Chương 134 - Albrecht Von Roon

Đại Việt Dị Giới Cuồng Tưởng Khúc

Chương 134 - Albrecht Von Roon

Chương 134 - Albrecht Von Roon


Đây được xem là khoản vay mà lãnh chúa Leonardo Francesco bắt buộc phải trả sau khi chiến tranh kết thúc. Súng đạn không tự nhiên sinh ra, mà phải có bàn tay chế tạo của con người. Đại Việt không phải là nơi ban phát lương thiện, vì vậy cái gì cũng giải quyết sòng phẳng trên giấy tờ mới là chân lý.

Mặc dù nói là cung cấp viện trợ, nhưng mà dù sao cũng phải có một thứ trao đổi lại cho Đại Việt.. Thứ Đại Việt cần hiện tại đó chính là tài nguyên và vàng. Thêm nữa đó chính là đá ma thuật, thứ hiện tại không thể thay thế cho vấn đề nguyên liệu cho các hạng mực đưa dần vào từ thử nghiệm cho đến áp dụng vào thực tế từ quân khí, cho đến các loại an sinh xã hội và y học. Năng lượng phản vật chất đang dần thay thế cho các loại năng lượng thô. Cùng với điện năng, năng lượng phản vật chất sẽ là thứ mục tiêu phát triển tập trung của Huỳnh Minh.

Một tuần lễ nhanh chóng trôi qua, phòng tuyến sông Ebro trong mấy ngày gần đây liên tục bị quấy rối. Tên Diego Falange này rút kinh nghiệm từ lần đầu tiên, đó là không đưa quân ồ ạt vượt sống để phá vỡ phòng tuyến. Mà là dùng xe bắn đá và đại pháo bắn qua từ bờ bên kia sông sang, nhưng mà những loại vũ khí này tỷ lệ chính xác không cao, sức công phá cũng không nhiều. Tuyệt vọng một bộ dáng may rủi xem liền hay không có thể đánh sặp cái này pong tuyến dài hàng mấy cây số, nhưng mà câu trả lời tất nhiên là không, chỉ cần có một chút nào đó tổn hại là ngay lập tức sẽ được tu sửa ngay.

Cho nên thiệt hại gây ra cho phe Gia Tộc không đáng kể, Nguyễn Bặc lúc đầu rất ức chế, TL-130 và LT-70 có sức công phá và tầm bắn rất tốt, thậm chí là có thể bắn đến doanh trại của địch quân cách đó mười dặm cũng còn dư khả năng. Nhưng mà Đinh Điền và Ngô Tuấn lại ngăn cản, cười cười nụ cười không mấy thiện chí nói hiện tại chưa phải là lúc. Nguyễn Bặc đành ôm cục tức nuốt vào lòng, đợi có cơ hội sẽ phun trả lại hết cho bọn Thú Nhân Vương Quốc. Cái tội là đè lên đầu hắn mấy ngày nay treo lên ngủ nghê chẳng được gì.

Lúc này phe liên minh của hai Vương Quốc Thú Nhân và Kong Empire cũng đã hội quân đầy đủ bên kia sông. Con số ước tính của Kong Empire là sáu trăm ngàn quân, cùng với đó là một phần ba số lượng chiến xa của mình với hai ba nghìn chiếc. Những khẩu súng nhiều nòng giống như một cánh quạt xoè, ba hàng súng được lắp đặt chồng lên nhau, với bộ phận cò lẩy được lắp đặt sao cho khớp với cò súng, ở phía cuối là một cái bàn gạt cơ cấu như cò súng. Chỉ cần lắp đạn vào bên dưới cái bàn gạt, sau đó gạc chốt, người bắn chỉ cần đẩy cần gạt là súng tự động phát nổ phóng xuất ra hàng chục viên đạn cùng lúc.

Thoạt nhìn loại vũ khí này giống như phiên bản thiết kế "Súng hộp Đàn" của Leonardo Da Vinci, nhưng ở một dạng đơn giản hoá hơn rất nhiều. Thao tác nạp đạn và tách vỏ đạn không khác gì mẫu súng Carbine mà đám Hầu Nhân sử dụng, chỉ là ở mức độ nhiều hơn mà thôi. Bọn Kong Empire còn có một thứ vũ khí đáng sợ khác, đó chính là những khẩu đại pháo cỡ lớn với sơ tốc đầu nòng lên đến 152mm, tầm bắn tiệm cận mười cây số trong tầm mắt.

Bởi nếu xét về mặt công nghệ lý thuyết thì Đại Việt vượt lên trên tất cả, Huỳnh Minh có hệ thống, hơn nữa còn là thứ tích hợp kinh nghiệm, kiến thức về khoa học, công nghệ, thậm chí là y học và văn học, thiên văn cùng với lý giải của vũ trụ ở thế giới tương lai. Cho nên không khó để nói, về công nghệ chế tạo lý thuyết Đại Việt có thể vượt lên trên thế giới hiện tại vài cái cấp độ. Kong Empire có thể chế tạo pháo đó là diều bình thường, bởi bọn Điểu Nhân còn chế tạo được cả tàu bay, ngay cả tộc Skaven còn sáng tạo được súng phóng độc dược nữa là.

Huỳnh Minh không tự cho mình là người tài giỏi, nhưng chí ít, hắn biết cái gì nên làm trước, đi từng bước, tránh để cơ cấu xã hội của Đại Việt theo không kịp. Đó cũng chính là nguyên nhân từ đầu, Huỳnh Minh phát triển đất nước của mình theo hướng công nghiệp hoá, từ đó có thể xoay chuyển cơ cấu kinh tế nhanh chóng từ công nghiệp sản xuất phục vụ sinh hoạt hay là công nghiệp sản xuất phục vụ quân sự một cách thuận tiện.

