Chương 8: Về đến Việt Thường bộ.

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 8: Về đến Việt Thường bộ.

Chương 8: Về đến Việt Thường bộ.

Chương 8: Về đến Việt Thường bộ.

Ánh mặt trời chiếu rọi rựng rỡ sau hai ngày bị che bởi những đám mây dày.

Cơn mưa như thác đổ đã qua đi nhưng đã kịp rửa trôi đi rất nhiều dấu vết của trận chiến đẫm máu tại vùng Lục Hải.

Mặc dù có yếu tố bất ngờ cùng quân số áp đảo nhưng Thường Việt Bộ vẫn mất đến 52 người thương vong trong đó 11 người bị thương nặng, 18 người bị thương nhẹ và 23 người ra đi trước khi mưa tạnh.

51 thân binh của An Dương Vương thì 36 người về với đức Long Quân. Đa số là hy sinh ở lần quay lại đấu kỵ.

Giặc Triệu toàn bộ 73 đứa bỏ mạng. Các chiến binh Âu Lạc trong cơn hăng máu làm gì có chữ ‘tù bình’ trong đầu.

Thiệt hại nhiều nhưng lần này thu hoạch phải nói rất phong phú.

66 bộ giáp lá gang mỗi bộ bị hỏng mất vài lá giáp nhưng về thay lá đồng bù vào vẫn dùng tốt, 73 cây kích bằng sắt non, vài cái bị gãy cán nhưng phần lưới qua với mũi giáo vẫn ngon lành.

Quan trọng nhất là 46 thớt chiến mã còn khoẻ mạnh thứ này muốn mua cũng chưa chắc được mà có được thì cũng phải mấy trăm thạch gạo một con.

Bạch Công Chắm sau khi kiểm kê còn phải hét lên. "Phát tài rồi!"

Mấy ông chiến binh Việt Thường mắt sáng nên thi nhau cầm đầu giặc khoe ra để tranh công hòng chiếm được 1 món mà cãi nhau inh ỏi tí thì đánh nhau khiến Phủ phải đứng ra phân chia.

Ai có đầu giặc thì được phát kích vì số kích bằng số thủ cấp. Còn giáp thì phải thi, cho mấy ông còn lại chạy 500 bộ, ai đến trước thì được chọn trước thắng thua do thực lực.

Còn ngựa… dắt bộ, ngoài Phủ là thiếu tộc trưởng nên có cơ hội học và nhóm người Thục Phán ra thì có ai biết cưỡi đâu. Mấy thằng không tin tà đòi leo lên rồi ngã dập mông là chừa hẳn.

Nhưng với Phủ thì thu hoạch lớn nhất là lão già đang cưỡi ngựa song hành với hắn kìa.

Cổ Loa thất thủ, các lạc tướng lạc hầu nếu còn sống ai chạy về đất người lấy nhưng An Dương Vương vẫn có tiếng nói, nhất là với người Âu Việt.

Nơi Lục Hải này không thể ở lâu, kiểu gì quân Triệu cũng mau chóng đuổi đến. Phủ nghĩ mình nên chạy gấp về Việt Thường rồi dùng tiếng của vua để tụ quân đánh ra.

Tất nhiên đây là suy nghĩ có phần non nớt của hắn.

Đoàn người lại tiếp tục chạy về phía nam, đến giữa chiều đang lúc đang vội chặt luồng làm bè vượt sông Đáy thì bắt gặp Cao Thuận cùng Mị Châu cưỡi chung ngựa nước kiệu chạy tới.

Mị Châu gặp lại cha nên nước mắt chảy dài khóc tu tu chạy đến ôm người.

Trong thời gian chờ làm bè thì 4 người ngồi bàn bạc với nhau, tất nhiên Mị Châu ngồi cho có chứ nàng không phải tuýp nữ tướng, được vua cha cưng chiều từ bé có phải làm gì đâu.

Cao Thuận ý muốn đón Mị Châu cùng An Dương Vương về Tam Giang bộ của hắn nhưng lão phản đối.

Thục Phán nói đường đi từ Lục Hải về Tam Giang bộ quá nguy hiểm, phải đi ngược về phía bắc vòng qua Cổ Loa đang là địa bàn quân Triệu kiểm soát. Khả năng bị bắt gần như chắc chắn.

Phủ tất nhiên là tán thành 2 tay 2 chân ý kiến của lão, Thúc Phán mà không về Việt Thường thì kế hoạch của hắn có máu dùng.

Nhưng tiếp theo Cao Thuận lại đưa ý kiến nên dừng ở Cửu Chân để từ đây tập hợp lực lượng rồi kêu gọi các chiến sĩ Âu Lạc tụ về đánh giặc.

An Dương Vương vỗ đùi cái đét rồi kêu hợp ý lão.

Phủ tức lắm khi ý định của mình không thành nhưng vẫn phải đồng ý, kế hoạch người ta đưa ra hợp lý thế cơ mà. Tụ quân ở Cửu Chân khả thi hơn chứ về cái đất Việt Thường của hắn nuôi 2 vạn dân còn thấy chật vật, thêm tầm vạn chiến binh sức ăn như hổ thì giặc Triệu đến đấy đứng chờ vài ngày là quân Âu Lạc tự năn ra chết đói hết.

