Chương 18: Tam Điệp(8)

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 18: Tam Điệp(8)

Chương 18: Tam Điệp(8)


Vùng này được gọi Thạch Lâm tên như vậy bởi đúng là nơi này toàn núi đá tuy nho khá cao san sát nhau như một cánh rừng đá vậy. Chính vì cấu trúc này do vậy tạo nên nhiều con đường và ngã rẽ. giữa chằng chịt lối đi đó có hai con sông chảy qua và giao cắt nhau tạo thành một cái ngã ba sông. Con sông chảy ngang từ Đông qua Tây được người vùng này gọi là Ngang Hà, còn con sông chảy dọc Bắc Nam đam vào Ngang Hà là một con sông vô dan (ngã ba sông "Bưởi – sông Ngang ngày nay), Lúc này Nhâm Sò đang sát khí ầm ầm nhìn cây đại kỳ thêu hai chữ Việt Thường bay phấp phới trong mưa gió trên con đường trước mặt.

Thám báo cũng đã khiến phủ biết sự hiện diện của quân địch vùng này. Phủ không tiến đến ngã ba sông chiến đấu, không hiểu vì sao người thời này vẫn có kinh hãi đặc biệt đối vưới những bãi lày ven sông, nhất là nhưng lúc nước lên như vậy trong trời mưa tầm tã.

Phủ và Huỳnh Dổi không nói nhiều, quyết lui về Thạch Lâm để phòng thủ, dựa vào địa hình phức tạp nơi này mà bố trí.

Thạch Lâm danh xưng hẳn là chỉ phía bờ nam của sông Ngang, vùi nơi này mới nhiều ụ đá chia một qãng 1km bãi rộng thành ba bốn con đường hẹp.

Để lợi dụng triệt để khả năng đánh du kích của quân Âu Lạc, Phủ cho phân binh mai phục khắp nơi. Mồi nhử chỉ có một đó là quân Hoài Hoan tầm còn lại 1200 người do Huỳnh tộc trưởng chặn ngang đường lớn có tường rào gỗ bảo vệ, rìu của liên quân đã lên đời sắt hết rồi nên chặt cây tốc độ cao hơn, nhất là những thân cây vừa phải và nhỏ, tre, luồng càng là dễ hạ, trong 3 giờ khi quân Triệu tiến đến đây họ đã kịp xây xong hàng rào chủ yếu là thân tre của mấy bụi gần đây.

Bên phải đường có ngọn núi thoai thoải có 600 quân Huỳnh Khén ngồi trên này lúc nào cũng có thể tạt ngang quân Triệu nếu dám cường công bác của hắn.

Cánh trái là quân siêu tinh nhuệ trường giáo binh 2m5 Việt Thường dựng trận trên đường nhỏ, đám này đều là lão binh từng tham chiến ở Lục Hải hay phi vụ phục kích Nhâm Hàu. Trên ngọn núi cao giữa đường cũng có 400 lính do Huỳnh Tiêu thiếu tộc trưởng Hoài Hoan trên cao nhìn xuống.

Bên trái nữa là khu núi Thạch Lâm chập chùng toàn núi cao vực sâu nếu Nhâm Sò dám dẫn đám kỳ binh 3800 đi được qua được chỗ này thì liên quân về nhà nghỉ khỏe cho lành.

Về phía Nhâm Hàu liên tục có tình báo đưa về để hắn có thể nhìn thấu bố trí quân Âu Lạc. Có trong tay đám Việt gian đã đầu hàng, khả năng thám báo của quân Triệu tặc mạnh hơn nhiều lứm.

Thế nhưng mạnh thì mạnh với thời tiết này, cộng thêm Việt Thường là chúa đánh lén, đánh âm, đánh rừng, đám Việt gian do thám rất nhiều bị đánh chết tại chỗ, đám còn lại cũng không dám tiếp cận gần khu Thạch Lâm bờ nam mà chỉ có thể đưa ra những thông tin mang tính suy đoán.

