Chương 9: bàn về chữ Nôm (1)

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 9: bàn về chữ Nôm (1)

Cuối cùng cũng giải quyết xong chuyện của đám thư sinh, rất hài lòng về kết quả đạt được trong ngày hôm nay, theo Long Cán nghĩ kể từ giờ đám người này đã thực sự tin tưởng mình không dám coi mình là đứa bé mà đối sử nữa ít ra trong mắt họ mình cũng được liệt vào danh sách nhân tài hiếm có theo hắn nghĩ là như thế.

Xoa xoa hai bàn tay lạnh cóng dường như sự mà sát sẽ tạo lên sự ấm áp cho cơ thể Long Cán phấn trấn đi về phía nơi ở của Đỗ thái hậu trong lòng cảm thấy ấm áp cười nghĩ không biết hôm nay mẹ cho mình ăn món gì mới đây.
....

Hoàng cung Thăng Long mặt trời lười biếng từ từ trèo lên đầu nhẹ nhàng tỏa ánh nắng xuống cho mặt đất mặc dù giữa cái lạnh cắt da cắt thịt mùa đông ánh nắng mặt trời vẫn không đủ để sưởi ấm cho những con người chăm chỉ như lú kiến đi đi lại lại trong kinh thành phồn hoa xứ sở phương Nam này.

Như mọi hôm ngay từ ánh nắng đầu tiên lọt qua kẽ cửa Long Cán được đám cung nữ hầu hạ mặc quần áo, mặc dù trời rất lạnh hắn ước gì mình có thể lười nhác mà nằm thêm một lúc nữa tuy nhiên thời gian dài sống và học tập trong môi trường lực lượng vũ trang đã tạo thành một thói quen dậy sớm cho Long Cán cứ đến lúc này dù có muốn ngủ thì cùng không thể nào nhắm mắt được, như thế thà rằng dậy sớm tranh thủ thời gian làm một số việc còn hơn dù gì hiện tại Long Cán có rất nhiều dự định cần làm, điều này khiến hắn không thể lười nhác như các ông vua bà hoàng khác được, lúc đầu đám cung nữ cũng rất ngạc nhiên với việc này nhưng dần dần tất cả đều quen hơn nữa dạo gần đây cũng có đồn rằng nhà vua là một thiên tài nên cũng không thể đem ra so với các cậu bé khác được, cứ coi như đây là một việc kì lạ của một thiên tài nhỏ tuổi đi.

Mất chút thời gian để chuẩn bị Long Cán dẫn theo đám binh lính hầu cận đi tới thư phòng nơi hằng ngày hắn vẫn phải học tập với Đỗ Kính Tu.

Hiện tại thư phòng đã ngồi một đám người trẻ tuổi đúng vậy đó chính là đám thư sinh mà Long Cán lênh cho lão thái giám Cường tìm về hiện tại cả đám đang ngồi ngay ngắn trên bàn đợi người quan trọng nhất đến.

Bước vào thư phòng chào Đỗ Kính Tu đúng theo lễ nghĩa tuy hắn là vua một nước nhưng trong khi học Đỗ Kính Tu vẫn là thầy vì vậy lễ thầy trò là không thể thiếu.

Sau khi tất cả mọi người làm lễ vấn an nhà vua lớp học bắt đầu, như mọi khi đầu tiên là học chữ nôm sau một thời gian dài đau khổ hiện tại Long Cán đã có thể viết được đại khái, các mặt chữ cũng nhận dạng được Đỗ Kính Tu cũng rất hài lòng vì thành tích này của Long Cán không ngừng khen ngợi khiến đám học sinh hâm mộ không thôi ai mà chả muốn sự nỗ lực của mình được ghi nhận chứ.

Đám thư sinh 10 ngày trước thì có vẻ hơi nhút nhát dè dặt khi được vào hoàng cung học cùng với vua hơn nữa thầy giáo lại là đại nho Đỗ Kính Tu nổi tiếng văn hay chữ tốt, hiện tại cũng đã bắt đầu quen với không khí học tập này tuy vẫn không thoải mái như ở lớp học các thầy đồ quê nhà nhưng cũng bắt đầu mạnh dạn phát biểu ý kiến.

Qua thời gian học trung Long Cán để ý thấy đặc biệt hứng thú với hai người một là Trần Đại Quang hai là Nguyễn Phú Trọng hai người này biểu hiện đặc biết xuất sắc trong thời gian qua không những hắn mà cả Đỗ Kính Tu cũng rất tán thưởng hai người. Long Cán quyết định kế hoạch phổ biến chữ quốc ngữ sẽ bắt đầu từ hai người này đầu tiên.

