Chương 10: kế hoạch chữ quốc ngữ

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 10: kế hoạch chữ quốc ngữ

Nhưng nói thật tất cả những điều đó đều do sau này người đời sau dựa trên những viết tích còn lại ít ỏi của lịch sử mà suy đoán ra tất cả đều chưa được chứng thực tất cả sẽ chỉ là bí ẩn nếu như Long Cán không đọc được một cuốn bí thư trong tàng thư các của hoàng cung nói về sự ra đời của chữ Nôm.

Hai người cũng tò mò không biết nguồn gốc chữ mà bây giờ mình đang sử dụng bắt nguồn từ đâu bèn hỏi "thưa bệ hạ không biết chữ Nôm nguồn gốc thế nào mong bệ hạ chỉ giáo thêm cho chúng học sinh được mở mang tầm mắt"

Nhìn hai người cũng thực lòng tò mò muốn biết Long Cán bèn nói "chữ Nôm thực sự bắt đầu từ thời Sĩ Nhiếp bắt đầu truyền bá vào nước ta với nhu cầu ghi địa danh, tên người hoặc những khái niệm không có trong Hán văn. Nói cách khác chữ Nôm vốn chỉ phục vụ cho bọn xâm lược muốn cái trị nước ta..."

Hai người mải mê nghe Long Cán giải thích cả hai đều vô cùng bất ngờ trước những kiến giải vô cùng sâu sắc của nhà vua, thật không ngờ bệ hạ còn nhỏ tuổi như vậy mà đã có tri thức uyên bác tới nhường này, càng nghe lâu hai người càng khiếp sợ, tuy biết nhà vua vốn là Thông minh từ chuyện câu đố xỏ sợi chỉ qua con ốc hai người cũng biết nhưng hoá ra hai người đã coi thường tri thức của tiểu hoàng đế tất cả những thứ trước kia chẳng qua chỉ là một góc nhỏ của tảng băng chìm mà thôi.

Nhận xét về chữ Nôm hai người nghe Long Cán nói
Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó học, khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Để đọc viết được chữ Nôm đòi hỏi phải có vốn hiểu biết chữ Hán nhất định. Hệ chữ Nôm cũng không có sự thống nhất: có thể có nhiều chữ dùng để ghi cùng một âm tiết, hoặc ngược lại, một chữ có thể có nhiều cách đọc khác nhau. Tình trạng này còn do "tam sao thất bản", phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét). Do đó có người nói "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán", "nôm na là cha mách qué".

Về mặt ngữ học thì do âm trong tiếng Việt nhiều hơn số âm trong tiếng Hán (tiếng Việt có 4500 đến 4800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm) nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm rất khó đọc.

Ngẫm lại những lời nói của Long Cán hai người đều gật gù đầu cho là đúng việc này càng làm hai người khiếp sợ, để có thể nhận ra nhược điểm của chữ nôm đòi hỏi người đó phải có hiểu biết sâu sắc về loại chữ này trong khi nhà vua mới học chữ Nôm được bao nhiêu thời gian cơ chứ, theo như hai người biết nhiều nhất nhà vua cũng chỉ mới bắt đầu học tối đa một năm gần đây là nhiều nhất rồi thực ra cũng chỉ được vài tháng. Vài tháng mà đã có thể hiểu bản chất của một loại chữ còn nhận xét được những nhược điểm của nó nữa, phần tri thức và sự thông minh này khiến hai người đổ mồ hôi trong lòng thầm nghĩ "quá giỏi, thật là khó tin htrên đời này lại có người thông minh như vậy"

Nói chung chữ Nôm khó sử dụng để giao tiếp, tư duy sau khi hai người nghe Long Cán giải thích cả hai đều chung một nhận định như vậy, sự thật này làm hai người trong lòng hụt hẫng khó tiếp nhận hoá ra thứ chữ mà hiện tại mình ngày đêm mệt mài học tập lại tồn tại quá nhiều khuyết điểm như vậy điều này làm cả hai chán nản, nhưng cả nước chỉ có một loại chữ này là chữ quốc ngữ không học chữ Nôm thì làm sao mà viết mà ghi chép chả điều này quyết không thể được.

