Chương 32: dẹp loạn các tộc

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 32: dẹp loạn các tộc

Kinh thành Thăng Long cảnh báo giải trừ.

Lo lắng đề phòng mấy ngày nay dân chúng, lập tức thở phào nhẹ nhõm, trong thành mọi người quay lại với cuộc sống thường nhật của mình giống như chưa có cuộc chiến nào sảy ra vậy, những chỗ hư hỏng do cuộc chiến gây ra cũng tu sửa lại không thấy dấu vết, trên đường có thể thấy các cửa hàng chở lại buôn bán bình thường khung cảnh tấp nập đầy sức sống lại chở về với kinh đô Thăng Long một lần nữa.

Đem bọn tù binh ở ngoài thành giam giữ sau vài ngày đe dọa thuyết phục lợi dụ làm công tác tư tưởng cho đám phản quân, Trịnh Siêu vội vã để Kỵ binh đi tới kinh thành hướng về Long Cán báo cáo kết quả chiêu dụ hàng binh.

Kinh thành đại thắng đồng thời, một số nơi khác trong lãnh thổ Đại Việt liên tiếp nghênh đón chính mình chiến đấu.

Lần này bạo loạn một phần bọn Long Xưởng và Chiêu Linh thái hậu kích động, một số khác thì bất mãn với các chính sách thay đổi của triều đình, đặc biệt là việc thay đổi cơ cấu quan lại, hành chính trong cả nước mà nghiêm trọng nhất chính là các thổ ty - tù trưởng các dân tộc thiểu số sống trong lãnh thổ Việt Nam.

Hàng ngàn quân do các thủ lĩnh dân tộc thiểu số phía Bắc liên kết thống lĩnh, cuồn cuộn chạy hướng các phủ huyện dọc đường tới kinh thành Thăng Long đánh tới. Bắc phương cảng ba quân đoàn 1,2 và 3 mấy ngày trước đã suất lĩnh chính mình binh sĩ cỡi thuyền đúng lúc tiếp viện lại đây.

Đại Việt sức mạnh gần như toàn bộ tụ hợp tại đây, riêng có quân đoàn 4 do Trinh Lâm thống lĩnh lại ngược về phương Nam truy kích đám người Long Xưởng và Phan Vĩnh đang bỏ chạy.

Vùng phía Bắc trên một cánh đồng hoang cách khu huyện thành dân cư sinh sống không xa, mười mấy cái máy bắn đá nhắm ngay hướng khu rừng, chuẩn bị cho kẻ địch đả kích nặng nề.

Trịnh Lực và Trịnh Tuấn từng người suất lĩnh binh sĩ dưới trướng của mình nhìn chằm chằm chỉ đợi kẻ địch từ trong rừng xông ra ngoài sẽ cho bọn chúng nếm mùi cẩu đá Đại Việt.

Tiếng hò hét từ trong rừng vang vọng kẻ địch đội ngũ hướng về bên này vọt tới.

"Lại xếp thành đội hình như vậy mà dám lại đây, quả thực chính là muốn chết." Trịnh Lực cười lạnh một tiếng sau, phân ra người tiên phong phất ra tín hiệu cờ.

Các máy bắn đá nhìn thấy tín hiệu cờ ngay lập tức điều chỉnh máy bắn nhằm ngay hướng địch quân.

Trịnh Tuấn suất lĩnh bộ binh cầm giáo dài dưới trướng đứng xếp hàng trước các máy bắn đá phòng ngừa có quân địch xông vào được trận hình.

Thủ lĩnh các dân tộc đại quân nhìn thấy quân triều đình số lượng ít hơn muốn dựa vào chỉ là mười mấy chiếc máy bắn đá lại muốn ngăn cản đại quân của mình, trong lòng đối với quân triều đình ngông cuồng tự đại hành vi rất là xem thường, máy bắn đá chỉ cần binh sĩ tiếp cận tựa thành đống gỗ vô dụng.

Hàng ngàn quân tộc binh mênh mông cuồn cuộn hướng về quân đội triều đình phương hướng đánh tới.

Nằm ở thô sơ hiểu biết về đại chiến quy mô lớn trước nay chỉ quen với những tranh chấp các tộc nhỏ lẻ quân số chỉ tầm vài trăm, đối với chiến tranh còn ở vào nhân số nhiều ít phân biệt thắng thua giai đoạn, không biết quân triều đình bày ra một tường trận hình có lẽ còn có phục binh đợi sẵn, chỉ có chính mình thẳng tắp xông tới, còn không phải hả hê đem quân triều đình trận hình quấy rầy rối loạn.

Song phương tướng lĩnh đều đối với đối phương rất là khinh thường, cho rằng đối phương là cái không hề có kinh nghiệm ngu xuẩn, đều đối với cuộc chiến tranh này thắng lợi tràn ngập tự tin.

Phụ trách thám báo binh sĩ không ngừng báo cáo kẻ địch khoảng cách, đợi sau khi kẻ địch tiến vào tầm bắn.