Thời gian trả mấy chốc mà mặt trời đã lên gần đỉnh buổi học kết thúc mọi người ra khỏi hoàng cung đám học sinh vì mỗi người một quê nên được Long Cán sai Lão Cường sắp xếp cho ơn tập trung tại một biệt phủ gần hoàng cung để tiện đi lại học tập bởi vì hoàng cung ngoài hoàng đế ra thì cấm không cho bất kể một người đàn ông nào ở lại qua đêm, tất nhiên thái giám sẽ không tính là đàn ông.

Đang chuẩn bị đi về nơi ở bỗng Quang và Trọng thấy lính hầu đến dẫn mình theo bảo là lệnh của nhà vua cả hai rất nghi hoặc không biết truyện gì sảy ra sao tự nhiên nhà vua lại triệu kiến mình vào lúc này.

Mang tâm tình lo lắng không biết phải chăng mình đắc tội với nhà vua nên bị chịu phạt sao nghĩ lại cũng không có gì quá phận cả, trong thời gian này hai người vẫn chăm chỉ học tập và rất tuân thủ các quy định của hoàng cung nghĩ mãi cũng không biết lý do mình được triệu kiến khiến hai người lo lắng không thôi.

Theo lính hầu hai người được dẫn đến một tiểu viện,trong phòng kê một chiếc bàn trên bàn đặt rất nhiều đồ ăn toàn những món mà hai người chưa bao giờ thấy tuy nhiên dựa vào mùi thơm và màu sắc mà các món ăn bày ra không ai nghi ngờ đây có phải là tuyệt thế mĩ thực không.

Nuốt nước bọt "ực" một cái ánh mắt cả hai chuyển lên thân ảnh đang ngồi cạnh chiếc bàn, toàn thân bao phủ bởi lớp áo bông dày màu vàng đang chăm chú nhìn mình, không sai người đó chính là Lý Long Cán.

Hôm nay Long Cán cho ngự thiện phòng làm một số thức ăn đặc biệt đồng thời cho người đi báo với Đỗ thái hậu là hôm nay hắn sẽ không đến phủ của bà ăn cơm bảo bà đừng chờ, mục đích của hắn chính là hai người này.

Nhìn bộ dáng khúm núm lo sợ của cả hai Long Cán hiểu ngay việc mình đột xuất cho triệu hai người vào gặp mà không nói lý do làm cho họ sợ hãi, ai cũng thế thôi bồng nhiên một người nắm giữ quyền sinh quyền sát của mình mà đặc biệt triệu kiến bí mật thì trong lòng ai cũng rất lo lắng cái đầu treo trên cổ nhỡ mà rơi xuống thì thần tiên cũng không gắn lại được đâu.

Cười khổ Long Cán ra hiệu cho hai người ngồi vào bàn ăn.

Thấy nhà vua bảo mình ngồi cùng mâm cả hai sợ hãi quỳ sụp xuống đất sợ hãi nói "học sinh không dám ngồi cùng bàn ăn với bệ hạ xin bệ hạ thứ tội" nói đoạn cả hai dập đầu xuống đất không dám ngẩng lên.

Thấy thế Long Cán chỉ lắc đầu cười khổ đúng là tư tưởng phong kiến mà chỉ là ngồi cùng bàn ăn có gì mà phải quan trọng hoá vấn đề lên quá mức như thế cơ chứ, tuy nói thế nhưng Long Cán vẫn Thông cảm cho họ vì có lẽ tư tưởng nho gia đã ăn sâu vào máu thịt những người thời đại này rồi muốn ngay lập tức thay đổi thì quả là khó khăn với họ.

Đỡ hai người đứng lên nhẹ nhàng bảo cả hai cứ tự nhiên như kẻ nhà ngồi ăn với mình nhưng họ nhất quyết phản đối cuối cùng vẫn là Long Cán dùng uy quyền cưỡng chế buộc cả hai phải ngồi cùng bàn, tuy thế Quang và trọng vẫn rất không được tự nhiên có phần lo sợ.

Dùng nụ cười tự cho là thân thiện và hiền từ nhất Long Cán nhìn hai người giải thích "hai người chớ sợ ta chỉ muốn mời hai người ăn chung thôi chứ không có ý gì khác cả"

Lúc này cả Quang và Trọng chỉ nhìn nhau rồi cúi đầu xuống nói "được vệ hạ cho phép ăn cơm cùng chúng học sinh thật thụ sủng nhược kinh mong bệ hạ giữ gìn lễ tiết cho phép bọn học sinh được đứng hầu bệ hạ là được, quả thật chúng học sinh không dám ngồi cùng mâm với bệ hạ"

Sau một hồi thuyết phục cùng trấn an cuối cùng Long Cán mới ổn định được Quang và Trọng tuy vẫn còn thiếu tự nhiên nhưng như vậy cũng tốt rồi trong lòng thầm nghĩ không biết cái cảnh nhà vua phải đi thuyết phục cái quan lại này bao giờ mới kết thúc đây.