Nhìn biểu hiện chán trường của hai người Long Cán cũng hiểu được phần nào, khi biết con đường mình đang đi là sai là chưa hoàn thiện con người ta thường rơi vào tình trạng khủng hoảng không biết nên làm thế nào, chính vào lúc này là thời điểm tốt để hắn đưa ra những quan điểm mới thuận tiên trực tiếp đưa ra chữ quốc ngữ theo kiểu chữ latinh nhất định sẽ được hai người tiếp nhận, nó sẽ như ánh sáng soi đường lôi hai người thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại, Long Cán nói "hôm trước ta có nằm mơ thấy một con rồng trong mồm ngậm một khối bản khắc bằng vàng từ trên trời lao thẳng xuống trước mặt ta, khi ta khiếp sợ đang định chạy trốn thì bỗng con rồng cất tiếng nói bảo rằng nó chính là Lạc Long Quân tổ tiên của dân tộc Việt ta vì thấy con cháu mình vẫn phải sử dụng loại chữ viết của kẻ thù trong lòng sót thương nên đã ăn trộm bản khắc chữ của thiên đình, theo con rồng nói loại chữ này mới hợp với dân Việt ta nói đoạn con rồng lao thẳng lên trời để lại một bản khắc vàng lấp lánh chứa đầy những ký tự kì lạ, tò mò ta bèn đến định nhặt lên xem thì bỗng bản khắc đó hoá thành một vệt sáng chui thẳng vào đầu ta, giật mình tỉnh giấc không hiểu sao trong đầu bỗng nhiều ra rất nhiều những tri thức mới lạ và những kia hiệu kì quái."

Nghe tới giấc mơ ly kì của nhà vua hai người khiếp sợ không thôi đây chính là được thần linh chỉ điểm sao, như thế bệ hạ là người được thần linh giúp đỡ hơn nữa vị thần ấy lại chính là tổ tiên của dân tộc Việt hèn gì bệ hạ lại có trí tuệ thông minh như vậy đây quả thật là trời giúp dân tộc Việt ta rồi, tò mò không biết thần linh ban cho nhà vua cái gì hai người hỏi gấp biết đâu thứ thần linh ban cho nhà vua lại chính là chữ của thần linh thì sao như thế thì lãi to rồi.

Thấy hai người gấp gáp tới mức không thể đợi chờ thêm được một phút nào nữa Long Cán cười thầm trong lòng lôi ra một tờ giấy trên tờ giấy viết rất nhiều ký tự kì lạ đó chính là bảng chữ cái Latinh 24 chữ mà hiện đại đang sử dụng bên cạnh là những dấu thanh âm, sau một hồi hao phí nước bọt cùng tế bào não để giải thích cách sử dụng các ký tự cùng thanh dấu, cách ghép câu hai người Quang và Trọng dần dần đã tiếp cận được loại chữ thần kỳ này vì đây là loại chữ ghi thanh tức là nói thế nào viết thế ấy nên rất dễ tiếp thu, nhìn sự hứng thú của cả hai Long Cán rất vui mừng biết kế hoạch chữ quốc ngữ của mình đã thành công mĩ mãn.

Thời gian cứ thế trôi qua cả ba người đang say mê trao đổi với nhau Long Cán cố gắng hết sức giải thích những thắc mắc của họ về chữ quốc ngữ mới cách đánh vần phát âm, cuối cùng vì thời gian không cho phép hai người Quang và Trọng đành rời đi trong tiếc nuối trong lòng họ còn rất nhiều câu hỏi chưa kịp được giải đáp, biết làm sao được hoàng cung không thể cho nam nhân khác ngoài nhà vua ở lại qua đêm được chứ nêu không chắc hai người cũng bám chặt lấy Long Cán cả đêm không buông để tranh thủ giải đáp những thắc mắc đang dày vì trong đầu họ.

Ra lệnh cho thị vệ tiễn hai người ra khỏi hoàng cung Long Cán cười khổ quả thật hắn cũng rất mệt mỏi trước những câu hỏi của hai người với lại một thời gian dài thảo luận cũng khiến cơ thể trẻ con này của hắn có chút không chịu được nhìn thời gian chắc cũng đã về chiều hôm nay mọi việc cũng nên đến dây thôi nói xong Long Cán lập tức lao lên giường đánh một giấc thật ngon lành mặc kệ giờ vẫn chưa phải là buổi tối.

Ngày hôm sau tại thư phòng nơi mọi khi Long Cán vẫn thường học với đám thư sinh cùng Đỗ Kính Tu hôm nay bởi vì có việc quan trọng nên Đõ Kính Tu xin phép được về sớm nghe nói là chuyện liên quan tới chính sự nên Long Cán cũng không có nói gì, bởi vì tuổi còn nhỏ còn nhiều việc vẫn chưa biết ghì hơn nữa hắn muốn tập trung vào việc học nên Long Cán quyết định giao toàn bộ việc triều chính cho Đỗ thái hậu và thái phó Tô Hiến Thành hắn hoàn toàn tin tưởng hai người nhất là Tô Hiến Thành, trong lịch sử vương triều của hắn vững chắc không rối loạn chính là nhờ công sức to lớn của ông ta.

