Chương 11: Tam Điệp (1)

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 11: Tam Điệp (1)

Chương 11: Tam Điệp (1)


Năm 208 TCN theo dương lịch hiện đại, giữa tháng 6 năm ấy thành Cổ Loa bị phá, An Dương Vương bại trận chạy về Cửu Chân liên hợp Cửu Chân, Hoài Hoan, Cửu Đức, Thường Việt 4 bộ miền nam tụ quân đánh giặc. Uy tín của An Dương Vương tuy có chút sụt giảm nhưng các bộ vẫn cử người tham gia, cuối tháng bảy ở đây đã có tới gần 2 vạn nhân mã.


Triệu Xuân dẫn theo 15.000 quân chính quy suất thân Tần Quốc mà nam tiến truy kích An Dương Vương đồng thời mưu đồ cũng là muốn đập tan cùng thu phục các bộ ở miền nam Âu Lạc, Đi kèm theo còn có tầm 2-3 ngàn chó săn bọn khốn kiếp các bộ Việt đã đầu hàng nước giặc.

Thời này nam bắc Âu Lạc bị chắn bởi dãy Tam Điệp vì hệ thống bồi lở của các nhánh sông Hồng còn chưa hình thành nên Thái Bình ngày nây. Dãy núi Tam Điệp như một mũi kiếm sắc chạy dài ra tới biển cắt đôi nam băc. 1/3 đất Nam Định phía Đông Nam là biển, tương tự ½ đất Thái Bình phía Đông Nam cũng là Biển, thành phố Thái Bình trong tương lai lúc này chưa có, mà Thành Phố Nam Định trong tương lai chỉ là một bãi lầy cạnh ngay bờ biển mà thôi.

Do vậy muốn đi về Cửu Chân thì chỉ có cách vượt qua dãy Tam Điệp.

Tam Điệp Lĩnh tên như hình dung đó là ba cái lĩnh nhỏ núi đá vôi tạo thành. Giữ chúng là một thung lũng nhỏ (Tp, Tam Điệp ngay nay) thời này người ta gọi là Vùng Tam Điệp Lĩnh. Ba cái Lĩnh này có tên Tiền Lĩnh, Tả Lĩnh, Hữu Lĩnh. Tiền Lĩnh chính là dãy đá vôi tách rời nằm cạnh Tp Ninh Bình thời hiện đại.

Còn lại Tả Lĩnh, Hữu Lĩnh Điệp lui về phía Nam tầm 10km tạo thành một dãy chắn ngang Nam Bắc Âu Lạc. Nơi này có một thung lũng hẹp tạo ra lối đi giữa hai Lĩnh rộng chừng 3km, đồi nhỏ chập chùng.

An Dương Vương đã cho người đắp lũy đất cọc tre, còn xây dựng trên mấy ngọn đồi nhỏ những trại lính tạo thành một hệ phòng tuyến thứ nhất ngăn quản quân Triệu tặc.

Phía trước vùng Tam Điệp đồng bằng chống trải, An Dương Vương dự trù đánh không lại quân Triệu ở nơi này cho nên chỉ bố trí các trạm gác nhỏ mang tính cảnh báo và các nhánh tinh nhuệ nhỏ tập khích quấy rối.

Đâu tháng tám Nhâm Sò dẫn tiên phong quân bốn ngàn, là tinh binh gốc Tần vọt vào Tam Điệp vùng thung lũng. Ở đây quân Âu Lạc đã thực hiện vài cuộc tập kích quấy rầy nhỏ, nhưng kết quả không quá tốt, đông bằng khiến Kỵ binh của Tần phát huy thế mạnh, quân Âu Lạc tuy phục kích gây thương tổn cho địch nhưng không thoát được, nhận thấy tổn thất như vậy không đáng có cho nên An Dương Vương lệnh cho quân lui về phòng tuyến cự địch.


Vài ngày sau đại quân hơn mười ngàn người của Triệu Xuân cũng đến, chúng đóng quân ở chính thung Lũng Tam Điệp. Lều trại như hồng kéo dài liên miên không dứt, đi theo có không ít hơn 3000 quân Việt là bọn đã đầu hàng hay là người bị bắt nô lệ cho quân chuyên dùng cho xây dựng, phu dịch.

Triệu Xuân cho bố trí quân thành ba trại, hai trước một hậu tạo thành hệ thống tam giác, hai trại trước số lượng quân tầm trên dưới bốn ngàn, phía sau quân hơn bảy ngàn. Hệ thống trại hày tương hỗ lẫn nhau khá khó công kích vào.


Bên phía Âu Lạc gọi là 2 vạn nhưng thực chất chỉ có hơn tám ngàn là thực sự chiến binh có được trang bị tốt, là lão binh đã qua chiến đấu, số còn lại trang bị thật kém và kinh nghiệm lâm trận chưa nhiều.

