Chương 37: Cửa hàng sách Trí Việt

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 37: Cửa hàng sách Trí Việt

Lại nói tới một số sự kiện mới lạ suất hiện thời gian gần đây, trong đó cửa hàng "Trí Việt" chính là một trong số các sự kiện đó.

Vì muốn tăng thêm hứng thú cho nhân dân học tập chữ quốc ngữ, Long Cán viết rất nhiều sách, đại đa số sách hắn viết chính là đạo bản của một số cuốn sách nổi tiếng kiếp trước hắn từng đọc, và tất nhiên để nhanh chóng lưu truyền các cuốn sách ra dân gian Long Cán đã nghĩ ra cách mở một cửa hàng sách ở ngay kinh thành phụ trách bán tất cả các quyển sách hắn viết.

Trí Việt, ngay từ ngày đầu tiên mở cửa đã thu hút rất nhiều ánh mắt hiếu kì của người qua lại bởi phong cách cũng như kết cấu kì lạ của cửa hàng. Nó là một toà nhà lầu hai tầng khá rộng lớn nằm ở ngay trung tâm kinh thành Thăng Long, mặt tiền rộng 30 mét tiếp xúc với trục đường chính sâu 20 mét, ở một nơi mà phần lớn nhà cửa còn đơn sơ, đa số chỉ là nhà tranh vách đất quy mô nhỏ thì một toà kiến trúc lớn hoành tránh xuất hiện vô cùng bắt mắt.

Long Cán vì xây dựng toà nhà này làm nơi bán sách đã bỏ ra một số tiền vô cùng lớn, mời tất cả những thợ khéo tay khắp kinh thành, xây dựng theo thiết kế của hắn mất ròng dã liên tục 2 tháng mới hoàn thành.

Long Cán lúc đầu cũng không nghĩ việc bán sách của cửa hàng "Trí Việt" lại tốt đến thế, mục đích chính của việc mở cưa hàng sách là có thể nhanh chóng truyền bá tri thức mà hắn biết một cách nhanh nhất cho người dân, nhưng doanh thu từ việc bán sách làm hắn ngạc nhiên, các cuốn sách hắn viết được bán vô cùng chạy, tất cả đều là hàng hót, cung không đủ cầu, phần lớn sách mới được bày bán đã hết vèo chỉ trong một nốt nhạc, thậm chí còn sảy ra tình trạng tranh giành để mua sách mặc dù giá mỗi quyên sách khá cao.

Các cuốn sách được bán chạy nhất trong thời gian này chính là "khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ", "dế mèn phưu lưu ký", "Đắc nhân tâm".

Ba quyển sách này hiện đang gây sóng gió trong kinh thành Thăng Long, cả ba quyển sách này đều được viết dưới hai loại ngôn ngữ chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

Loại viết bằng chữ Nôm dành cho những người chưa đọc được chữ quốc ngữ, loại này theo ý kiến của Long Cán chỉ được viết một nửa quyển sách, nửa còn lại nếu ai muốn đọc bắt buộc phải biết chữ quốc ngữ, đây là cách mà Long Căn kích thích người dân học chữ quốc ngữ.

Loại thứ hai được viết hoàn toàn bằng chữ quốc ngữ là bản đầy đủ nhất, giá tiền cũng tiện nghi hơn loại chữ Nôm rất nhiều.

Trong ba cuốn sách được bán tại cửa hàng cuốn bán được nhiều nhất chính là "dế mèn phưu lưu ký", cuốn sách này cuốn hút mọi độc giả từ mọi tầng lớp tuổi tác, nhất là bọn trẻ con vô cùng thích thú với truyện này, thường thường gia đình nào có điêu kiện mà có con cái đều sẽ mua một bản cho con, vô hình trung khiến cuốn sách cháy hàng, thậm chí có người vì không kịp mua sẵn sành bỏ ra một số tiền lớn chỉ mong có người nhượng lại cho mình.

"Ông chủ còn quyển sách KHÉO ĂN KHÉO NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ không bán cho tôi một quyển". Người đàn ông lúc nãy chạy tới nơi hỏi người chủ cưa hàng.

"Xin lỗi quý khách cuốn sách ngài hỏi hiện tại đã được bán hết, nếu ngài muốn đặt mua thì có thể hẹn trước với cửa hàng khi nào sách mới được sao chép cửa hàng sẽ giữ lại cho ngài một quyển" quản lý cửa hàng cười thân thiện nói.

"Như thế nào để đặt sách?" Người đàn ông tò mò hỏi.

