lượng thương vong bên kia là bao nhiêu người cũng không biết.

Nhưng những vũ khí tối tân nhất của người, hàng ngàn binh lính của người cứ liên tục ngã xuống mà chẳng biết địch nhân ở đâu. Thử hỏi một cuộc chiến như vậy làm sao mà đánh. Sức mạnh của bản thân bị áp chế đến mức chưa kịp sử dụng đã bị phá nát, trong khi sức mạnh của địch nhân có thể xem như là sự huỷ diệt của thần linh đối với bản thân. Cái chết dẫn lối cho những tên lính chỉ biết làm theo mệnh lệnh mà thôi. Còn West Minster hay Diego Falnage vẫn co chân mà chạy nhanh về vùng biên an toàn của phòng tuyến.