Chương 17: phương pháp cải cách mới

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 17: phương pháp cải cách mới

Rời khỏi võ trường đám người hầu nghe Long Cán muốn đến chỗ ở của Đỗ thái hậu. liền cất bước theo sau, chẳng ai lấy đó làm bất ngờ cả, thường ngày bệ hạ vẫn đến chỗ chính cung hoàng thái hậu đó sao? Việc ở lại dùng bữa là chuyện thường.

Đối với Long Cán lại khác. Lần này hắn muốn đến chỗ mẹ mình là có chuyện lớn muốn nhờ đến. Phải nói trong hoàng cung này người có tiếng nói lớn nhất không phải là Long Cán mà chính là vị chính cung hoàng thái hậu này. Đám cựu thần có thể không tuân theo hắn nhưng ai dám nói không tuân theo chủ mẫu chứ.

- Mẹ! Hài nhi ra mắt mẹ.

- Con ngồi đi. Có chuyện chi làm con hôm nay vui vậy?

- Mẹ à! Có chuyện này con muốn kể cho mẹ nghe. Mẹ phải giúp con lần này mới được.

Bà nghe vậy liền cười mà nói.

- Con kể mẹ nghe nào. Lại gây ra chuyện gì rồi phải không! Nhanh kể! Có lần nào mà mẹ không giúp con đâu?

Hắn nghe vậy cũng gật đầu, đúng là như vậy. Bà đúng là một người mẹ hiền, hắn từ lâu đã coi bà là mẹ ruột của mình. Thầm hứa với lòng sẽ không để bà phải chịu khổ đơn độc.

Long Cán đem chuyện liên quan đến Chiêu Linh thái hậu và bảo quốc vương kể một lượt rồi nói ra kế hoạch của mình trong việc cải cách và phát triển đất nước.

Đỗ Thái hậu ban đầu nghe còn bình tĩnh nhưng càng về sau càng phải dùng ánh mắt không thể tin được để nhìn hắn, mà bà kinh ngạc vì lối suy nghĩ và cách nhìn nhận của Long Cán. trong đó có nhiều cái lâu nay chính nghĩ bà cũng không dám đấy. Càng nghe càng bất ngờ, bà triệt để vui mừng rồi, không ngờ con của mình lại nhanh chóng trưởng thành như vậy, bảo bối của mẹ a.

Giờ Quang Toản có kêu bà làm bất cứ chuyện gì kể cả việc mất đi tính mạnh mình thì bà cũng cam lòng huống chi chỉ vài lời tuyên bố ra bên ngoài. Cho thấy tấm lòng của người làm cha mẹ vui mừng như thế nào khi thấy con của mình khôn lớn thành đạt. Sự hi sinh mà họ có thể dành cho con mình là điều không thể đếm hết được.

- Được! Chuyện này mẹ sẽ làm theo lời con.

- Mẹ à! Cám ơn mẹ! Yêu mẹ nhiều.

- Cái thằng bé này chỉ được cái giỏi nịnh thôi.

- Mẹ à! Mẹ quên một người nữa sao. Dù sao một mình mẹ muốn làm việc này cũng rất khó khăn. Với lại sức ảnh hưởng của người này trong triều đình vô cũng lớn.

- Con nói là Tô Hiến Thành sao? Chuyện này mẹ sẽ khuyên bảo ông ấy.

Quả thật nếu sức ảnh hưởng của mẹ hắn trong triều đình lớn như thế nào, Tô Hiến Thành cũng có ảnh hưởng lớn như vậy có khi còn lớn hơn đến quan lại trong triều. Nên nhớ Đại Việt hiện tại bình ổn chủ yếu là nhờ công sức to lớn của ông đấy.

Như mọi khi, hai mẹ con ngồi nói chuyện thêm một lúc, rồi cùng dùng bữa.

Buổi chiều như mọi khi Long Cán vẫn đến chỗ Đỗ Kính Tu để học thêm dạo này hắn cũng viện nhiều lý do để xin vắng mặt tuy không hài lòng nhưng vị thầy giáo này vẫn chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng.

Ban đêm dưới ánh đèn hiu hắt này thật dễ khiến cho người ta có cảm giác buồn ngủ.