Nhưng Nhâm Sò phải đánh, lúc này con sông sau lưng nước đã lên lại càng cao, Nhâm Sò cảm thấy không ổn, sợ có thiên tai thì quân hắn chết sạch chỗ này, hắn chỉ còn cách phải đánh. Thêm vào đó kẻ thù giết em trai trước mắt cũng làm Nhâm Sò tâm lý khá ảnh hưởng.

Mắt đảo vài vòng, hắn ra lệnh đầu tiên.

"Lăng Mướp dẫn 1000 quân tất công trại địch"

Thật ra Nhâm Sò hiểu chắc chắn có mai phục xung quanh, nhưng hắn không nhìn thấu, đã không nhìn thấu dụ rắn khỏi hang. Chỉ cần các nhanh phục binh của Việt Thường động, rời khỏi nơi ẩn núp thì quân Nhâm Sò sẽ vọt lên, đó chính là hỗn chiến. Trong thời điểm này điều kiện này, tạo ra một trận hỗn chiến đã là quá thành công.

"Tiểu tướng tuân lệnh!" Lăng Mướp chắp hai tay nhận lệnh, thằng này là em ruột của Lăng Bí, phó chỉ huy đạo kỳ binh.

Tùng tùng tùng tùng… tiếng trống trận đều đều vang lên. Quân triệu theo nhịp trống tiến lên từng bước hàng ngũ chỉnh tề.

Chặng đường hành quân đánh lên trại Hoài Hoan tầm 2 dặm, đôi bên là núi cao còn có mấy ngã rẽ, cây cối âm u hai bên đường nhỏ, nói thẳng đây là địa hình tối kỵ của nhà binh.

Lăng Mướp hồi hộp tiến lên từng chút.

Hai bên rừng, trên núi, trong cánh rừng thưa một vài bụi cây nhúc nhích, nhưng cũng chỉ thế mà thôi, không có gì đặc biệt xảy ra cả.

Chắm liếc nhìn anh họ, ý hỏi đánh nhé, cả hai phủ trên người chính là cây cỏ bụi nhỏ nhằm dạt dưới đám bùn nhày nhụa.

Phủ lắc đầu.

Chưa cần thiết với ngàn binh tấn công, lão Dổi lại có hàng rào phòng ngự, có gì khó khăn đâu.

"Lạc Tướng, có địch tới…" một tên thám báo của Hoài Hoan vội vã trong mưa trở về mà báo….

"Dừng… đủ rồi.. không cần đào nữa. Ra sau luỹ phòng thủ…" lão Huỳnh Dổi lên tiếng thật lớn át đi tiếng mưa….

Ông ta hình về công trình mới làm được mà tấm tắc…

Phủ đúng là nhân tài, nhiều ý nghĩ độc đáo mà lạ.

Công binh...

Lão Dổi chưa từng nghe qua. Nhưng lại được Phủ trong mấy ngày biên chế và thành lập. Đó là một nhóm cả nam cả nữ Hoài Hoan có sắn ở đây, tuy không biết chiến đấu nhưng lại có thể lao động.

Bình thường đám này chỉ là binh sĩ dự trữ trừ khi quân tinh nhuệ chết hết mới cầm vũ khí lên chiến trường vì sức chiến đấu của hoi yếu lắm.

Nhưng Phủ lại biên chế một ngàn người này thành một cánh quân gọi là công binh.


Thật lúc đầu Huỳnh Dổi có phản đối vì làm như vậy phải chia sẻ vũ khí cho một đám không biết đánh đấm gì lãng phí.

Nhưng Phủ nhất quyết không thoả hiệp cho nên Huỳnh Dổi chịu thua thế nhưng vẫn âm thầm không vừa lòng.

Nhưng lúc này nhìn thấy hiệu quả của công binh thì Dổi thấy mình già đầu mà quá ngu.

Phủ đi Lê Hoàn quân học được một chuyện quan trọng nhất. Đó chính là chuyên biệt hoá từng loại quân. Mỗi quân có nhiệm vụ của mình và chỉ cần làm tốt nhiệm vụ đó.

