Chương 19: cải cách (1)

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 19: cải cách (1)

Long Cán tiếp tục giải thích về chức năng nhiệm vụ của sáu bộ "Bộ Lễ chuyên trách việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc
Bộ Lại chuyên trách việc quan tước, thăng giáng, thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, chỉnh đốn phép làm quan để giúp việc chính sự trong nước
Bộ Công chuyên trách việc xây dựng, tu sửa cung điện, lăng tẩm, thành hào, đồn luỹ, đê điều, cầu cống, đường sá, lo việc thợ thuyền, sản xuất vật dụng phục vụ trong hoàng cung và quản lý việc sản xuất hàng hoá ngoài xã hội
Bộ Hộ chuyên trách việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thuế khoá, định giá lương thực trong nước, bình chuẩn việc phát ra thu vào để điều hoà nguồn của cải nhà nước
Bộ Hình chuyên trách việc luật lệnh, xét xử, hình phạt, án tù, ngục tụng, giúp nhà vua chế định, chấn chỉnh các vấn đề về hình luật
Bộ Binh chuyên trách việc binh nhung, khí giới, bảo vệ kinh thành, biên giới, các nơi hiểm yếu, chăm lo việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ quan trong ngạch, khảo duyệt vũ khí, quân lương
Này lục bộ chức quan tên là Thượng Thư, các bộ có Thị Lang ba người, lang trung sáu người, phụ trợ các bộ Thượng Thư hoàn thành công tác"

Nghe Long Cán giải thích mọi người châu đầu ghé tai thảo luận lên. Cái này không chỉ đổi tên gọi mà còn đem mỗi người phụ trách địa phương phân chia tỉ mỉ một hồi.

"Mọi người im lặng, sau đây ta sẽ phát mỗi người một bản ghi chép lại tỉ mỉ tân chế độ tân cơ cấu hành chính, mọi người hãy đọc kĩ có gì ý kiến thì bước ra"

Sau đó một vài tên thái giám cầm một xấp giấy theo lệnh của Long Cán đi phát cho tất cả các quan viên mỗi người một bản, chữ đầu tiên trên tờ giấy có ghi "Tân hành chính Đại Việt".(tất nhiên tất cả bằng chữ Nôm nhé)

Mỗi vị quan đều được phát một bản, tất cả đều tò mò mở ra xem trong đó ghi những gì.

Cả đại điện lại một lần nữa rơi vào hỗn loạn, các đại thần bàn luận với nhau rôm rả tất cả đều xoay quanh chuyện cải cách mà hoàng đế mới đưa ra, cái gì mà đổi các lộ thành các tỉnh, tỉnh là gì, có thể hiểu là một cấp hành chính địa tương đương với lộ, nếu chỉ như thế thì cũng không có gì đặc biệt, theo trong bản "tân hành chính Đại Việt" ghi lại không chỉ đổi tên mà còn quy hoạch lại tất cả cơ cấu theo đó từ triều đình tới địa phương từ 5 cấp hành chính bây giờ sẽ chỉ còn 4 cấp hành chính theo đó là triều đình - tỉnh - huyện - xã bỏ một cấp trung gian.

Việc thay đổi này rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của một bộ phận quan lại cấp thấp nếu làm không khéo có thể dẫn tới bạo loạn toàn lãnh thổ, Long Cán lúc đầu cũng nghĩ tới việc này nhưng hắn muốn phá vỡ tình trạng "phép vua thua lệ làng" đưa sức mạnh hoàng quyền về tận các cấp hành chính thấp nhất Đại Việt.

Sau một thời gian dài tồn tại các làng Việt đã hình thành một cơ cấu khép kín giống kiểu một tiểu quốc nhỏ, điều này trong thời kỳ bị Bắc thuộc thì rất tốt nó tránh cho dân Việt ta bị Hán hoá hoàn toàn, bọn quan lại phương Bắc tuy chiếm được nước ta nhưng không thể nào vươn tay tới tận các làng, luật pháp mà bọn xâm lược áp đạt lên dân ta thì dân trong làng không thèm tuân theo chính vì thế mà dân ta bao đời nấp sau lũy tre làng không bị đồng hoá đã giành lại được độc lập, nhưng khi giành được độc lập cái kiểu co mình thành tiểu quốc với quy định và luật lệ riêng của từng làng lại là hòn đá cản chân cho sự phát triển cả nước, Long Cán không muốn cái kiểu "phép vua cũng thua lệ làng" muốn tất cả dân Đại Việt phải sống trong cùng một khuôn phép một luật lệ chỉ do triều đình đặt ra, như thế các ý tưởng cải cách của hắn mới có thể len lỏi tới mọi người dân mọi góc trong các làng Đại Việt.