Mấy hôm nay trăng tròn. Soi sáng cả hoàng cung, vẫn như mọi khi hắn vẫn đang chăm chỉ cặm cụi viết lại tất cả kiến thức còn nhớ kiếp trước của mình lại để chuẩn bị cho một cuộc cải cách lớn của đất nước.

Theo như Long Cán biết từ thời nhà Đinh, chế độ hành chính trung ương tập quyền đã được xây dựng. Đến thời nhà Lý, chế độ này được củng cố thêm. Chế độ hành chính của Đại Việt thời nhà Lý bao gồm 5 cấp, trong đó có 4 cấp địa phương.

Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:

Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện

Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ

Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:Phủ, lộ, châu, trại thấp hơn là Huyện, hương, giáp, phường, sách, động dưới nữa là Giáp và cuối cùng Thôn.

Sảnh là các cơ quan giúp việc cho hoàng đế. Có 2 sảnh là Thượng thư sảnh và Trung thư sảnh. Đứng đầu các sảnh là chức viên ngoại lang.

Hàn lâm viện là cơ quan giúp việc cho hoàng đế chỉ được lập ra vào thời tiên đế Lý Nhân Tông có chức năng giúp Hoàng đế soạn thảo các văn kiện. Người đứng đầu Hàn lâm viện là Hàn lâm học sĩ. Cơ quan này giống bộ phận tham mưu cho lãnh đạo nhà nước Việt Nam hiện đại vậy.

Khu mật viện có từ thời Lý Thái Tổ, có chức năng tham mưu cho Hoàng đế và Thái phó các việc cơ mật. Đứng đầu khu mật viện là khu mật sứ; có tả sứ và hữu sứ. Ngay khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã bổ nhiệm Ngô Đinh làm khu mật sứ. Thời Lý Thái Tông, Lý Đạo Kỷ giữ chức tả khu mật sứ trong khi Xung Tân giữ chức hữu khu mật sứ. Những người này đều là tay chân thân cận của hoàng đế.

Quốc Tử Giám cơ quan để phát triển giáo dục trong cả nước. Có thể xem Quốc Tử giám là Bộ Giáo dục của Đại Việt.

Lúc này Đại Việt các bộ chưa phân định rõ ràng cho thấy cơ cấu hành chính vẫn còn đơn giản sơ sài chưa thực sự hoàn thiện như các triều đại phong kiến sau này.

Cấp địa phương thì Sau khi thành lập triều Lý, Lý Thái Tổ liền tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính địa phương. Phủ Thiên Đức và phủ Thiên Trường được thành lập. Các đạo thời Đinh, Tiền Lê bị thay thế bằng các lộ nếu là ở đồng bằng, là châu, trại nếu là vùng rừng núi hoặc vùng xa kinh đô. Về sau còn lập thêm phủ Thanh Hóa (Thanh Hóa ngày nay), đạo Lâm Tây (vùng Tây Bắc ngày nay).

Lý Thái Tổ sắp xếp các phủ, châu đến thời Lý Thánh Tông mở rộng đất đai về phía nam (năm 1069) thì toàn bộ 24 đơn vị hành chính của nước Đại Việt bao gồm:

Phủ Đô hộ: là phụ quách của kinh thành Thăng Long, tức một phần thành phố Hà Nội (chưa bao gồm phần mở rộng thuộc Hà Tây cũ)

Phủ Ứng Thiên, tương đương một phần thành phố Hà Nội (chưa bao gồm phần mở rộng thuộc Hà Tây cũ)

Lộ Thiên Trường, tương đương tỉnh Nam Định hiện nay

Lộ Quốc Oai, tương đương lưu vực sông Đáy thuộc tỉnh Hà Tây cũ

Lộ Hải Đông, tương đương miền Quảng Ninh

Lộ Kiến Xương, tương đương một phần tỉnh Thái Bình

Lộ Long Hưng, tương đương một phần tỉnh Thái Bình

Lộ Khoái, tương đương tỉnh Hưng Yên

Lộ Hoàng Giang, tương đương tỉnh Hà Nam

Lộ Bắc Giang, tương đương tỉnh Bắc Giang

Lộ Trường Yên, tức là tỉnh Ninh Bình

Lộ Hồng, tương đương với tỉnh Hải Dương, Hải Phòng

Lộ Thanh Hóa, tương đương khu vực tỉnh Thanh Hóa

Lộ Diễn Châu, tương đương vùng Bắc Nghệ An

Phủ Phú Lương, tương đương tỉnh Thái Nguyên

Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp) tương đương tỉnh Bắc Ninh