Hệ thống phòng ngự bên phe Âu Lạc cũng không vừa An Dương Vương cho bốn ngàn Việt lão binh phòng ngự nơi tường lũy lối đi giữa nhị lĩnh, đi theo họ có 3 ngàn phụ binh hỗ trợ.

Phía bờ biển thì có 500 Việt Lão binh cùng 2000 lính phụ binh canh phòng, bờ biển bãi lày toàn cá sâu khá khó đổ bộ, nhưng An Dương Vương vẫn cẩn thận bố trí một trại nơi này.

Số còn lại gần bốn ngàn Việt lão binh và sáu ngàn phụ binh tạo thành một trại lớn nhất ở Bái Sơn (Bỉm Sơn ngày nay) lúc nào cũng có thể bổ xung hỗ trợ hai trại còn trên.

Với kiểu bố trí này phe Thục Phán tin chắc quân Triệu đến một tên cũng đừng hòng đặt chân được vào đất Cửu Chân.

Nhưng phòng thủ tiêu cực chẳng phải cách hay, ai làm tướng đều hiểu chuyện này.

Thục Phán gom các Lạc tướng dưới tay mà bàn.

"Giặc Triệu hành quân từ xa đến đây, binh mệt ngựa mỏi. Lại thêm Tần quân không giỏi nhìn đêm cho nên đây là thời cơ cho chúng ta."

Nói xong ngài nhìn về phía Triệu Trúc, lão gật đầu vỗ đùi cái đét khen hay.

Các Lạc Tướng Lạc hầu đều là thân kinh bách chiến cho nên cũng nhận thấy đây là kế hay mà cùng đồng ý.

Nhanh nhất kế hoạch được vạch ra và thực hiện

Tộc trưởng Cửu Chân Triệu Trúc chỉ huy cánh quân 5000 người tấn công vào trại phụ bên phía trái.

Nhánh quân còn lại do tộc trưởng Hoài Hoan Huỳnh Dổi chỉ huy, phó chỉ huy là tộc trưởng Cửu Đức Phan Cửu Lu quân số tương đương.

An Dương Vương cùng 2000 tinh binh từng chiến ở Cổ Loa hay tin vua ở Cửu Chân mà đến phục ở Núi Dê để kịp thời ứng cứu nếu có nhánh nào gặp bất lợi.

Phủ được giao nhiệm vụ đặc biệt là phục binh đánh chặn quân trại chính của Triệu Xuân nếu hắn cử quân giúp đỡ hai trại phía trước. Nhiệm vụ này khó khăn nhưng Thục Phán lại tin tưởng Phủ. Binh sĩ của Phủ trang bị là tốt nhất, ai nhìn cũng thấy được điều này.

Trại cánh trái quân Triệu đầu giờ tí.

Bầu không khí không được yên bình lắm khi ta có thể nghe thấy tiếng ngáy ở mọi nơi trong cái doanh này. Mấy ông lính sau một ngày hành quân xây trại nên ngủ rất mau, ngáy rất to.

Tất nhiên là vẫn có một đội lính 400 người chia thành các nhóm thay nhau túc trực đi tuần. Cổng trại được ưu ái đặc biệt với gần 80 ông ngồi buôn dưa lê sẵn ở đấy.

"Ê A Cẩu, nghe nói mày kiếm được kha khá khi vào Cổ Loa đúng không? Sướng nhá, về chắc đủ tậu vài mảnh ruộng đấy!" Một thanh niên hơi gầy nói với đồng bọn kế bên.

Thanh niên A Cẩu mặt chỉ tầm 17-18 đáp lại.

"Đâu ra mà nhiều, bị lão bách trưởng bắt giao nộp nửa già rồi, còn có vài lượng không biết có đủ mua con lợn không ấy chứ ruộng đất cái gì."

Một tên khác chõ mõm vào.

"Mày còn được giữ vài lượng chứ mấy đứa bên quân của Tôn tướng còn không được cướp bóc kia kìa, bên đấy đánh chặn bọn Tam Giang nên vào Cổ Loa sau nên chả sơ múi được chút gì."

"Thôi kệ, các quan trên cho giữ bao nhiêu biết tưng đấy, bọn mình phận lính quèn." Tên gầy chép miệng, hắn uống miếng nước rồi lại nói.

"Mà mấy con ả man di này cũng được phết, tao có phúc được hưởng ké ông bách trưởng cho nếm qua mấy đứa sau khi ổng chơi xong hình như là quý tộc chúng mày ạ, da mềm với trắng lắm."

"Ha ha ha" Cả bọn cười lên đầy khả ố mà không biết tử thân đang đến gần.

Trong màn đêm không trăng các chiến binh Âu Lạc từ từ tiến lên theo tổ 7 người áp sát trại.

Bọn họ vẫn hay lên rừng săn thú nên được bổ xung thịt thường xuyên không bị mắc quáng gà như mấy ông lính Gốc Tần quanh năm chỉ có cháo ngũ cốc thi thoảng mới có chút thịt. Các chiến sĩ Âu Lạc vẫn nhìn khá tốt trong đêm.