Vì sách bán ra cung không đủ cầu, thường xuyên có chuyện hết hàng để tiết kiệm thời gian cho khách mua Long Cán nảy ra ý tưởng cho phép đặt hàng, khách hàng trả trước tiền đặt cọc trong vòng 10 ngày quay lại sẽ có sách giao cho khác đỡ phải ngày nào cũng chờ trực tại cửa hàng.

"Ngài chỉ cần đặt trước tiền cọc sách, chậm nhất 10 ngày sau ngài quay lại nhân viên cửa hàng sẽ giao sách cho ngài." Quản lý trả lời.

"Vậy cho tôi đặt một quyển KHÉO ĂN KHÉO NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ đi" Người đàn ông nói.

"Ngài có muốn đặt thêm sách nào khác không? Ở cửa hàng chúng tôi có rất nhiều loại sách từ tứ thư ngũ kinh đến các loại sách mới được nhà vua viết gần đây, toàn bộ đều là hàng độc quyền chỉ có nơi đây có" quản lý khéo léo giới thiệu về cửa hàng của mình.

"Tôi lần đầu tới cửa hàng không biết gì cả ông chủ có thể giới thiệu kĩ hơn được không" người đàn ông tò mò nói.

"Vậy tôi sẽ cho nhân viên dẫn ngài đi thăm quan một lượt cửa hàng, chỗ nào không hiểu ngài cứ việc hỏi nàng ta." Quản lý cửa hàng nói xong liền gọi một cô gái dáng người xinh đẹp khuôn mặt ưa nhìn tới phụ trách hướng dẫn ngươi đàn ông kia.

"Mời ngài theo tôi" cô gái nhân viên nhẹ nhàng nói.

Thấy cô gái xuất hiện người đàn ông thoáng chốc kinh ngạc, rồi rất nhanh chuyển thành hứng khởi đi theo cô gái tiến vào các quầy sách, vừa đi vừa nghe cô gái dùng giọng nói ngọt ngào giới thiệu các quyển sách tóm tắt nội dung.

"Đây chính là khu vực sách tam thư ngũ kinh, nho giáo, đạo giáo đều có mời ngài xem" cô gái đi tới trước một kệ sách có bày mấy quyển sách viết bằng chữ Nôm nói.

"Các quyển sách này tôi đã có hết rồi, còn quyển sách nào đặc biệt hơn không?" Người đàn ông nhìn mấy quyển sách rồi nói.

"Mời ngài theo tôi" cô gái nhân viên nói.

Đến một kệ sách khác cô gái chỉ vào các quyển sách bày trên đó rồi nói.

"Đây là sách Nam sử, Bắc sử, và sử một số quốc gia khác"

Đến mỗi kệ sách cô gái nhân viên đều nhẹ nhàng chu đáo giới thiệu các loại sách, điều này khiến người đàn ông rất hài lòng và tất nhiên đáp lại sự nhiệt tình của cô gái nhân viên hắn ta cũng không quên mua mỗi loại một quyển sách, đi qua các kệ sách bày các loại truyện ký, địa lý,... cuối cùng cũng tới được kệ sách bày những tác phẩm nhà vua viết.

"Đây chính là các quyển sách bán chạy nhất hiện nay, tất cả đều là sách do chính nhà vua viết ra DẾ MÈN PHƯU LƯU KÝ - ĐẮC NHÂN TÂM - KHÉO ĂN KHÉO NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ tuy nhiên đây chỉ là hàng trưng bày nếu muốn mua ngài phải đặt trước vì hiện tại hàng tồn kho đã hết." Cô gái nhân viên nói với vẻ nhiệt tình hơn trước rất nhiều.

Sau một lúc giới thiệu cho khách hàng về cửa hàng mình, cô gái tiễn người khách không biết thứ bao nhiêu trong ngày ra khỏi cửa với một nụ cười chuyên nghiệp, và tất nhiên hiện tại người đàn ông này vô cùng "hạnh phúc thỏa mãn" vì túi tiền của mình đã bị vét tới đồng xu cuối cùng.

Cô gái nhân viên cũng rất vui vẻ vì ngày làm việc của mình, hôm nay số sách cô bán được rất nhiều và theo thỏa thuận cô được chia 5% giá trị mỗi quyển sách bán ra, đừng nghĩ đây là số tiên nhỏ, nếu công việc thuận lợi thu nhập cứ đều đều như thế chả mấy chốc cô ta sẽ đủ tiền mua rất nhiều ruộng đất sau này sống một cuộc sống phú hộ cũng không biết trừng.

Lúc này tại hoàng cung Long Cán đang vò đầu bứt tai nghĩ ra cách hạ thấp giá thành giấy xuống thấp nhất, hắn muốn cho tất cả người dân Đại Việt ai cũng đều có thể sử dụng giấy trong học tập và nhiều công việc cuộc sống khác.