Bởi người dân bao gồm là công nhân đã có tiếp xúc với công nghệ, thì việc thay đổi cơ cấu sản xuất không có gì là khó khăn. Hắn không muoón đất nước của mình mắc phải cái sai lầm tự cho là đủ khả năng có thể chăm lo cho toàn dân bằng cách phân chia của cải bằng đầu người như thời điểm khó khăn của nước Việt những năm cuối thế kỷ XX.

Nếu như những chiếc xe giáp sắt của đám Kong Empire được tung hoành trên chiến trường, nhưng cái bọn chúng khó chóng lại đó chính là Rog313 của Đại Việt và những chiếc xe Tank M13 vừa mới xuất xưởng và cũng đang trên đường tới. Một Sư Đoàn Không Quân Thiết Giáp, với quân số là mười lăm ngàn người.

Trong có có đến năm tiểu đội Rog313 gồm hai mươi hai chiếc, hai tiểu đoàn Tank M13 với sáu mươi hai chiếc, cùng với đó là một tiểu đoàn Pháo Phản Lực Điện Từ gọi tắt là P13, cùng với hàng trăm chiếc xe thiết giáp và xe việt dã, được chạy động cơ điện đã tập kết đến thành Taruel.

Người chỉ huy chi viện lần này là những vị tướng mới vừa được triệu hồi cách đây mấy tháng, cũng là một trong những khai quốc công thần nhà Đinh. Đó chính là hai nhân vật nằm trong tứ trụ nhà Đinh, hai người này chính là Lưu Cơ và Trịnh Tú, chức vụ tạm nắm là Tham Mưu và Phó Sư Đoàn Trưởng. Sư Đoàn trường lần này chính là Phạm Hạp, người đã được cắt cử từ Hải Quân để về Không Quân trong tình thế mới.

Ngoài ra trong chiến dịch phòng thủ vùng đất phía Nam của Đại Việt, Huỳnh Minh cũng điều động thêm một chính uỷ viên trong bộ Tham Mưu, là một doanh nhân nước ngoài mà Huỳnh Minh chiêu mộ thành công. Đó là Albrecht Von Roon, là một thống chế của quân đội Đế Quốc Phổ với tư cách là Bộ Trưởng Bộ Chiến Tranh.

Là một nhân vật chủ chốt trong nền quân sự - chính trị nước Phổ vào những năm 1860 – một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Phổ, khi mà hàng loạt cuộc chiến tranh thắng lợi với Đan Mạch, Áo và Pháp đã dẫn đến sự thống nhất nước Đức dưới sự lãnh đạo của Phổ.

một người có khuynh hướng tự do hơn ông – vào cuối tháng mười hai. Được mệnh danh là một "người bảo thủ sáng suốt", ông nhận thấy vai trò trung tâm của lực lượng quân đội Phổ và những giá trị của nó trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc của người Phổ, và đã tiến hành hàng loạt cải cách.

Công cuộc canh tân của ông được đề ra trong bối cảnh quân đội Phổ đã trải qua một quá trình suy yếu kể từ khi những cuộc chiến tranh của Napoléon chấm dứt và các đội quân của công dân Landwehr, không còn đáng tin cậy nữa.

Trong đó, ông hợp nhất lực lượng Vệ binh Quốc gia (Landwehr) với quân đội chính quy của Phổ, đồng thời gia tăng thời hạn nghĩa vụ quân sự của mỗi công dân. Các cải cách của ông đã vấp phải sự phản kháng ác liệt của phe tự do chủ nghĩa trong Quốc hội Phổ, song Roon với sự hỗ trợ của các đồng sự của mình, cuối cùng dã dập tắt được sự phản đối này bằng những thắng lợi quân sự vang dội của họ.

Albercht Von Roon được xem như là người có tư tưởng tiến bộ hơn rất nhiều trong những danh tướng của Đại Việt hoặc những tướng lĩnh nước ngoài khác. Mang triết lý tấn công mãnh liệt với sự hậu thuẫn của pháo binh, bộ binh tinh nhuệ lấn lướt càng quét mọi đội hình quân đội khác với tính kỷ luật cao.

Nếu nhìn từ quá khứ, Đại Việt luôn dành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh thoát khỏi nô lệ của thế lực quân phương Bắc. Nhưng đó điều là những cuộc chiến khởi nghĩa của nông dân, mang tính chất lật đổ chính quyền là chính, hoặc là nhũng trận chiến phòng thủ trên lãnh thổ của mình, không dưới ba lần quân và dân Đại Việt phải rời bỏ Thăng Long thực hiện kế sách vườn không nhà trống.

Albercht Von Roon có thể ví như mảnh ghép còn thiếu của quân đội Hoàng Gia Đại Việt. Phòng thủ đã có danh tướng Kutuzop, tấn công đã có thống chế Roon, những chiến tướng của Đại Việt kết hợp với nghệ thuật chiến tranh đã được tôi luyện hàng ngàn năm chiến đấu, cùng với đó là những trận chiến thắng lợi vẻ vang trước những Đế Quốc hùng mạnh. Quân đội Hoàng Gia Đại Việt sẽ là đội quân vĩ đại bất khả chiến bại. Và kẻ phải gánh lấy hậu quả đầu tiên này, đó chính là Gia Tộc nhà Falange.