Chương 8: Meditation. (p1)

Phản Địa Đàng

Chương 8: Meditation. (p1)

Chương 8: Meditation. (p1)

"Linh Cảm mình đang trở nên nhạy cảm.

Mình có thể cảm nhận được gió đang thổi qua mang tai.

Chúng đang đùa nghịch lỗ tai, mái tóc và cả đôi môi mình.

Dù không thể nhìn thấy nhưng thế giới giờ trông thật khác.

Mình đang bay ư.

Cứ như thế mình đang nhìn thấy một ‘mình’ khác, một ‘mình’ đang xếp bằng dưới kia.

Thật là lạ.

Đây gọi là nhập định ư."

"Đó là những gì mà con có thể cảm nhận được nếu con đạt được trạng thái thiền định đấy, Shiroe."

"Ta cũng từng giảng giải qua. Một khi con thiền, con sẽ không còn cảm nhận hay suy nghĩ lung tung về một vấn đề gì đó nữa. Tâm trí con sẽ được gột rửa. Và khi đó con sẽ cảm thấy ở bên trong mình, như đang tồn tại một thế giới chưa từng biết tới. Một thế giới tâm linh. E hèm tất nhiên con muốn làm gì với cái thế giới đó cũng được. Nhào, nặn thoải mái."

"Nhưng ba à. Muốn nhập định thì không suy nghĩ, vậy thì mấy cái suy nghĩ ba nói bên trên là từ đâu ra?"

"À. Chỉ là lời dẫn, chỉ là lời dẫn thôi con à." *chắc là cảm giác của sự chột dạ.

"Con biết đấy. Thiền không chỉ giúp con có thể có tâm hồn thanh thản, mà nó chắc chắn sẽ giúp con điều khiển Ki tốt hơn nhiều. Một khi con trải qua cảm giác nhập định, con sẽ hiểu mà thôi."

"Không lan man dài dòng, con thử đi. Thông minh như con làm thử là được ngay ấy mà."

"…"

"Lão già nhà mình nói thật đấy chứ… Nghi ngờ quá."

Thiền định.

Một hình thức tập luyện, hay rèn luyện tâm linh mà bất kì một ai cũng có thể thử.

Thiền đã có từ rất rất lâu.

Thậm chí là trải qua năm tháng dài đằng đẳng, thiền cũng đã chia ra làm nhiều tông phái.

Thiền và Ki có sự bổ trợ nhất định cho nhau.

Ki là nguồn năng lượng sống.

Ki tồn tại trong vạn vật.

Thiền giúp bản thân một người có thể "hiểu" hơn về chính họ.

Hay nói một cách khác, đó chính là rèn luyện tâm linh của một người.

Bản thân một người khi còn sống cũng có Ki.

Chỉ khác ở chỗ họ không thể vận dụng hay cảm nhận được nó.

Con người bản chất đã là một loài sinh vật đặt biệt.

Không ai hiểu "nguồn gốc xuất sứ" của con người từ đâu mà ra.

Thậm chí có người còn đồ nhau rằng, con người được tạo ra bởi thần linh.

Hàng ngàn giải thích khác nhau.

Thậm chí họ còn lôi việc tại sao động vật có Ki và con người có thể điều khiển được động vật, nhưng giữa người - người thì không thể "điều khiển" nhau được.

Thật lạ phải không nào.

Có một cách lý giải khác.

Rằng Ki của con người không có hình dạng nhất định, mà thứ Ki đó được nén lại, hay cô đọng lại bằng một hình thức nào đấy. Và rồi khi độ nén lại đạt ở một tầm mức quá cao, chúng tạo thành một "cái tôi" khác bên trong con người.

Cái tôi đó chính là linh hồn. Và vì linh hồn không thể thoát ra ngoài được, do đó người khác không thể điều khiển Ki của bạn, và bạn cũng không thể điều khiển Ki của người khác.

Thiền giúp linh hồn gột rửa.

Linh hồn một khi đã được gột rửa sẽ trở nên nhạy cảm với thế giới bên ngoài.

Ta có thể gọi là Linh Cảm.

Sử dụng Linh Cảm để "bắt nhịp" Ki ở môi trường bên ngoài.

Sự cảm nhận này giúp ta có thể "kéo" Ki vào trong thân thể rồi chuyển hoá rồi sử dụng chúng.

Ki ở môi trường bên ngoài được gọi là non-Ki.

