Chương 41: Hội nghị các quân đoàn trưởng (1)

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 41: Hội nghị các quân đoàn trưởng (1)

Lại là vấn đề thiếu tiền, Long Cán dần cảm thấy bất lực, sao những tên xuyên việt trong các truyện mà lúc trước hắn đọc làm thứ gì cũng rất suôn sẻ, riêng mình hắn xuyên việt lại lâm vì tình cảnh này chứ.

Đưa tay lên xoa xoa cái chán ra vẻ đau đầu Long Cán nói "chuyện tiền nong trẫm sẽ lo sau, các người cứ từ từ tiến hành nghiên cứu loại thuyền mới đi, những công đoạn nào tốn kém quá có thể để nghiên cứu sau, tận lực tiết kiệm một chút"

Trịnh Siêu bất đắc dĩ cung kính thưa "vi thần sẽ tận lực cố gắng."

"Lần này trẫm gọi người đến đây ngoài việc hỏi thăm công tác chế tạo loại thuyền mới, còn có một chuyện vô cùng quan trọng cần bàn." Long Cán trầm giọng nói.

Thấy dường như nhà vua thay đổi thái độ, chở nên nghiêm túc hơn Trịnh Siêu cũng biết có việc hệ trọng giọng nói chở nên nghiêm túc hơn rất nhiều "thần xin chú ý lắng nghe"

"Gần đây mật thám của ta bên Chiêm Thành có gửi tình báo về nói Chiêm Thành đang không yên phận, dường như chuẩn bị động binh quy mô lớn, rất có thể mục tiêu của chúng là Đại Việt ta." Long Cán nói.

"Chả lẽ chúng thấy Đại Việt vừa chải qua nội chiến binh lực tiêu hao, quốc nội bất ẩn muốn nhân lúc này tiến đánh nước ta nhằm lấy lại hai châu đã mất lúc trước" Trịnh Siêu lo lắng nói.

"Có lẽ" Long Cán gật đầu không phản đối suy nghĩ của Trịnh Siêu.

"Đại Việt ta tuy vừa mới hao tổn trọng cuộc nội chiến, quốc lực chưa hồi phục nhưng cũng không phải một nước chư hầu như Chiêm Thành có thể khi rễ được, nếu chúng quả thật to gan có ý này xin cho phép thần cầm quân đánh tới tận kinh đô Đồ Bàn bắt vua Chiêm về cho bệ hạ trị tội." Trịnh Siêu rất nhanh lấy lại được ý chí chiến đấu giận giữ nói.

"Bình thường Đại Việt tất nhiên không sợ Chiêm Thành, nhưng bây giờ đang là thời gian đặc biệt nhạy cảm, đất nước chưa ổn định việc chiến tranh tốt nhất nên tránh được thì càng tốt. Người cũng biết hiện tại quốc khố đang thiếu hụt nghiêm trọng mà mỗi lần chiến tranh lại tiêu hao một lượng quân phí khổng lồ, số tiền ấy hiện tại triều đình đào đâu ra? chả lẽ bắt trẫm phải tăng thuế, chưng thu của nhân dân để phục vụ chiến tranh, điều này rất bất lợi cho triều đình, trẫm nhất quyết không thể tăng thêm thuế được, dân chúng Đại Việt đã khổ cực lắm rồi" Long Cán lắc đầu nói.

"Nhưng nếu không trưng thu thêm thuế tiền đâu nuôi quân lính, binh sĩ liều mạng giết giặc cũng phải có tiền trả bọn họ để bọn họ lo cho gia đình chứ, các triều đại trước cũng đều như thế, chiến tranh tuy là việc tối kị nhưng tình thế bắt buộc chúng ta cũng không còn cách nào khác, xin bệ suy nghĩ kĩ." Trịnh Siêu nói.

"Ý trẫm muốn tạm thời hoà hoãn với Chiêm Thành, chúng ta học nước Tống cầu hoà với nước Kim lúc trước, chấp nhận cống nạp cho chúng mỗi năm một lần, như vậy có thể tạm thời kéo dài thời gian cho nước ta bình yên phát triển, đợi vài năm khi quốc lực đã mạnh mẽ đấy là lúc chúng ta trừng trị bọn chúng."

"Không được, xin bệ hạ suy nghĩ lại, từ trước tới nay trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Đại Việt luôn đóng vai trò là nước lớn Chiêm Thành chỉ là nước chư hầu của ta, bây giờ bệ hạ muốn cầu hoà và cống nạp cho Chiêm Thành khác nào chấp nhận làm chư hầu của Chiêm, đó là mặt mũi quốc gia, nếu làm thế các nước chư hầu khác sẽ cho là Đại Việt yếu thế tất không quy phục, thậm chí mang quân tiến đánh nước ta."