Phủ Nghệ An tương đương tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh

Châu Lạng tương đương miền Lạng Sơn và Cao Bằng

Châu Phong tương đương vùng Phú Thọ, Yên Bái

Châu Chân Đăng tương đương với vùng Hà Giang

Đạo Lâm Tây tương đương với Tuyên Quang

Châu Bố Chính, mở từ năm 1069, tương đương phía bắc tỉnh Quảng Bình

Châu Địa Lý, mở từ năm 1069, sau đổi là Lâm Bình, tương đương phía nam tỉnh Quảng Bình

Châu Ma Linh mở từ năm 1069, sau đổi là Minh Linh, tương đương phía bắc tỉnh Quảng Trị

Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Riêng phủ Đô hộ đứng đầu là sĩ sư.

Các phủ, lộ được chia thành các huyện. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Cùng cấp với huyện là hương. Tương đương với các huyện nhưng ở kinh đô thì có các phường. Hiện tại có 61 phường.

Các huyện, hương lại chia thành các giáp. Đứng đầu bộ máy hành chính ở giáp là quản giáp và chủ đô. Các giáp lại chia thành các thôn.

Hệ thống quan lại gồm có: quý tộc, công thần, tăng quan và nho sĩ. Quan chế được chia thành 9 phẩm, phía trên là các vương hầu quý tộc, bên dưới chia làm 2 ban văn võ, các quan trong (trung ương) và quan ngoài (địa phương).

Long Cán trau mày suy nghĩ cách thay đổi cơ cấu hành chính hiện tại, hắn chọn cơ cấu hành chính nhà Nguyễn thời vua Minh Mạng là mục tiêu thay đổi, bởi lẽ khi đó cơ cấu hành chính phong kiến hoàn thiện nhất.

Theo đó bỏ các lộ, đổi lộ thành tỉnh dù gì hắn xuất thân người hiện đại quen gọi các tỉnh thành hơn là các lộ.

Thời gian trôi qua Long Cán vẫn miệt mài với việc viết lại cơ cấu hành chính, hắn muốn sớm hoàn thiện cành nhanh càng tốt, tối nay nhất định phải làm xong.

Mệt mỏi xoa xoa đôi mắt hơi chút đau nhức, uống hớp trà lão Cường pha vẫn còn hơi nóng, lúc này ban đêm trong cung thật tĩnh lặng chỉ nghe bên ngoài ngự hoa viên tiếng nước chảy róc rách từ những dòng suối nhân tạo được đắp nên để vua chúa thưởng lẵm.

Chả hiểu do tức cảnh sinh tình hay do cớ gì mà thuận miệng hắn đọc luôn một bài thơ do bác Hồ sáng tác có lẽ tâm trạng của hắn và bác Hồ lúc này cũng tương tự với nhau.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

"Hoàng Thượng bài thơ thật hay, lại đầy ý nghĩa, quả là bậc minh quân vì dân vì nước" lão Cường cảm thán nói.

Long Cán biết hắn là đang nịnh hót đấy, nhưng cũng tự cho là đúng vì bài thơ do bác Hồ sáng tác thì sao có thể kém được. Với những vần thơ đầy tâm sự mang nỗi lòng của một chí sĩ yêu nước cảm giác mang đầy ý nghĩa là phải. Nên nhớ thơ mà hắn hát là có một không hai trên thế giới đấy.

Long Cán thực sự cũng không biết theo đây bài thơ này dưới sự truyền miệng của các thái giám và cung nữ sẽ lưu truyền rộng rãi khắp dân gian. Được người người biết. Danh tiếng về một vị vua tài đức, có nghĩa có tình đầy tài hoa cũng theo đó mà ưu truyền rộng khắp.