Giấy là một vật dụng vô cùng thiết yếu trong cuộc sống con người, tác dụng của giấy thì nhiều vô cùng nhưng quan trọng nhất chính là dùng ghi chép, tuy nhiên với công nghệ làm giấy hiện tại thì để làm một tấm giấy mất rất nhiều thời gian và công sức, điều này kéo theo giá cả giấy lên rất cao, dường như chỉ có những gia đình có điều kiện mới có thể dùng được giấy.

Để làm một tờ giấy thời này phải trải qua nhiều công đoạn mà theo Long Cán tìm hiểu được, đầu tiên là nguồn nguyên liệu.

Nguyên liệu chính để làm giấy là vỏ cây dó tươi. Cây dó chỉ có ở miền trung du và miền núi phía Bắc, người ta phải ngược sông Thao lên tận vùng miền núi phía bắc để mua dó và cũng chỉ mua vào tháng 8 đến tháng 10 âm lịch vì đây là thời gian vỏ cây dó tự chóc ra nên mới thu hoạch được.

Dó mang về lột tiếp lớp vỏ đen, chỉ lấy lớp vỏ trắng mang đi ngâm nước 15 - 20 ngày sau đó mang đi luộc, sau nhiều lần ngâm nấu cuối cùng được một loại xơ đấy chính là chất liệu làm ra giấy.

Dó được cho vào cối lớn, giã nhuyễn bằng chày tay, công việc này vô cùng bất vả nên chỉ đàn ông mới làm được.

Tiếp theo, bột quánh sau khi giã được thả vào tàu seo, tàu seo là một bể nước có pha sẵn loại keo bằng nhựa cây mò có tác dụng ngăn cho các tờ giấy không dính lại với nhau, vữa đó thả vào đây sẽ thành thứ nước sền sệt. Độ lỏng hay đặc của hỗn hợp này sẽ được pha tuỳ theo loại giấy. Dụng cụ để tạo ra các trang giấy là tấm liền seo, liềm được làm bằng cật nứa ngâm, chẻ nhỏ như sợi chỉ, mỗi nan dài tương đương ống nứa đã bỏ đầu mặt tầm 50 - 60 phân, nan để mộc bột giấy sẽ không bám, do đó phải đem đi hun khói, kĩ thuật hun rất công phu.

Công đoạn tiếp theo là dệt mành seo, chỉ dùng để dệt mành seo bằng tơ tằm nên chắc, bền và chịu được nước.

Cuối cùng là seo tạo trang giấy, người ta dìm liền seo vào trong bể, chao đi chao lại. Xơ đó kết lại với nhau trên chiếc liền seo như cái mạng nhện nhiều lớp, tạo nên tờ giấy.

Khâu seo giấy tuy nhẹ nhàng nhưng phải khéo léo, kiên trì nên phụ nữ thường đảm nhận công việc này. Họ đứng bên liền seo, hai tay dùng liền seo múc nước bột giấy rồi gác lên "đòn cách" bằng tre trên mặt tàu seo cho nước rỏ xuống hết, chỉ còn bột giấy đọng lại trên liềm. Nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy hiện ra.

Sao khi đã có trang giấy lại phải trai qua công đoạn ép cho nước ra hết rồi mới đem phơi, sau nhiều ngày cuối cùng tờ giấy hoàn chỉnh mới hoàn thành.

Tất cả các công đoạn trên đều được làm thủ công nên tốn rất nhiều thời gian và công sức, Long Cán thầm nghĩ "chỉ cần tạo ra được máy chạy bằng sức nước và sức động vật thay cho sức người thì công việc nhất định sẽ hiệu quả hơn gấp bội lại đỡ tốn công sức người dân."

Đã nghĩ ra phương hướng giải quyết cho vấn đề tạo giấy Long Cán nhìn tên thái giám bên cạnh. Bây giờ lão Cường không còn thay vào đó là tên thái giám trẻ khác.

"Người đi gọi Trần Trung Tá đến đây, ta có việc muốn gặp" Long Cán nói.

"Thần tuân chỉ" tên thái giám cung kính đáp rồi lui ra ngoài.

Chừng một giờ sau trong thư phòng của Long Cán Trần Trung Tá đã đứng ngoài cửa cất tiếng nói "thần Trần Trung Tá xin ra mắt Hoàng Thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế."

Long Cán nhìn về phía Trần Trung Tá hỏi "khanh là công bộ thượng thư chủ quản công việc sản xuất các mặt hàng trong cả nước dưới tay chắc có nhiều thợ thuyền thủ công đủ các loại phải không?"