Việc đóng bè hoàn thành thì trời cũng đã tối. Đêm mà chèo bè sông Đáy thì không khác nào tự sát nên mọi người nghỉ lại thêm 1 đêm.

Sáng hôm sau đoàn người tổ chức vượt sông, hôm qua đóng được tròn 4 cái bè luồng dài 20 bộ rộng 10 bộ khá chắc chắn.

Từng nhóm 30 người 1 bè lần lượt được đưa người qua sông, mới mưa lớn nên không nước chảy siết lắm, dòng nước hồng đầy phù sa cuồn cuộn chảy thêm việc cá sấu thì nhiều lắm. Toàn những con dài đến 4-5 nằm phơi nắng đầy bên bờ sông.

Để ngăn cho đám này nổi điên húc bè chao đảo thì lúc làm phải buộc đến 3 lớp luồng lại cho chắc, nhưng khi nhìn con nước cuồn cuộn vẫn phải rén vô cùng. Mỗi lần thấy con sấu nào đến gần thì phải dùng sào tre mà đập bọn này chứ đâm không nổi, da đám quá dày.

Vừa đập vừa chèo mệt phờ người thì mới đi sang được bờ bên kia, khoảng cách 2 bên phải lệch đi gần 800 bộ do dòng nước. Thấy vậy nhóm người bờ bắc phải chạy xuôi theo dòng ngàn rỡi bộ nữa sau mỗi lần vượt.

20 người lên bờ còn 10 người phải trèo quay lại đón nhóm khác, 4 người chèo, 6 lo người đập cá sấu.

Khổ nhất vẫn là công tác vận chuyển ngựa, đám này lúc thấy cá sấu thì hí lên sợ hại vùng vẫy không chịu yên, thành ra thân binh của An Dương Vương vốn quen với ngựa từ trước phải đi đi về về mấy lần được.

Nguyên 1 canh giờ việc qua sông mới thành, may phúc không có ai ngã sông.

Cả đoàn lại tiếp tục chạy, thi thoảng có bắt gặp vài nhóm nạn dân hay chiến binh chạy từ Cổ Loa, đến lúc đi vào đất Cửu Chân nhân số đã lên đến hơn 1000 người.

Lại nói Cửu Chân bộ thuộc cai quản của gia tộc họ Triệu() khác với Triệu() của Triệu Đà.

Họ Triệu là thế lực lớn ở Âu Lạc, đất Cửu Chân rộng rãi màu mỡ chả kém gì Vũ Ninh, Lục hải lại thêm núi rừng giàu có phía tây nhiều đặc sản quý hiếm như trầm hương sừng tê. Toàn bộ có đến hơn hơn vạn chiến binh.

Tiếc là số này chắc quá nửa đã trôn thây ở đất Cổ Loa mất rồi. Cửu Chân bộ tộc trưởng là Triệu Trúc may mắn thoát nạn chạy qua đường Tam Điệp mà về.

Hôm kia ngay khi Triệu Trúc về đến Cửu Chân thì ngay lập tức đốc thúc toàn tộc chuẩn bị vũ khí xây công sự mưu toan chống giặc.

Tất nhiên là có một vài tộc lão sợ chết mà bàn nên hàng Triệu Đà nhưng bị Triệu Trúc chửi ‘Việt gian’ rồi chém ráo, nhưng chém hết được hay không thì khó nói.

Lão có 2 đứa em ruột cùng 4 mụn con trai nhưng nay còn đúng thằng con thứ Triệu Giang trở về được cùng lão, thù hận phải nói là ngút trời lão nhịn không được.

Hôm nay vị chúa Cửu Chân đang nghiên cứu bản đồ thì có người chạy vào báo có đoàn người đông hơn ngàn chạy về đây, trong đó có vị tự xưng là An Dương Vương.

Triệu Trúc thấy thế liền đi vội ra xem thì đúng là vua thật.

Hai người tay bắt mặt mừng với nhau, Triệu Trúc sau khi được nghe kể về quá trình chạy trốn của đoàn người thì khen Phủ vài câu rồi dẫn vua về phòng tâm sự bàn việc chống giặc.

Đoàn người được an trí nơi nghỉ ngơi cách trại 1 dặm.

Phủ cùng các chiến sĩ Việt Thường bộ nghỉ 1 đêm ở Cửu Chân rồi sáng hôm sau xin phép rời về bộ của mình với lý do gom thêm người đến chống giặc.

Vượt qua Hoài Hoan Cửu Đức, 4 ngày sau Công Phủ cùng 435 chiến sĩ Việt Thường cũng về đến nhà. Nhìn thấy núi Hồng Lĩnh thì ai lấy đều ôm nhau. Bao nhiêu mệt mỏi ức chế sợ hãi trong lòng đều như tan biến. Nhưng không một ai dám cười.

Phủ cử Chắm đi gọi mọi người trong tộc tập hợp lại trưa mai bàn việc còn hắn một mình leo lên núi Hồng Lĩnh.