Chương 36: Bình dân học vụ

Xuyên Việt Về Thời Nhà Lý

Chương 36: Bình dân học vụ

"Theo thần thì nên tách bọn họ ra, không để ở gần nhau tránh việc chúng có thể bàn bạc kế tư thông lẫn nhau làm phản" Phú Trạm nói.

"Điều tể tướng nói rất hợp ý ta, như vậy cứ làm theo kế hoạch của tể tướng đi." Chế Chỉ gật đầu nói.

"Như vậy thần có đề nghị thế này, Phan Vĩnh là tướng giỏi bệ hạ tất dùng người này trong tương lai vậy thì nên cử người này làm việc dưới trướng tướng quân Ông Chiêng, đầu tiên chỉ lo việc huấn luyện binh sĩ sau một thời gian biết rõ tâm ý thế nào sẽ cất nhắc sau." Phạm Trú nói.

"Được, nhưng còn Lý Long Xưởng thì thế nào?" Chế Chỉ gật đầu nói.

"Lý Long Xưởng tuy là hoàng tộc Đại Việt nhưng tài cán bình thường không có gì nổi trội lại là kẻ không chịu yên phận tâm địa phản chắc người này bệ hạ không nên dùng, tuy nhiên cũng không thể bạc đãi hắn được, làm như vậy sẽ gây bất mãn với các tướng Việt theo hắn."

"Thế không dùng được cũng không thể bạc đãi, ta phải làm thế nào?"

"Chỉ còn cách phong cho hắn làm chức vị to nhưng không có thực quyền rồi phái đến một nơi nào đó là được"

"Vùng đất phía Nam nhiều chỗ chưa được khai phá, vậy ta sẽ cho hắn được tuyển lưu dân tới đấy tiến hành khai hoang vừa cách ly hắn với Phan Vĩnh, vừa được lợi cho chúng ta." Chế Chỉ quyết định nói.

"Bệ hạ anh minh, thần cũng thấy như vậy là tốt nhất" Phạm Trú nói.

Mấy ngày hôm sau, có quan Chiêm đến chỗ trú tạm thời của bọn người Long Xưởng đọc ý chỉ vua Chiêm.

Phan Vĩnh được phong làm tướng quân, hai ngày sau sẽ đến chỗ Ông Chiêng nhận chức.

Lý Long Xưởng được phong làm một chức quan trên cơ cấu thì to hơn chức của Phan Vĩnh nhưng thực tế chỉ là phụ trách việc chiêu mộ lưu dân và dân nghèo khai khẩn đất hoang, tuy không hài lòng với việc sắc phong của vua Chiêm nhưng lúc này cũng không dám không tuân theo, dưới sự động viên của Phan Vĩnh cuối cùng Long Xưởng cũng chấp nhận phân phong.

Những người còn lại cũng được phong chức khác nhau một bộ phận theo Phản Vĩnh, một bộ phận khác thì theo Long Xưởng, nói chung là bị chia làm hai.

Lại nói về Long Cán lúc này.

Sau buổi lên triều lần trước, Long Cán thành công đưa kế hoạch chữ quốc ngữ ra cho các quan đại thần rõ và được mọi người ủng hộ, từ giờ có thể mạnh dạn làm thẳng tay chả phải sợ điều gì, miễn kết quả thu được tốt nhất.

Trong mấy tháng này Long Cán giao cho hai người Trần Quang và Phú Trọng làm nhà giáo mở lớp dạy chữ quốc ngữ, từ việc dạy chữ quốc ngữ cho hai mươi người học sinh ban đầu, sau đó nhân lên với con số hàng trăm, những học sinh này dự định sau khi tốt nghiệp Long Cán cho họ từ học sinh chuyển thành nhà giáo, dưới sự đốc thúc của hai người Trọng và Quang từ đó liên tục chiêu sinh mở lớp dạy chữ quốc ngữ trên toàn bộ lãnh thổ Đại Việt.

Đầu tiên trường Quốc học hoạt động khá khiêm tốn ít người biết đến, ban đầu chỉ chiêu sinh con em tầng lớp bình dân nghèo ở kinh thành Thăng Long, thấy được đi học như những gia đình có tiền quyền quý khác lại khỏi mất tiền học phí làm người theo học ngày càng đông, khiến số giáo viên không đủ cả số lượng lẫn chất lượng điều này làm Long Cán hết sức muộn phiền về tốc độ phổ biến chữ quốc ngữ, cứ theo tốc độ này chả biết đến năm nào tháng nào mới có thể phổ cập chữ quốc ngữ cho toàn bộ Đại Việt.