Trịnh Lực lập tức hạ lệnh bắn đá.

Mười mấy cỗ máy bắn đá đồng thời bung lên trời, mười mấy viên đá to đủ vòng tay người trưởng thành ôm gào thét bay về phương xa.

Tảng đá to lớn đập vào đại quân, nhất thời để tộc binh trận hình rối loạn, nhưng dưới sự đốc thúc của các thủ lĩnh tộc binh nhanh tróng ổn định lại trận hình tiếp tục xông thẳng vào hàng ngũ quân triều đình phía trước.

"Vèo vèo vèo!"

Chưa kịp tiếp cận quân triều đình thì một loạt mưa tên phóng tới, không kịp chuẩn bị tộc binh chết như ngả dạ lớp này tới lớp khác nhất thời để cho kẻ địch trận hình đại loạn.

Chính lúc tộc binh đang thất kinh thời điểm, Lý Thông suất lĩnh một đạo quân khác mai phục sẵn từ cánh bọc đánh tới.

Bị giáp công từ cả hai hướng trước mặt và bên cánh, tộc binh vốn không phải binh lính chuyên nghiệp huấn luyện kĩ lưỡng phần lớn chỉ là nông dân được phát cho vũ khí thô sơ, sau khi xuất hiện đại lượng thương vong, lần đầu tiếp xúc với máu tanh chiến trường tộc binh lập tức tan vỡ, nhiều người vất xuống binh khí để chạy nhanh hơn, chỉ tiếc không thể mọc thêm chân để sớm thoát khỏi chốn địa ngục này.

Một số tộc binh còn lại là số thiện chiến được huấn luyện kĩ thường xuyên tham gia chém giết thì ý chí kiên cường hơn, dưới sự quát tháo của các thủ lĩnh nhanh chóng làm ra phản công với quân của Lý Thông, lúc này cánh quân đầu tiên của tộc binh đã tiếp cận được với hàng binh lính cầm giáo của Trịnh Tuấn.

Các thủ lĩnh dân tộc vội vã phát ra tín hiệu, để đội quân tiên phong gia tốc đi tới, hướng về quân triều đình phóng đi, chỉ cần tới gần kẻ địch, liền có thể lợi dụng hỗn chiến và các máy bắn đá làm bia đỡ vật cản hạn chế áp lực từ các tay cung thủ quân triều đình.

Nhưng dường như biết ý định của tộc binh Trịnh Tuấn sao có thể cho bọn họ dễ dàng đạt được mục đích.

Ra lệnh cho quân lính cầm giáo dựng thành hàng dào kín mít rừng thương, bất cứ tộc binh nào tới gần đều bị xuyên thủng máu me phun ra như suối đỏ thẫm cả mặt đất.

Hàng ngũ rừng thương rất kín, khi có một người chết hay bị thương không thể chiến đấu được lập tức có người phía sau lên thay ngay lập tức, luôn duy trì đội hình kín bưng không cho một lỗ hổng để tộc binh có thể từ đó xé rộng hàng ngũ.

Đây chính là phương trận do Lý Long Cán tham khảo phương trân quân đội La Mã đề xuất áp dụng trước khi xuất quân lên phía Bắc bình loạn, chỉ danh riêng để đối phó với một đội quân đông nhưng thiếu tính kỉ luật như quân các thổ ty dân tộc thiểu số.

Phía trước hàng trường thương không cho quân địch tiếp cận, phía sau là các xạ thủ liên tục buông tiễn vào đội hình quân địch, bên cánh là quân đánh bọc, quân tộc binh hoàn toàn bị áp chế.

Nếu lúc này một tướng lĩnh nhiều kinh nghiệm cầm quân sẽ cho một đội tách ra đánh bóc phía cánh quân triều đình, một đội ngăn chặn quân phía cánh đồng thời tập chung toàn lực vào một điểm phòng ngự yếu nhất của hàng trường thương mà chọc thủng thì may ra có cửa thắng, đáng tiếc các thủ lĩnh dân tộc không làm được như vậy.

Do nhiều người cùng chỉ huy quân lính lại dàn chải không thống nhất tập chung nên trận hình rất loạn, đặc biệt lúc này tình trạng trên nói dưới không nhận được chỉ thị diễn ra trên toàn bộ tộc quân, binh lính chỉ lo đánh theo bản năng, tình hình càng lúc càng tồi tệ.

Phía bên mình đã thương vong nặng nề, nhưng không dừng ở đó, tình hình càng lúc càng mất kiểm soát khiến các thủ lĩnh dân tộc sợ hãi đồng thời vô cùng tức giận, như vậy uất ức trận chiến đấu bọn họ chưa bao giờ gặp phải.

Dày đặc mưa Tên liên tục dội xuống đầu tộc binh, các thủ lĩnh dân tộc sắc mặt âm trầm cực kỳ, triều đình quân đội sức mạnh thực sự là thật đáng sợ, có thể nói là họ ở trong cuộc đời gặp được đối thủ mạnh mẽ nhất.