Ki khi đã đi vào cơ thể được gọi là Ki.

Ki ở trong cơ thể được chứa bởi một cái bồn rộng lớn. Gọi là biển Ki (Hải Ki).

Khi sử dụng tới nó, biển Ki sẽ ít đi. Nhưng nếu bạn lại tiếp tục dùng Linh Cảm để "kéo" thêm non-Ki, bạn có thể lắp đầy biển Ki một lần nữa.

Quá trình này gọi là vòng tuần hoàn Ki.

Mizumi Joichiro là bố của Mizumi Shiroe.

Hiện tại ông ta đang quan sát đứa con mình cố gắng để thiền định.

Một đứa bé 6 tuổi, cho dù đã tiếp xúc thiền định từ khi lọt lòng cũng chưa chắc đã thuần thục được.

Bởi có quá nhiều yếu tố làm sao lãng tới đứa bé ấy.

Ánh sáng chói quá, thứ âm thanh ngoài kia là gì vậy, tại sao mình lại cảm thấy ngứa ngáy, …

Quá nhiều điều có thể làm một chú bé nhập định thất bại.

Mizumi Shiroe cũng đang trải qua quá trình thất bại đấy.

"Quả là con trai mình." Joichiro thầm nghĩ.

"Sao. Con thấy sao, thiền định thú vị phải không."

"Con không làm được."

"Hả. Con có phải con ta không đấy. Bằng tuổi con ta đã ngồi thiền được rồi cơ."

"…" Shiroe nhìn ông bố mình bằng ánh nhìn không thể tin nổi.

"Con không tin."

"Thằng nhóc này."

"Thôi được. Nếu con có thể ngồi im và tiến được vào cảnh giới nhập tâm, ta sẽ chấp nhận trận chiến tới từ con."

"Tỷ số hiện tại là bao nhiêu rồi đấy nhỉ?"

"…"

"Con thua trắng, ba thì thắng hơn 102."

"Ồ điều này làm con phải suy nghĩ sao."

"Không có. Con không có suy nghĩ."

"Chẳng thật lòng gì cả. Con giống cha là nhà có phúc mà."

"…"

"HA HA HA. Thôi được rồi ta cho con thời gian một mình đấy. À nhớ tập thêm bài tập về tán xạ đi nhé. Lần trước con thua ta chỉ vì không thể kiểm soát được kĩ năng đấy, nhớ không?"

"…"

"Con biết rồi, để con tập thêm."

"Ừm…"

"Ngày mốt là ngày dắt con đi làm thường niên. Đi chung với ta chứ."

"Ừm con sẽ đi, nhưng con sẽ ở phía ngoài khu công viên đấy."

Ông nói: "Được. Cố lên con trai."

Ông ta thầm nghĩ: "…Ta biết con làm được. Chịu khó suy nghĩ một tí đi."

Nhìn đứa con một lát. Mizumi Joichiro quay ra phía cửa và đi ra ngoài.

Mizumi Shiroe trầm ngâm, cậu đang nghĩ lại về vài lời khuyên khi nhập định từ cha.

Ban đầu cậu không nghĩ rằng việc ngồi thiền sẽ khó như vậy.

Hay đúng hơn trong đầu cậu lúc ấy không mang bất cứ suy nghĩ nào.

Việc ngồi thiền khó ư? Hay, ta phải làm sao để ngồi thiền được đây? Hay, ngồi thiền à, cứ thử xem?

Cậu đã không mang bất cứ suy nghĩ gì cả.
*******************************************************************************
Một đứa bé ngay từ khi sinh ra.

Thứ mà kích thích chúng đến khám phá thế giới bên ngoài chính là bản tính hiếu kì.

Chúng luôn tò mò về tất cả những điều xung quanh.

Món đồ này là gì? Quả cam, tại sao gọi là quả cam? Ồ, trái bóng nè, nhưng tại sao lại là ‘trái’ ‘bóng’ nhỉ?

Luôn luôn đặt suy nghĩ và luôn luôn tò mò. Đó là bản chất của một đứa trẻ.

Tuy vậy vẫn có trường hợp cá biệt.

Đứa trẻ ấy không hề mang trong mình bất kì suy nghĩ nào cả, kể cả những câu hỏi.

Mizumi Shiroe từng lớn lên bằng việc chẳng hề có bất kì suy nghĩ nào trong đầu cả. Cậu là trường hợp cá biệt trên.