Thấy cách dạy truyền thống thông qua các giáo viên và các trường lớp chính thức không ổn, hiệu quả quá thấp. Long Cán nghĩ tới một cách mà chính phủ Việt Nam phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945 ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào này nhằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ. Vì vậy trong một lần lên triều Long Cán đề nghị mở chiến dịch "Chống nạn mù chữ".

Long Cán nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Theo đó để phục vụ chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được Long Cán thành lập dựa theo cách thức của Việt Nam kiếp trước, khoá huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên "Đại Việt tương lai" mở tại kinh thành Thăng Long.

Vì Đại Việt ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính. Ngân quỹ được chỉ dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối đa 500 giáo viên, trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là mười nghìn. Người đi học được miễn phí. Giáo viên không nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách còn eo hẹp, các lớp bình dân học vụ dùng cành cây hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.

Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học, hiệu quả vô cùng tốt khiến Long Cán rất vui mừng.

Long Cán còn ra lệnh quan viên địa phương phải cổ động người dân đi học. Tại các nơi nhiều người qua lại, như các ngõ xóm, điếm canh, cổng đình, cổng làng, Long Cán nghĩ ra cách cho người treo nong, nia, mẹt, phên cốt, trên viết các chữ cái để ai đi qua cũng có dịp nhẩm, ôn các chữ đã học. Các câu văn vần miêu tả các chữ cái được sử dụng để người học dễ thuộc. Ví dụ:
"i, t (tờ), có móc cả hai.
i ngắn có chấm, t (tờ) dài có ngang;
e, ê, l (lờ) cũng một loài.
ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân hơn;
o tròn như quả trứng gà.
ô thì đội mũ, ơ là thêm râu
"o, a hai chữ khác nhau
"vì a có cái móc câu bên mình."

Đám người Trần Quang và Phú Trọng cũng không làm Long Cán thất vọng, hai người theo hướng dẫn của hắn cũng nghĩ ra nhiều câu ca dao, hò vè khích lệ, cổ động cho phong trào bình dân học vụ như:

"Hôm qua anh đến chơi nhà.
Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa.
Thấy nàng mải miết xe tơ.
Thấy cháu "i - tờ" ngồi học bi bô.
Thì ra vâng lệnh nhà vua
Cả nhà yêu nước "thi đua" học hành".

Tất cả những câu ca dao bài vè sau này vẫn lưu lại trong sử sách Đại Việt ngàn năm sau, làm giàu kho tàng văn hoá dân gian của đất nước, cũng như tưởng nhớ một thời đại dực sáng vươn lên của nước nhà.

Các quan lại nhiệt tình với công việc phổ cập chữ quốc ngữ còn nghĩ ra cách trình lên và được Long Cán phê duyệt, họ nghĩ ra cách để thúc giục người dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng mù" ở đầu làng. Người muốn vào làng phải thử đọc chữ, ai đọc được thì được đi cổng chính, ai chưa đọc được thì phải qua "cổng mù" để vào làng.

Việc dựng "cổng mù" đả kích rất lớn tới một bộ phận nho sĩ, bọn họ vẫn kiên quyết cho rằng chữ Nôm mới là tốt nhất quyết không chịu học chữ quốc ngữ, nhưng sau khi "cổng mù" dựng lên đại bộ phận hủ nho vì danh dự và bộ mặt không dám ra khỏi làng sợ đi qua mà không biết chữ thế nào cũng bị những kẻ trước kia mình coi thường là dân đen rốt nát cười vào mặt, tuy nhiên không ra khỏi làng chỉ là giải pháp tạm thời không dài lâu, cuối cùng đám hủ nho vì bộ mặt mà quyết định đóng của ở nhà "tu luyện" chữ để khỏi bị mọi người cười chê.

Song song với việc tổ chức "bình dân học vụ" trường quốc học vẫn là trọng điểm giáo dục mà Long Cán coi trọng nhất. "Bình dân học vụ" chỉ đơn giản dạy cho dân biết mặt biết viết con chữ, điều này là chưa đủ đối với Long Cán.

Trường quốc học theo dự định của Long Cán đây sẽ là nơi đào tạo ra đội ngũ tri thức mũi nhọn của Đại Việt trong đủ các phương diện.