Quân lính tổn thất nặng nề, xác chết ngổn ngang nằm ở trên mặt đất, kẻ bị thương ôm vết thương nhưng chưa chết vật lộn kêu gào khủng khiếp, tộc quân thi thể hầu như chiếm cứ mảnh này thổ địa, nồng nặc mùi máu tanh đưa tới lượng lớn loài chim ăn xác chết, hai bên chiến tranh chính là dã thú bữa tiệc ngon.

Trong cơn kinh hoảng, thủ lĩnh tộc binh chỉ huy vội vã hạ lệnh rút lui.

Nhưng lúc này mới chạy thì đã quá muộn, sau một hồi chiến tranh quân triều đình đã hình thành thế bao vây, giờ đây muốn thoát khỏi chỉ còn cách mở con đường máu, nhưng đáng tiếc đại đa số tộc quân tinh thần đã tan vỡ hoảng loạn, ngay khi quân triều đình ra lệnh bỏ vũ khí đầu hàng sẽ khỏi chết phần lớn tộc binh vốn là nông dân cầm vũ khí liền nhanh chóng từ bỏ kháng cự, quỳ xuống tiếp nhận số phận tù binh chỉ mong thoát chết.

Một trận chiến này lấy quân triều đình toàn thắng mà kết thúc, thương vong cả hai bên đều không tránh khỏi nhưng có vẻ quân triều đình bị thiệt hại ít hơn.

Lần này tham chiến quân triều đình có 3 quân đoàn mới được mở rộng và bổ xung từ quân địa phương quân số ba mươi nghìn, chết trận 400, bị thương 3000.

Quân liên minh các thổ ti dân tộc có mười lăm nghìn, chết trận 5000, bị thương năm nghìn, gần như toàn bộ bị tù binh chỉ có số ít không đáng kể chạy thoát.

Những tù binh này nếu như áp giải đến kinh thành, như vậy tân quân mới thành lập danh vọng sẽ đạt tới cao độ mới.

Một trận chiến này, ở trong Đại Việt sách sử được gọi là loạn các tộc đại thắng, ở trên sách sử ghi lại việc trọng đại đánh dấu việc các dân tộc thiểu số từ nay hoàn toàn chịu sự khống chế hoàn toàn từ triều đình như bất kì các tỉnh các huyện, xã thuộc người Việt khác, từ hệ thống hành chính tới quan lại đều được triều đình phân cử chứ không còn thế tập cha truyền con nối như một nhà nước độc lập nữa.

Sau khi Long Cán nhận được tin chiến thắng, nhất thời Long Nhan rạng dỡ, rốt cục lo sợ trong lòng cũng được gỡ bỏ, từ nay Đại Việt hoàn toàn chịu sự khống chế của hắn, tất cả thu về một mối, sau này có thể mạnh tay mà tiến hành các cải cách không sợ bị phản kháng nữa.

Tin chiến thắng truyền tới tai nhân dân trong thành nhất thời mọi người đều mừng rỡ, khắp các quán nước, hàng ăn nhân dân đều bàn tán chiến thắng không biết chán như kiểu chính mắt họ được tận mắt chứng kiến từ đầu tới cuối cuộc chiến vậy.

Trong đại điện Long Cán cùng các triều thần cũng đang bàn luận về cuộc chiến này.

"Ta muốn nhân lúc này thực hiện triệt để các cải cách nói lên lúc trước các khanh tính sao?" Long Cán nhìn triều thần hỏi.

"Nếu thế thì bệ hạ không nên cho rút quân sớm mà ra lệnh cho quân đội hộ tống sứ giả triều đình tới thực hành cách chính sách cải cách, nếu nơi nào không nghe muốn trống đối thì có thể sử dụng sức mạnh quân sự mạnh mẽ áp đặt, như vậy công việc sẽ tiến hành nhanh chóng." Tô Hiến Thành đứng ra thưa.

"Nhưng nếu quân đội đều tập chung vào việc đó nhỡ nhà Tống đem quân đến đánh biên giới thì biết làm sao?" Có quan lại lo lắng nói.

"Nhà Tông lúc này đã suy yếu, hơn nữa còn phải lo đối phó với các nước lớn mạnh khác như Kim, Liêu không có rảnh tay đem quân đánh nước ta đâu, ý ta đã quyết cứ theo lời lại bộ thượng thư Tô Hiến Thành mà làm." Long Cán kiên quyết nói.

Thấy nhà vua nhất quyết muốn như vậy các quan cũng không ai cản, quả thật nhà Tống lúc này đã không đáng ngại nữa.

Sau khi đã quyết định được phương hướng tiến hành, Long Cán cùng các triều thần bàn bạc cách thức tiến hành tổ chức hành chính địa phương nên cử ai làm chức gì ở đâu đều được bàn bạc kỹ lưỡng.