Trường hợp này rất đau đầu đối với các bậc phụ huynh. Thật vậy.

Làm sao mà bạn có thể dạy một đứa trẻ được khi mà chúng chẳng thắc mắc gì cả?

Hãy tưởng tượng.

Đứa trẻ A, đứa trẻ bình thường khi đang ở độ tuổi tập nhận thức, bạn đưa chúng một cành hoa hồng – thứ mà lần đầu tiên chúng nhìn thấy.

Bạn nói: "Hoa hồng." Đứa trẻ sẽ hiểu, đây là "hoa hồng." từ khoảnh khắc đó sẽ loé lên trong đầu đứa trẻ thật nhiều câu hỏi.

Có thể là chúng chưa hiểu rõ ngôn ngữ đâu, nhưng đại khái sẽ là những câu hỏi xoay quanh việc "hoa hồng" ấy.

Và rồi sự tò mò bản năng, chúng sẽ dần dần hứng thú cây "hoa hồng".

Chúng sẽ đọc nhẩm theo: "hoa hồng", "hoa hồng" …

Và mỗi khi chúng thấy một cái cành hoa giống như vậy, trong đầu chúng hiện lên cụm chữ: "hoa hồng".

Rồi chúng muốn biết thêm về "hoa hồng", chúng sẽ tìm tòi và khám phá.

Dần dần chúng sẽ cảm nhận rõ nét hơn về cái thứ gọi là "hoa hồng" ấy.

Chỉ bằng câu hỏi, tới suy nghĩ rồi tới suy nghĩ, một đứa bé sẽ cảm nhận được mọi vật xung quanh một cách chủ động.

Đó là những gì xảy ra trong đầu một đứa trẻ hoàn toàn bình thường.

Giờ ta đến đứa trẻ B, đứa trẻ mắc chứng thụ động suy nghĩ.

Bạn đưa chúng cành hoa hồng – thứ mà lần đầu tiên chúng nhìn thấy.

Bạn nói: "Hoa hồng." Nhưng đứa trẻ lại nhìn bạn cùng ánh mắt thơ ngây.

Bạn lại nói: "Hoa hồng." Chúng sẽ không thể hiểu được bạn đang nói về cái gì.

Bạn, người đang muốn dạy đứa bé cách để nhận biết cành "hoa hồng", sẽ phải làm gì?

Gào lên và rồi chỉ vào cành hoa này rồi bắt chúng đọc là "hoa hồng"?

Hay, cố làm cho đứa bé hoảng sợ, để chúng phải chịu-suy-nghĩ?

Đây là một bài toán nan giải khi chỉ cần nghĩ tới thôi ta cũng đã muốn xét nát tờ giấy thi mất rồi.

Nhưng hãy thử nghĩ đi. Nếu là bạn trong trường hợp đó, bạn sẽ làm cái gì?

Reframing, một thủ thuật trong tâm lý học, bằng cách điều chỉnh "khung" của một góc nhìn sẽ giúp cho đối tượng cảm nhận góc nhìn đấy theo một hướng hoàn toàn khác.

Hiểu một cách khác về khái niệm này, bạn hãy tưởng tượng mình đang nhìn qua một ống kính máy ảnh.

Hình ảnh khi nhìn qua ống kính máy ảnh sẽ có sự thay đổi khi bạn điều chỉnh thấu kính xa hơn hay gần hơn.

Đây gọi là điều chỉnh "khung" của một góc nhìn.

Bằng cách thức này, bạn có thể hướng một đứa trẻ ‘suy nghĩ’ nhiều hơn một cách tiếp cận vấn đề.

Mizumi Joichiro đã từng nuôi nấng đứa con "đặc biệt" của mình trong suốt 5 năm qua, theo một cách vô cùng đặc biệt.

Ông là một gà trống nuôi con. Và ông không có bất kì sự trợ giúp nào từ người bên ngoài.

Cách ông đã giáo dục đứa trẻ B đấy trong 5 năm. Chính là bằng sự kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn lớn hơn bất kì bậc phụ huynh nào khác.

Hãy trở lại thí dụ "hoa hồng" lúc nãy. Hết thời gian cho việc "bạn sẽ làm gì?". Bây giờ là lúc cho "Joichiro đã làm gì?".

Mizumi Joichiro: "Con trai. Ta biết con không tin đâu nhưng đây được gọi là "hoa hồng" đấy."

"Một giống loài cực kì thơm. Đây con ngửi đi."