"Đây chỉ là giải pháp trì hoãn thời gian, chứ nước ta đâu có làm chư hầu Chiêm Thành thật, đợi vài năm sau chúng ta sẽ đòi lại cả vốn lẫn lãi."

"Có điều bệ hạ vẫn chưa hiểu, nếu quả thật làm như thế Chiêm sẽ cho là nước ta sợ chúng, sẽ áp đặt nhiều điều kiện bất lợi cho ta, những điều kiện này có thể làm Đại Việt rơi vào thế vạn kiếp bất phục giống như nhà Tống bị nước Kim dần dần nuốt chửng vậy, mãi mãi không thể gượng dậy được."

Quả thật điều này Long Cán nghĩ quá đơn giản, các nước khác cũng không phải là đồ ngốc, thấy tình thế Đại Việt bất lợi nhất định sẽ "được voi đòi hai bà trưng" áp đặt nhiều điều kiện bất lợi cho ta. Lịch sử cũng không thiếu tấm gương vì yếu thế mà chấp nhận kí kết các hiệp ước bất bình đẳng để rồi dần dần bị khống chế cuối cùng suy yếu tới mức chỉ còn ngoi ngóp đợi bị bóp chết.

Nhà Nguyễn vương triều cuối cùng của nước ta chính là một một tấm gương dễ thấy nhất, chấp nhận đàm phán với Pháp đầu tiên cũng chỉ vì tạm thời yên ổn đợi thời cơ sẽ lấy lại tất cả. Nhưng cuối cùng thế nào, Nhâm Tuất - Giáp Tuất - Quý Mùi - Pa tơ nốt, các hiệp ước dần dần tước bỏ hoàn toàn sức phản kháng của nhà Nguyễn cuối cùng phải hoàn toàn đầu hàng, Việt Nam rơi vào tay pháp, triều đình bất lực.

Long Cán tỉnh táo suy nghĩ lại, bất chợt mồ hôi lạnh chảy đầy đầu, suýt chút nữa mình đã đẩy Đại Việt vào tình thế nguy kịch, may mà có người nhắc nhở.

"Thế bây giờ Trẫm phải làm sao? Thật sự phải chiến tranh sao?" Long Cán lo lắng hỏi.

"Phải đánh phủ đầu cho chúng sợ, cho chúng thấy Đại Việt không phải nước dễ bắt nạt, chỉ cần thắng một trận nâng cao uy vọng nước ta, đám chư hầu sẽ không dám vọng động, Chiêm Thành thấy thế ta còn mạnh tất sợ hãi lùi binh sai người sang cống nạp như trước." Trịnh Siêu kiên quyết nói.

Thở dài bất đắc dĩ, Long Cán biết tới nước này việc chiến tranh là điều không thể tránh khỏi được, chỉ có chiến tranh mới kiềm chế được chiến tranh, nhất định phải thắng, đẩy uy vọng Đại Việt lên cao, các nước khác mới sợ hãi không dám khinh nhờn.

Quả thật mọi việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cuộc đời không thể mãi là một đường thẳng tắp, phải có lúc cong, lúc rẽ, miễn không đứt là được.

Có lẽ đây là thử thách đầu tiên cho hắn từ lúc xuyên việt tới nơi này, nếu thất bại sẽ là tội nhân của dân tộc, lịch sử sẽ rẽ sang một hướng hoàn toàn mới, cũng có thể Đại Việt sẽ hoàn toàn bị xoá xổ khỏi dòng chảy lịch sử giống như nước Chiêm Thành vậy.

"Vậy mọi chuẩn bị trẫm giao cho khanh, đừng phụ lòng tin tưởng của trẫm, tương lai vận mệnh đất nước đều dựa vào khanh hãy cố sức làm thật tốt." Long Cán quyết định nói.

"Thần nhất định không phụ lòng bệ hạ." Trịnh Siêu quỳ xuống cung kính đáp.

"Đứng lên đi, giờ khanh là giường cột nước nhà trọng trách lớn lao, nhất định phải giữ gìn sức khỏe, việc này khanh nhớ cẩn thận xem xét thật kĩ các tin mật báo, tránh mắc sai lầm, theo trẫm biết Chiêm chỉ mới chuẩn bị thôi, muốn động binh cũng phải vài tháng nữa, đủ thời gian cho chúng ta chuẩn bị." Long Cán rặn dò.

Sau khi cho Trịnh Siêu lui ra, Long Cán ngồi vào bàn bắt đầu soạn thảo chiếu chỉ triệu tập tất cả các quân đoàn trưởng của các quân đoàn chính quy đóng rải rác các nơi trong lãnh thổ Đại Việt, lệnh chậm nhất 7 ngày sau phải có mặt tại kinh thành nghe chỉ, rồi đưa cho một tên lính giao cho bộ phận truyền tin.

