Chương 12: thế cục (2)

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 12: thế cục (2)

Xem tới đoạn này thì Long Cán không khỏi cảm thấy chua sót đây chính là số phận của một nước nhỏ yếu phải cống nạp cho nước mạnh hơn để đổi lấy tự do yên ổn. Không biết trong bao nhiêu năm qua Đại Việt đã phải mất bao nhiêu của cải lễ vật quý giá dâng cho các triều đại phương Bắc tham lam độc ác.

Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong (Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương...)

Ngay cả khi nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Long Cán tiếc nuối cho rằng đáng ra lúc đó nước ta nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc.

Nói tới nước Kim hắn liền lật tấm bản đồ lớn có vẽ cương vực lãnh thổ các nước trong khu vực mà lúc nãy vừa nhận được từ lão Cường.

Nước Kim là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc. Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của triều Liêu, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, vào năm 1115 dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng Bắc Tống định "Liên minh trên biển" nhằm giáp công Liêu, đến năm 1125 thì Kim diệt Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ Trung Nguyên, đến năm 1127 thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, khiến cho Tây Hạ cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, Nam Tống phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú), xưng bá tại Đông Á.

Xem tới đây Long Cán rất ngạc nhiên nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên nhưng cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt.

Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau.

Tống và Kim là hai quốc gia lớn và mạnh nhất khu vực thời hiện tại, Đại Việt bây giờ không thể là đối thủ của họ, tuy nhiên trong mối quan hệ ngoại giao với các nước khác Đại Việt ta lại mang vai trò là nước lớn ví dụ như Chiêm Thành.

Nhìn vào quốc gia ở phía nam Đại Việt nơi mà sau này chở thành một phần lãnh thổ của nước ta trong lòng Long Cán xuất hiện rất nhiều cảm xúc có tức giận có cảm thán.

Chiêm Thành nằm ở phía Nam Đại Việt cùng với việc củng cố quan hệ với phương Bắc, Đại Việt chú trọng tới biên giới phía nam. Sau khi bị Lê Đại Hành đánh bại năm 982, Chiêm Thành đã tỏ ra thần phục. Từ nhiều năm trước, Chiêm Thành đã vài lần sai sứ sang Đại Cồ Việt, quan hệ hòa thuận của hai bên được giữ tới hết thời Tiền Lê. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm Thành sai sứ sang dâng sư tử năm 1011.

Từ đó việc cống của Chiêm Thành sang Đại Việt khá đều đặn, vài năm 1 lần, thậm chí giai đoạn 1081-1088 là mỗi năm 1 lần. Các cống phẩm của Chiêm Thành gồm sư tử, voi trắng, cá sấu, tơ lụa, vàng bạc...

Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm là Jaya Harivarman đã cho con gái sang làm cung phi cho tiên hoàng Lý Anh Tông.

Tuy triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn thi thoảng mang quân cướp phá vùng biên giới khiến Đại Việt phải dùng tới biện pháp quân sự để ngăn chặn. Các tiên đế giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo vệ biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở phương Bắc.

Có một số thời gian gián đoạn trong quan hệ 2 bên, như khi Lý Thái Tông mới lên ngôi, Chiêm Thành suốt 16 năm không tiến cống, dẫn đến việc Thái Tông thân chinh đánh Chiêm hoặc giai đoạn chiến tranh giữa Đại Việt với nhà Tống.

Hiện tại bây giờ nước Chân Lạp đang là thời thời kỳ vương triều Angkor đang phồn thịnh. Từ khi nhà Lý mới thành lập, Chân Lạp đã cho sứ sang đặt quan hệ.

Trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước còn có cả giao lưu về tôn giáo, trong nhiều lần sứ giả Chân Lạp sang Đại Việt có cả các nhà sư và đạo sĩ Bà La Môn. Họ được triều đình nhà Lý mời tham gia các nghi lễ đạo Phật tại kinh thành Thăng Long.

Nói chung trong quan hệ với Chân Lạp và Chiêm Thành Đại Việt ta đóng vai trò là nước lớn, tuy nhiên ngoài mặt tỏ lòng thuần phục nước ta như thỉnh thoảng Chân Lạp vẫn cho quân đánh phá cướp bóc vùng biên giới hai nước khiến dân dân vùng viễn biên khổ với cùng.

Tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được.

Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên Lý Thần Tông đã không trả lời.

Tháng 8 năm 1132, quân Chân Lạp và Chiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.

Tháng 9 năm 1150, quân Chân Lạp lại đánh cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng nên tự tan vỡ.

Cuối cùng nhìn bản đồ lần tay chỉ vào nước cuối cùng có trung đường biên giới giáp nước ta.
Thời kỳ này, Lào còn ở trong giai đoạn các bộ tộc do các thủ lĩnh đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Lào lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao (tên gọi Lào khi đó) dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương.