Ông đưa nhành hoa cho đứa bé ngửi.

"Có thể sau này con sẽ bắt gặp cây hoa như thế này, nhưng con không cần nhớ tới chúng."

"Thứ mà con cần nhớ chính là mùi hương của chúng. Mùi hương thơm nhỉ?"

"Hồi đó ấy, mẹ con rất ưa thích loại hương thơm này đấy. Ôi tay ta từng phải chịu nhiều vết xước mỗi khi ta cầm lấy vài cành cây tặng mẹ con cơ đấy… Khà khà."

Mizumi Shiroe: "Tay ba bị xước á? Nhưng con thấy lúc này đây tay ba có bị làm sao đâu?"

Mizumi Joichiro: "Lúc này đây ta đã cất hết những cái gai có thể làm con bị xước đi rồi. Con thấy đấy, hoa hồng còn lại chỉ là hương thơm này mà thôi."

Mizumi Shiroe: "Tại sao ba phải làm như vậy?"

Mizumi Joichiro: "Tại sao á? Bởi vì ta thương con, nên ta sẽ đem những cái gai ấy đi và cây hoa hồng sẽ chỉ còn lại mùi hương thơm mà thôi."

"Không tin con hãy thử cầm nó đi. Nhớ ngửi thử nữa."

Joichiro đưa cho bé Shiroe cầm lấy một cành hoa hồng không có gai.

Bé Mizumi Shiroe cầm lấy và ngửi cành hoa hồng.

"Hoa hồng thơm thật."

"Con xem ta còn lại gì trên tay đây nè. Ấy, đây là cái vết xước mà ta từng bị lúc hái tặng hoa cho mẹ con nè. Ây chà."

"Ba có sao không?"

"Ta không sao."

"Con thấy đấy, cái thứ này vừa thơm nhưng lại vừa có gai. Cái gai đó đâm đau lắm. Nè con có muốn thử không?"

"…"

"Con muốn cầm thử."

Joichiro nhìn con. Rồi ông lại nhìn vào cành hoa hồng có gai. Một lúc, tay ông cầm nhích lên phía trên cành hoa hồng một khoảng rồi đưa nó cho Shiroe.

"Đây con có thể thử cầm ở đây nè."

"Ấy, đây là gai của hoa hồng. Nó đau lắm ba."

"Con cảm nhận được rồi chứ. Có đau lắm không."

"… Dạ không."

Ông đưa bàn tay phải không cầm lấy bông hoa và xoa đầu đứa bé. Rồi ông lại chỉ vào cành hoa kia.

"Vậy con có ấn tượng gì với hoa hồng chưa?"

"Nó thơm, rất thơm. Nó còn có gai nữa, có thể làm xước da. Ba thương con nên ba đã cắt đi những cái gai ấy rồi."

"Con nói rất đúng. E hèm thế này nhé Shiroe. Nếu sau này con có thương một ai, hãy nhớ trước khi tặng họ một cành hoa hồng, nhớ phải cắt đi những cái gai đó, giống như ba nè, nhớ không?"

"… Con nhớ."

"Thật không."

"… Con cũng chả biết nữa. Ba nói dài quá à. Nhưng con nhớ mùi hương này nè. Thơm quá."

Ông nói: "Đúng là con trai ta."

Ông nghĩ: "… Là con thì nhất định là sẽ nhớ được."

Có đôi khi, bạn không thể hiểu nổi điều gì xảy ra trong đầu đứa trẻ nhà bạn, khi bạn dạy dỗ chúng.

Thậm chí, bạn còn cảm thấy rất nóng giận.

Nhưng đừng nổi nóng. Hãy thật kiên nhẫn.

Bởi đối với một đứa trẻ, thính giác, khứu giác, xúc giác, thị giác hay vị giác, đều có vai trò như một cây cầu nối để đứa bé nhận thức thế giới xung quanh.

Bạn có thể la, có thể mắng thậm chí có thể gắt gỏng chúng.

Nhưng nghĩ kĩ đi, sau những hành động thiếu kiên nhẫn ấy, đứa trẻ còn đọng lại điều gì qua những giác quan kể trên?

Đó là đối với một đứa trẻ bình thường.

Vậy nếu đứa trẻ của bạn là một đứa trẻ "bất bình thường" thì sao?

Bạn sẽ dùng sự kiên nhẫn, hay dùng sự nóng giận để kích thích chúng?