Thấy Đỗ Kính Tu đã dời khỏi thư phòng Long cán quyết định bắt đầu kế hoạch đào tạo chữ quốc ngữ cho tất cả đám thư sinh, gọi hai người Quang và Trọng đến bảo tất cả những người có mặt tại đây ổn định vị trí Long Cán liền đem những lời đã nói hôm trước cho Quang và Trọng nói lại một lần nữa cho cả đám người, sau khi nghe song Long Cán nói tất cả đều tỏ ra khiếp sợ tuy mỗi người đều có những biểu hiện khác nhau nhưng phần lớn theo hắn thấy là rất tò mò và hứng thú với loại chữ mới.

Theo sự giúp đỡ của hai người Quang và Trọng, Long Cán một lần nữa giải thích các loại ký tự trong 24 chữ cái, cách sử dụng cho đám người lại hao phí một lượng lớn nước bọt cùng tế bài não nhưng vì số người quá đông nên vẫn chưa đạt kết quả mong muốn, Long Cán quyết định từ giờ chở đi buổi sáng mọi người sẽ học với Đỗ Kính Tu buổi chiều tất cả sẽ phải đến thư phòng để học loại chữ mới tuy nhiều người tỏ ra bất mãn nhưng trước quyền uy của nhà vua tất cả đều phải phục tùng tỏ ra ngoan ngoãn.

Theo tất cả mọi người đi về Long Cán cho gọi hai người Quang và Trọng vào phòng riêng vì có lần trước nên lần này vào gặp riêng nhà vua hai người không còn cảm thấy lo sợ mày thay vào đó là sự chờ đợi và Hưng phấn bọn họ còn có rất nhiều thứ cần hỏi Long Cán đấy.

Trong phòng riêng vẫn là thân ảnh nhỏ bé ấy Long Cán nhìn hai người nói "hôm nay ta gọi hai người đến đây là có chuyện muốn giao cho các người làm" nói xong hắn cầm một quyển sách trên mặt bàn đưa cho hai người, nếu ai đó hiểu được chữ quốc ngữ thì có thể ngay lập tức đọc được trên bìa cuốn sách có ghi dòng chữ "giáo trình dạy học tiểu học" đúng vậy đây chính là cuốn sách hắn viết để nhằm mục đích phổ cập chữ quốc ngữ.

Hiếu kì nhìn cuốn sách trên tay mình thấy trên đấy có ghi những ký tự mới lạ hai người biết ngay đây là cuốn sách viết bằng loại chữ mới bèn hỏi "thưa bệ hạ ngài có gì phân phó xin cứ nói chúng thần xin cố gắng hết sức hoàn thành"

Hài lòng trước biểu hiện của hai người Long Cán nói "các người cũng biết ý định của ta rồi, ta muốn phổ biến loại chữ viết mới cho toàn bộ người dân Đại Việt đây là một nhiệm vu vô cùng khó khăn và gian khổ đòi hỏi thời gian rất dài mất nhiều công sức và tiền bạc, chính vì thế bắt đầu sớm ngày nào thì hay ngày đó, trong kế hoạch của ta hai người các người đóng vai trò vô cùng quan trọng, hai người chính là những người đầu tiên được học loại chữ này sau đó các người có nhiệm vụ dạy cho tất cả các học sinh đang ở cùng các người từ đó mở rộng khắp nước, ta giao cho các người trong thời gian ngắn nhất phải học thuộc cuốn sách này"

Hai người Quang và Trọng khi nghe thấy mình được giao nhiệm vu quan trọng như thế thì với cùng kích động Hưng phấn thầm nghĩ nếu kế hoạch hoàn thành tốt thì mình sẽ là đại công thần hơn nữa phổ biến loại chữ mới cho toàn dân khác gì các đại nho tựa như Khổng Tử làm thầy của thiên hạ.

Hai người cảm kích hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà vua giao phó tận lực sớm ngày nắm vững loại chữ mới, sau đó cả hai hỏi nội số vấn đề cần thắc mắc tất cả đều được giải đáp khiến Quang và Trọng thỏa mãn trước khi cho người tiễn hai người về Long Cán còn giao cho bọn họ cố sao chép cuốn sách hắn đưa ra nhiều bản vừa là cách để ghi nhớ nội dùng cùng con chữ còn các cuốn sách được giao hắn sẽ có cách sử dụng riêng.