Việc ngoại giao hai bên không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch giữa hai bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do những xung đột tại biên giới vào các năm 1048, 1159, và đều thắng lợi.

Trong Đống sách mà Long Cán tìm được chỉ nói về những nước trên tuy nhiên đương thời, Đại Việt có quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với các nước láng giềng, mà còn có quan hệ thương mại với các nước trong khu vực như Xiêm La, La Hộc, Lộ Lạc, Tam Phật Tề, Qua Oa. Các quan hệ kinh tế đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức.

Hắn thầm nghĩ cũng phải thôi với các nước khác tại Đông Nam Á, đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc và khả năng tổ chức lãnh thổ của các thủ lĩnh địa phương còn lỏng lẻo, có nhiều xáo trộn nên cũng làm hạn chế khả năng giao thiệp giữa nhà Đại Việt với các nước này.

Cùng may hiện tại quốc lực nhà Lý vẫn chưa phải quá suy yếu, xã hội thời này khi Cao Tông mới lên ngôi vẫn tính là ổn định tuy vậy trong lòng nhà nước đã có những mầm mống bất ổn cũng như những mâu thuẫn nhỏ.

Nắm đại khái tình hình các nước lân bang của Đại Việt Long Cán cũng cảm thấy nhẹ người, theo những gì hắn biết hiện tại các nước khác như Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp cũng đang trong thời kì suy yếu nên cũng không lo việc Đại Việt bị thôn tính, việc cấp bách bây giờ là giữ ổn định xã hội ngăn ngừa các mầm mống phát sinh từ bên trong quốc gia.

Một thời gian sống trong cung cấm đại khái Long Cán tuy chưa hiểu hết được những âm mưu quỷ kế trốn hậu cung đặc biệt là những tranh đấu nội bộ của hoàng tộc nhưng cũng không phải là hắn hoàn toàn mù tịt, qua phim ảnh trước đây hắn biết tranh cướp vương vị trong các hoàng tử là rất tàn khốc và nguy hiểm đặc biệt là với hắn một vị vua nhỏ tuổi ngai vàng chưa vững thì càng nguy cơ hơn.

Theo những gì hắn biết cha hắn tức Lý Anh Tông có tất cả 7 người con trai theo thứ tự là Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng mẹ là Chiêu Linh hoàng hậu Vũ thị.

Kiến Ninh vương Lý Long Minh mẹ là Thần phi Bùi Chiêu Dương. Tước phong Kiểm hiệu Thái sư, Thượng trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Trung vũ quân tiết độ sứ, lĩnh Đại đô đốc.

Kiến Tĩnh vương Lý Long Hòa mẹ là Quý phi Hoàng Ngân Hoa. Tước phong Dao thụ Thái bảo, Khu mật viện sứ, Thượng thư tả bộc xạ, Phụ quốc thượng tướng quân, Long thành tiết độ sứ.

Kiến An vương Lý Long Đức mẹ là Thần phi Bùi Chiêu Dương. Tước phong Đặc tiến Thiếu sư, Khu mật viện sứ, Thượng thư tả thừa, Trấn Nam tiết độ sứ, Thượng thư lệnh, Tả kim ngô thượng tướng, Tổng lĩnh Thiên tử binh.

Kiến Khang vương Lý Long Ích mẹ là Đức phi Đỗ Kim Hằng. Chức tước Dao thụ Thái phó, trấn Nam tiết độ sứ, Thượng thư tả thừa.

Kiến Bình vương Lý Long Tường mẹ là Hiền phi Lê Mỹ Nga. Tước phong Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ nghị đồng tam tư, Thượng thư tả bộc xạ, lĩnh đại đô đốc.

Và Lý Long Cán tứ là hắn chính là con thứ 6 của vua Lý Anh Tông. Trong 7 người con thì có 3 người đã mất hiện tại ngoài hắn ra chỉ còn có 3 người đó là Bảo Quốc vương Lý Long Xưởng anh cả, Kiến Khang vương Lý Long Ích, và cuối cùng là người em kém hắn hắn 1 tuổi Kiến Bình vương Lý Long Tường.

Nếu đúng theo những gì sử sách nói lại người có khả năng làm loạn có thể uy hiến hắn chỉ có một người đó chính là phế thái tử Lý Long Xưởng. Nghĩ tới đây hắn mỉm cười nếu là Lý Long Cán cũ không biết gì thì còn hơi đáng lo nhưng tiếc là hắn lại là kẻ xuyên Việt nói cách khác tất cả những kẻ đó đều không thể qua khỏi con mắt của hắn, huống chi nếu theo sử sách ghi lại dù có làm phản Long Xưởng vẫn không thể gây nên sóng gió gì rất nhanh sẽ bị dẹp ngay.