Quân Âu Lạc quá hỗn tạp, chưa phân rõ các loại binh chủng. Ra chiến trường điều khiển loạn cả lên. Ở lê hoàn doanh Phủ có biết về công binh, xây trại, mở đường, làm cầu là họ, đám này sức chiến đấu không ra gì nhưng không có họ cải tạo địa hình thành thuận lợi cho quân thì đừng mong dễ dàng chiến thắng.

Phải nói để xây công binh Phủ là lực bạt chúng nghị. Cấp không ít đồng sắt, gang quý giá cho bọn họ.

Cũng may lần này mua đồ ve chai sắt vụn được rất nhiều sắt gang cho nên không quá eo hẹp.

300 cái xẻng nhỏ tí hi được làm nên, không khó rèn vì cán qua sắt là có sẵn, trong đống sắt vụn không thiếu qua sắt cong gãy, nung nóng đỏ cả hai sau đó bạo lực gõ hàn vào nhau. Dù Phủ không biết đó là hàn. Tất nhiên Phủ không biệt hắn vì tiết kiệm nguyên liệu mà voi tình tạo nên một thứ khá giống xẻng công binh của bộ đội mấy ngàn năm sau đó. Kích thước khá tương tự, độ dài cũng tương đương.

Búa chim cũng là dụng cụ hắn thấy ở doanh Lê Hoàn, bằng sắt. Nhưng Phủ không đủ cho nên dùng gang đúc ra 300 cái, tất nhiên phân nửa đe rèn cũng bị rã ra nung đúc búa chim.

Số đe còn lại và thơ rèn hắn dặn họ mang đi lui lại thật sâu phía nam, có thể nói đây là tài sản quý nhất của Phủ lúc này.


"Khốn nạn …" Lăng Mướp thầm nghiến rằn nghiến lợi nhìn phía trước chiến tuyến quân địch.

Một hàng rào cọc tre được dựng lên, nhìn chỉ cao tầm 1m nhưng phía trước nó là một cái bãi bị đào nham nhở, có chỗ cả mét, có chỗ nửa mét..

Trời mưa nước đã bắt đầu lõng bõng trong đó không biết chỗ nào sâu, cạn

Nhìn phía sau còn có các bó cây tre, luồng tươi kì lạ không hiểu là thứ gì.

" Ẩn nấp đi…" Huỳnh dổi hét lên.

Chó Triệu nhìn trận địa chưa dám công lên nhưng dựa vào tên xa cung cứng nên từ xa xạ kích…

Phực phực. Phực..

Trong mưa dây cung gân thú dão ra sức bật yếu hẳn tiếng kêu cũng không tốt.

Một đám binh Hoài Hoan lố nhố ngồi phía sau hàng rào tre cao 1m đó tay giơ lên khiên tre để tre đầu. Họ không có thời gian bện khiên mây cho nên theo ý thưởng của Phủ, tất cả phải đan khiên Tre vuông sau đó luộc dây tre quấn lung tung phía trước vòng quanh gia cố lại. Ít nhất vẫn có chút tác dụng nếu so với không có khiên…

Phập … phậm …phậm..

Tên trong mưa yếu lắm, không có xiên qua khiên tre được, thậm chí có ít còn bắn không tới.

Đến lúc này Lăng Mướp mới hiểu chết tiệt mấy cây tre bụi kia để làm gì.

Số là chặt tre làm luỹ luôn thừa ra ngọn, vốn bỏ đi nhưng Phủ dặn đi dặn lại… trồng xuống 7-8 ngọn tre đầy cành lại mộc chỗ. Lúc đánh nhau một phần núp sau hàng rào một phần núp sau bụi ngọn tre. Đây là kinh nghiệm lão binh doanh Lê Hoàn có nhắc nhở qua cong cụng của tre nứa Đại Việt..

Phủ nhớ lắm.

Kết quả đáng kinh ngạc, không một mũi tên nào có thể xuyên qua bụi ngọn tre đả thương người núp sau đó.

Lăng Mướp cắn răng hô lớn

" Cường công"