Gắp cho hai người mỗi người một miếng đùi gà chua ngọt thuận miệng hỏi thăm một số chuyện gia đình riêng tư từng người. Đừng tưởng hỏi những truyện riêng tư gia đình là vớ vẩn không quan trọng đây là bước đầu tiên để tiếp súc tâm lý với từng người là giai đoạn tốt để dành thiện cảm và sự tin tưởng của người cần giao tiếp, tỏ ra quan tâm đời tư là biện pháp lấy thiện cảm tốt nhất đây là điều mà Long Cán được học khi ở trường cảnh sát nhân dân

- hai người nhìn thế này chắc chưa đến 20 tuổi nhỉ?

- thứ bệ hạ học sinh năm nay 18 tuổi (cả hai cùng đáp)

- oh! Hoá ra cùng tuổi sao, không biết hai người quê ở đâu?

- Học sinh người Thăng Long (Trọng thưa)

- Học sinh người lộ Trường Yên (Ninh Bình) (Quang đáp)

Long Cán khéo léo hỏi thăm gia cảnh từng người một cố kéo gần thêm mối quan hệ của cả hai tạo cho họ cám giác tự nhiên thoải mái nhất như trò chuyện với bạn bè, việc này tác dụng rất tốt sau một thời gian cả hai đã thả lỏng rất nhiều không còn quá sợ hãi và có chút bắt đầu thân cận với Long Cán.

Biết đã tới lúc vào việc chính Long Cán hỏi "hai người có biết chữ Nôm nước ta xuất hiên từ khi nào không?"

Thấy nhà vua tự nhiên hỏi chủ đề này hai người ngạc nhiên nhìn nhau không biết trả lời thế nào, nói thật chính họ cũng không biết chữ nôm xuất phát từ đâu từ trước tới nay cả hai chỉ biết học viết và đọc chữ Nôm chứ có hơi đâu mà tìm hiểu nguồn gốc xuất sứ của chữ Nôm chứ.

Thấy hai người ngơ ngác nhìn nhau Long Cán biết ngay là họ không biết nguồn gốc chữ Nôn từ đâu mà có, trước đây hắn có đọc một số sách tìm hiểu về ngồn gốc chữ nôm Cách cấu tạo chữ Nôm có thể đã manh nha ló dạng từ những năm đầu khi người Hán chinh phục đất Giao Chỉ (Miền Bắc Việt Nam) và đặt nền đô hộ trên các bộ lạc người Việt vào đầu Công Nguyên. Vì ngôn ngữ khác biệt, những "chữ Nôm" đầu tiên xuất hiện vì nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Song chứng cứ còn lưu lại hết sức ít ỏi, khó kiểm chứng được một cách chính xác.

Phạm Huy Hổ trong "Việt Nam ta biết chữ Hán từ đời nào?" thì cho rằng chữ Nôm có từ thời Hùng Vương. Văn Đa cư sĩ Nguyễn Văn San lại cho rằng chữ Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp cuối đời Đông Hán thế kỷ thứ 2. Nguyễn Văn Tố dựa vào hai chữ "bố cái" trong danh xưng "Bố Cái đại vương" do nhân dân Việt Nam suy tôn Phùng Hưng mà cho rằng chữ Nôm có từ thời Phùng Hưng thế kỷ thứ 8. Ý kiến khác lại dựa vào chữ "cồ" trong quốc hiệu "Đại Cồ Việt" (大瞿越) để cho rằng chữ Nôm có từ thời Đinh Tiên Hoàng.

Trong một số nghiên cứu vào thập niên 1990, các học giả căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới kết luận rằng âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời nhà Đường-nhà Tống thế kỷ 8-9. Và nếu âm Hán Việt có từ thời Đường, Tống thì chữ Nôm không thể ra đời trước khi cố định cách đọc Hán Việt (nếu xét chữ Nôm với tư cách hệ thống văn tự) và chỉ có thể ra đời sau khoảng thế kỷ thứ 10 khi người Việt thoát khỏi nghìn năm Bắc thuộc với chiến thắng của Ngô Quyền vào năm 938.