Long Cán đưa vào đây rất nhiều tiền của, đến khi hoạt động có chút nề nếp liền giao hẳn cho hai người Trần Quang và Phú Trọng quản lý, bọn họ rất tâm huyết và đặc biệt có khiếu trong lĩnh vực này. Được cấp kinh phí đều đặn nên việc mở rộng trường quốc học tiến triển nhanh chóng, Trần Quang cảm thấy tài liệu tiếng quốc ngữ quá ít, xin hắn thêm kinh phí để dịch các tài liệu chữ nôm ra chữ quốc ngữ, Long Cán thấy ý kiến này hay nên tiếp tục ủng hộ, nhờ vậy mà tài liệu học tập giảng dạy chữ quốc ngữ tăng nhanh tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu nhiều tri thức hơn.

Để làm phong phú thêm kho tàng sách, cũng như tăng thêm động lực của người học chữ quốc ngữ, đích thân Long Cán cũng tranh thủ tất cả thời gian rảnh dỗi không bận việc chính sự hắn ngồi chép lại theo chí nhớ các bộ sách trước kia mình từng đọc qua, cũng may trước đây khi học tại học viện cảnh sát vì không được ra ngoài chơi như các trường ngoài nên để đỡ buồn hắn thường lên thư viện nghiệp vụ cảnh sát, nơi chứa rất nhiều loại sách về đủ các lĩnh vực đa dạng để đọc, tuy không thể nhớ toàn bộ nhưng theo kiến thức và khả năng diễn giải của mình, hắn biến các bộ sách đó dù là sách nước ngoài cũng trở nên mang đậm bản sắc Việt Nam phù hợp với người đọc thời đại này.

Các cuốn sách do chính tay Long Cán viết đã gây lên bão tố dậy sóng toàn bộ Đại Việt, nó gần như đập vỡ sự ưu việt của tư tưởng nho gia, đặc biệt tầng lớp nho sĩ học thức cao, họ không thể tưởng tượng nổi nhà vua còn bé thế mà lại có những kiến thức uyên thâm đủ mặt về mọi lĩnh vực đời sống cũng như tâm lý con người.

"Này ông đã đọc quyển KHÉO ĂN KHÉO NÓI SẼ CÓ ĐƯỢC THIÊN HẠ chưa?" Một người trung niên nhìn bề ngoài thôi cũng thấy học thức uyên bác nói.

Người phía đối diện thấy người kia nói ngạc nhiên vì trong tam thư ngũ kinh làm gì có quyển nào có cái tên kì quái như vậy, nghi hoặc bèn hỏi "đó là sách gì, tam thư ngũ kinh làm gì có quyển nào như vậy"

Người đàn ông trung niên vừa nói nghe thấy thế cười cười, ra vẻ bộ mặt hiểu biết hơn người khác nói "cái gì mà tam thư ngũ kinh, cái thứ đồ cổ phương Bắc đó lỗi thời rồi, quyển sách mà nhà vua mới viết đó mới chính là chân lý cuộc sống, nó dạy người ta cách ăn nói, cuốn sách này sẽ không giảng giải những đạo lí phức tạp, cũng không nói lời giáo điều mà chỉ đề cập tới thực tế và nêu các ví dụ cụ thể từ cuộc sống. Trong những tình huống khác nhau, với những người khác nhau, mỗi việc khác nhau, cuốn sách sẽ cung cấp những kĩ năng giao tiếp cụ thể. Cuốn sách chỉ cho tôi thấy rõ cần phải giao tiếp, nói chuyện như thế nào."

"Nghe có vẻ rất thú vị, liệu cuốn sách đó có lợi hại như ông nói không?" Người đàn ông thứ 2 nghi ngờ nói.

"Chứ còn sao nữa, cuốn sách này hiện đang bán rất chạy, nghe bảo cả cửa hàng TRÍ VIỆT cũng chỉ có 20 quyển thôi, tôi phải vất vả xếp hàng cuối cùng may mắn lắm mới mua được nó đấy" Người đàn ông thứ nhất nói với vẻ tự hào.

"Thật như thế sao? Nếu vậy tôi phải chạy tới cửa hàng TRÍ VIỆT ngay mới được, chào ông nhé."

Người đàn ôm thứ 2 nói tới đây rồi đứng dậy chạy như điên hướng phía cửa hàng Trí Việt phóng tới.