Tất nhiên là 5000 người lại không quá quy củ cho nên cũng không giữ bí mật được lâu, khi bên Âu Lạc cách cổng trại tầm 40 bộ thì lính đứng trên chòi canh nhận ra bất thường mà báo động inh ỏi.

"Địch tập! Địch tập!"

Chỉ hét được vài giây trước khi bị hơn chục mũi tên nhắm đến khiến hắn ngã lộn nhào từ tháp canh cao trượng rưỡi cái bịch.

"Giết!!!!" Quân Âu Lạc hô lớn tràn vào cổng trại như thác lũ, lính canh Triệu đang khốn đốn sau trận mưa tên bị đánh bật khỏi cổng gần như ngay tức khắc.

Nhâm Sò là chỉ huy của trại bên trái. Hắn đang nằm ngủ ngon lành thì bị đánh động bởi tiếng láo loạn.

Sò bật dậy, cơn buồn ngủ bay sạch vì hắn biết có chuyện không lành. Đúng lúc này một tên thân binh chạy vào lều.

"Tướng quân, tướng quân! Âu Lạc tập doanh!"

"Biết rồi! Ta không có điếc!" Nhâm Sò quát.

"Tình hình sao rồi?" Hắn hỏi lại.

"Dạ quân địch đánh đúng lúc chuẩn bị thay ca nên có 800 anh em đang thức sẵn để giữ khu vực gần cổng nhưng e rằng…e rằng" Tên thân binh hơi lắm bắp.

"E rằng cái con mẹ mày!" Nhâm Sò tức giận đá tên thân binh một cái ngã lăn lóc.

Lúc này có thêm vài tên lính nữa chạy vào lều.

"Chúng mày chạy đi bảo lũ bách trưởng cho người chạy về phía cuối trại, tiện thể đốt luôn khu lều ở gần cổng. Nhanh nên, chậm là chết cả lũ bây giờ!"

"Dạ vâng!" Đám kia hô hoán rồi chạy thẳng.

Ngoài cổng trại khói lửa tưng bừng. Gần 600 quân Triệu đựng oằn mình chống lại thế công của hơn ngàn tiên phong tinh nhuệ Âu Lạc. Do cổng trại chỉ rộng tầm 5 bộ nên lúc này mới có hơn ngàn lính Âu Lạc đánh được vào trong.

Nếu Phủ mà ở đây hắn là hắn sẽ thấy quen lắm, cái thế trận này không khác gì quân Mường tấn công trại của Đại Cồ Việt

Nhưng thay vì để binh lính tràn ra phía cổng thì Nhâm Sò lại chọn cách hi sinh 1 nhóm quân để tập hợp đại đa số ở phía còn lại.

A Cẩu đang điên cuồng chiến đấu, tên gầy vừa nói chuyện với hắn bị mũi tên xuyên qua cổ họng mà chết tươi.

Cái lúc quân Âu Lạc hô giết đánh vào hắn tưởng mình đến đây là tận số nhưng may mắn có thêm 400 lính kéo tới giúp.

Hắn cùng đồng đội gồng mình chống đỡ nhưng 15-20 phút trôi qua mà không thấy đội tiếp viện nào nữa, trong khi bên Âu Lạc tràn vào mỗi lúc một nhiều.

Đội lính Triệu 600 người đến lúc nhìn thấy biển lửa sau lưng lại càng hoảng loạn, co cụm lại theo bản năng.

Cẩu thấy một tên địch già đang cầm rìu lao về phía hắn.

"Giết!"

Triệu Trúc vung cây rìu đôi đầu của một tên lính Triệu xấu số. Xung quanh lão giờ chân tay người rơi vãi lung tung cả, Cửu Chân bộ phải nói tộc có khiếu dùng rìu số hai thì không ai dám xưng nhất ở cái nước Âu Lạc này. Một khi đã bổ xuống thì chỉ có đứt lìa bộ phận bị chặt.

Mùi máu tanh kích thích sát tính của Triệu Trúc nhưng là chưa đủ để át đi lý trí của lão, nhìn biển lửa trước mặt cùng đám lính Triệu đang co cụm bị bao vây giết dần giết mòn bởi các chiến sĩ Cửu Chân vẽ lên khung cảnh nhốn nháo chém giết là lão biết đêm nay không diệt được trại này rồi.

"Tướng địch cũng ra gì đấy!" Lão cười khẩy đầy tiếc nuối.

Triệu Trúc ra hiệu cho thân binh bên cạnh. Tên này liền rút cây tù và rắt bên hông ra rồi phồng má thổi.

"Ù ù ủ…"

Tiếng tù và vang vọng trong đêm đánh thức các chiến binh Cửu Chân khỏi cơn hăng máu. Người nào chưa tỉnh thì được đồng đội bên cạnh gọi lại. Họ từ từ rút lui ra khỏi cổng trại rồi lủi vào trong màn đêm để lại khung cảnh rực sáng biển lửa.