Long Cán trước khi đưa ra quyết định này đã lường trước mọi việc, hắn đã từng hỏi Trịnh Siêu về quân đội Đại Việt hiện tại và biết bây giờ quân Đại Việt rất mạnh có thể áp chế mọi cuộc bạo loạn dưới 3 vạn quân chính vì thế hắn mới dám làm lớn như thế, nếu cần đổ máu cho một tương lai sáng Lạng hơn hắn sẽ không ngại, Đại Việt tuy bề ngoài vẫn ổn nhưng thực sự trong thân lại chứa đầy mầm mống hủ bại, chính là những nhân tố bất ổn cần loại trừ từ gốc dễ, Đại Việt cần một cuộc thay máu cho thân thể lấy lại sức sống.

- Thưa bệ hạ chuyện này không thể làm bừa được, nếu không chỉ sợ thiên hạ đại loạn mất. - một vị quan quỳ dạp xuống hướng Long Cán than.

- Đúng vậy thưa bệ hạ truyện này quả thật vô cùng quan trọng mong bệ hạ nghĩ lại, chúng ta cần thêm thời gian để bàn bạc kĩ lưỡng.

...

Các vị đại thần thi nhau đứng ra can gián, có kẻ khóc lóc trình bày đủ mọi lý do mong là Long Cán sẽ nghĩ lại mà thu hồi lệnh cải cách, tuy nhiên tất cả đều bị hắn gạt ra từ chối, tuy vậy cũng có vài người nhận ra ưu điểm của việc tân cải cách đưa lại thì ra vẻ ủng hộ phương pháp của Long Cán trong đó có đám người do Tô Hiến Thành và Đỗ thái hậu cầm đầu tỏ vẻ ủng hộ quyết sách của Long Cán.

Cuối nhờ sự ủng hộ và giúp sức của hai người có uy tín và quyền lực nhất triều đình mọi phương án của Long Cán đều thuận lợi thi hành quan viên chức quan vậy tương ứng có điều thay đổi.

Trịnh Siêu được bổ nhiệm làm Binh bộ Thượng thư. Về phần Binh bộ phía dưới Binh bộ quan viên, cùng tướng lĩnh tự có những thứ khác an bài.

Tô Hiến Thành được bổ nhiệm làm Lại bộ Thượng thư.

Trần Trung Tá được bổ nhiệm làm Công bộ thượng thư.

Đỗ An Di được bổ nhiệm làm Lễ bộ thượng thư.

Lý An được bổ nhiệm là Hình bộ thượng thư.

Nguyễn Văn kỷ được bổ nhiệm là Hộ bộ thượng thư.

Đỗ Kính Tu được bổ nhiệm làm Tế Tửu phụng mệnh trông coi nhà Văn Miếu, rèn tập sĩ tử, phải chiếu theo chỉ truyền, hằng tháng theo đúng kỳ cho (học trò trường Giám) tập làm văn, để gây dựng nhân tài, giúp việc thực dụng cho nước.

Các cơ quan khác như sảnh, hàn lâm viện, khu mật viện vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Đơn giản bố trí lại tất cả các quan viên trong đại điện như thế, Long Cán dưới trướng lục bộ liền cơ bản hình thành.

Lục bộ mặc dù hoàn thành, nhưng còn cần rất nhiều nhân tài gia nhập trong đó, mới có thể đem lục bộ hoàn thiện. Tốt ở Tô Hiến Thành rất giỏi trong việc chọn người tài, lại có kinh nghiệm nhiều năm, học thức uyên bác, trợ giúp Long Cán bày mưu tính kế, mới từ từ gọi các hạng chuyện xử lý tốt, vững bước chuyển tiếp.

Giải quyết xong chuyện lục bộ cùng nhân sự quy hoạch tuy mọi việc vẫn chưa thật sự ổn định nhưng đây mới là bước đầu, dần dần còn sẽ hoàn thiện hơn.

Long Cán ngồi trên ghế rồng ánh mắt xẹt qua trong điện tất cả quan viên, cầm lấy trong tay chỉnh sửa tốt quân đội cải cách phương án, hướng lão Cường gật đầu, ý bảo lão Cường nắm đi phân phát cho tất cả quan lại phía dưới 4 người một bản vì lần này hắn chuẩn bị không nhiều nên chỉ có thể để các đại thần thay nhau xem chung.