Bảy ngày sau, trên đường lớn dẫn đến kinh thành Thăng Long, một đoàn người ngựa tầm khoảng hơn trăm lưng deo đao sắc thân mặc giáp, nhìn qua không cần đoán cũng biết đây là quân đội triều đình đang đi về phía kinh thành.

Dẫn đầu đoàn người ngựa là hai vị nam tử, một người áo quần gọn gàng khuôn mặt tuấn tú, dáng cao ráo, nghiêm nghị. Người còn lại có bộ râu quai nón, thân hình cao to hùng vĩ trông oai hùng, đúng như hình tượng tướng quân mẫu mực.

Cả hai dục ngựa hướng kinh thành vừa đi vừa nói chuyện khá gần gũi. Người đàn ông cao to có bộ râu quai nón nói với người tuấn tú đẹp trai.

"Lão Tuấn! Lần này không biết bệ hạ gọi chúng ta về có việc gì."

"Em cũng không rõ nữa, nhưng bắt chúng ta về gấp thế chắc là chuyện vô cùng quan trọng."

"Cũng lâu rồi 7 anh em chúng ta chưa tụ họp đầy đủ, chả biết lần này mọi người có được triệu về kinh không, nếu mọi người cũng về sau khi công việc song nhất định phải đi làm một chầu không say không về mới được."

"Anh nói rất đúng ý em."

Cả hai cùng cười lớn giục ngựa tiếp tục tiến về phía trước.

Thì ra đây chính là hai anh em Trịnh Lực và Trịnh Tuấn sau khi nhận được ý chỉ của Long Cán đang trên đường về kinh.

Kinh thành Thăng Long, hoàng cung, bên trong thư phòng.

Long Cán đang ngồi tại vị trí chủ vị, phía dưới hai bên trái phải ngồi 4 người lần lượt là binh bộ thượng thư Trịnh Siêu, điện tiền chỉ huy sứ Trịnh Tiến, quân đoàn trưởng quân đoàn 3 Lý Thông, quân đoàn trưởng quân đoàn 4 Trịnh Lâm.

Long Cán nghiêm nghị quét mắt nhìn bốn người ngồi phía dưới bỗng bên ngoài có tiếng thị vệ hô "thưa bệ hạ, hai tướng Trịnh Lực và Trịnh Tuấn cầu kiến."

"Cho hai người họ vào". Long Cán gật đầu nói.

Một lúc sau hai võ tướng Lực và Tuấn tiến vào cung kính thi lễ với Long Cán đồng thanh nói "tham kiến bệ hạ, bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế."

"Hai người về rất đúng lúc, trẫm cứ tưởng cả hai sẽ đến muộn cơ." Long Cán lạnh giọng nói.

Thấy nhà vua giường như bất mãn việc tới hơi chậm của mình Trịnh Lực vội vàng thanh minh nói "xin bệ hạ thứ tội, sau khi nhận được ý chỉ của bệ hạ thần lập tức lên đường không chút chậm trễ, trên đường đi về kinh sư thần gặp lão Tuấn cũng đang đi về Thăng Long, đãng lẽ chúng thần đã tới kinh thành 1 ngày trước, tuy nhiên trên đường lại gặp lũ phỉ lộng hành đang cướp bóc một đội thương buôn, chúng thần thân là mệnh quan triều đình lẽ nào gặp chuyện như thế không ra tay cứu giúp. Chính vì tiêu diệt đám phỉ nên thần và lão Tuấn mới tới chậm hơn dự tính một ngày mong bệ hạ lượng thứ."

Quả thật sau khi Đại Việt xảy ra nội loạn, lợi dụng lúc quan quân triều đình bận đánh dẹp phản loạn, các nơi bọn thổ phỉ thấy cơ hội tốt thi nhau lộng hành, ngang nhiên cướp bóc người dân đi đường qua nơi hoạt động của chúng.

Lúc trước Long Cán cũng nghe có quan lại báo cáo về việc này, xin triều đình cho quân tiêu diệt nhưng vì bận tập chung dẹp loạn nên tạm thời chưa rảnh tay đối phó, xem ra tình hình nghiêm trọng hơn suy nghĩ của hắn.

"Nếu thật như vậy trẫm phải ban thưởng cho hai người mới đúng, việc diệt thổ phỉ đem lại bình yên cho nhân dân là việc cần thiết, sau khi giải quyết song vấn đề Chiêm Thành các người lập tức cho quân tiêu diệt sạch bọn phỉ trong quốc nội Đại Việt, tuy nhiên hiện tại việc cấp bách lúc này là Chiêm Thành" Long Cán hoà hoãn nói.

"Chả lẽ bệ hạ triệu tập chúng thần về để chuẩn bị đánh Chiêm Thành sao?" Trịnh Tuấn ngạc nhiên hỏi.

Long Cán chưa vội trả lời câu hỏi của Trịnh Tuấn chỉ ra hiệu cho hai người ngồi vào vị trí của mình.