Lão Cường tiến lên, đem Long Cán cho tư liệu nhận lấy, rồi cẩn thận đi xuống đại điện y lệnh phân phát cho các đại thần xong liền quay lại bên cạnh Long ỷ.

Tô Hiến Thành đem lão Cường cho tư liệu nhận lấy. Trở lại chỗ đứng, cẩn thận xem xong rồi nội dung, mới đưa cho Trần Trung Tá.

Tô Hiến Thành mặc dù đem tài liệu đưa cho Trần Trung Tá, trong đầu lại không ngừng tự hỏi. lão càng là cẩn thận suy nghĩ, trên mặt vẻ mặt càng theo không ngừng mà biến hóa, thỉnh thoảng lộ ra vẻ mừng rỡ, thỉnh thoảng lộ ra vẻ ngưng trọng. Tô Hiến Thành đối Long Cán làm cải cách vô cùng bội phục, có đảm lượng, đủ cặn kẽ, hơn nữa Long Cán cung cấp phương án so sánh với hiện hành trong quân quan nhiều hơn nghiêm mật.

Song, Tô Hiến Thành nhưng có chút lo lắng, bởi vì Long Cán cách làm quá lớn mật, có thể được xưng tụng kinh thế hãi tục.

Từ xưa đến nay, các vương triều dưới trướng tướng sĩ mỗi một người lính, cũng theo bình thường binh sĩ bắt đầu, từng bậc từng bậc trở thành Ngũ trưởng, thập trưởng, Bách phu trưởng, Giáo úy, tướng quân vân vân, phân chia như vậy mặc dù so ra kém Long Cán cho ra phương án, cũng không có Long Cán nói lên quan hàm chế độ như vậy minh xác tỉ mỉ, nhưng đẩy ngã tự thái tổ tới nay quân chế, không thể bảo là không lớn mật.

Trần Trung Tá đọc nhanh như gió, nhanh chóng xem xong tờ giấy nội dung, liền đem tài liệu truyền cho Đỗ Kính Tu. Đỗi Kính Tu tốc độ rất nhanh, sau khi xem xong truyền cho Trịnh Siêu.

Giờ này khắc này, tất cả quan lại vẻ mặt không giống nhau.

Trịnh Siêu trên mặt lại có một tia lo lắng, Long Cán cải cách khả năng bị các vị tướng quân phản đối thậm chí là tạo phản. Đỗ Kính Tu còn lại là vẻ mặt hưng phấn, không một chút cho là không ổn. Trần Trung Tá lộ ra khâm phục vẻ mặt, đối Long Cán nói lên cải cách phương án bội phục không dứt. Tô Hiến Thành trên mặt vẻ mặt thần sắc mặt ngưng trọng, bởi vì lão nhận thấy được trong đó lấy giấu diếm năng lượng, rất có thể phá vỡ hiện hành quân chế.

Long Cán ánh lướt qua đám người, hỏi: "Cũng xem xong rồi ta nói lên phương án, vậy các ngươi hãy nói riêng của mình ý kiến, có cái gì cần sửa đổi, thật sớm chút ít tiến hành cải biến."

Trịnh Siêu suy nghĩ một chút, ôm quyền nói: "Bệ hạ, triều đình lấy Đại tướng quân là trong quân tướng lĩnh, bệ hạ làm như vậy ra cải cách, có hay không quá long trời lở đất rồi, nếu là các tướng quân không phục, chẳng phải là..."

Trịnh Siêu lời còn chưa nói hết, Long Cán tựu cắt đứt Trịnh Siêu lời nói.

Hắn khoát khoát tay, nói "Cải cách quân chế không có gì lớn, không phải là làm một chút cải biến sao! Trước kia loạn 12 sứ quân lẫn tranh quyền đoạt lợi, gây cho đất nước bao tổn thất về cả người và của cải, chuyện này chả phải là một bài học xương máu sao. Ngươi lo lắng tuy cần thiết nhưng việc này ta nhất định phải làm, hay là với cương vị là binh bộ thương thư hãy suy nghĩ một chút như thế nào thi hành đi!"

Tô Hiến Thành vuốt vuốt dưới hàm râu trắng, chắp tay nói: "Bệ hạ, ngài ở trong sách nhắc tới theo cấp đoàn trở lên như tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn ngoài cấp trưởng và tư lệnh quân đoàn nắm giữ trong quân binh quyền là một thể hệ; đồng thời, đoàn cấp trở lên liền có chính ủy, đây cũng là một cái thể hệ. Hai thể hệ, như thế nào phân chia quyền lợi?"