Chương 17: Tam ĐIệp(7) Người Trung Quốc nói tiếng Việt.

Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 17: Tam ĐIệp(7) Người Trung Quốc nói tiếng Việt.

Chương 17: Tam ĐIệp(7) Người Trung Quốc nói tiếng Việt.


"Thế giặc mạnh, bên trong còn có mâu thuẫn nhu vậy thật khó a?"

Đang trên đường hành quân lên Cúc Phương thì Huỳnh Dổi cưỡi ngựa song song với Phủ bông nhiên nói.

"Tôi cũng không có cách nào, vấn đề này chỉ có thể hai người đó tự xử lý thôi." Phủ ngao ngán trả lời

Việc An Dương Vương cùng tộc trưởng Cửu Chân bằng mặt không bằng lòng diễn ra đến gần tháng rồi. Số là tàn quân của Thục Phán từ Cổ Loa chạy về Cửu Chân rất đông đến hơn 4000 nên vua đề nghị Triệu Trúc tăng thêm quân lương hỗ trợ, nhưng lão lại lấy lý do lương không đủ trong khi các chiến binh Cửu Chân thổi cơm còn lính Cổ Loa ăn cháo cùng tổ chức đi săn bổ xung.

Đến khi 3 lộ phía nam tụ hợp góp gạo nuôi quân đồng thời gây sức ép một chút thì tình hình mới được cải thiện nhưng quân lương vẫn phải hết sức tiết kiệm.

Nhưng việc cũ chưa nguội thì sự kiện tộc trưởng Cửu Đức - Phan Cửu Lu tử trận, nhánh quân hơn ngàn người tộc này bị An Dương Vương nhanh tay hơn thu mất do lão thuyết phục sớm với Phan Cửu Vại con trưởng của lão Lu phần lương thực của Cửu Đức vua cũng gộp chung luôn.

Đồng thời Thục Phán cũng dàn xếp việc hợp quân Hoài Hoan vào nhánh quân của Bạch Công Phủ. Mà Huỳnh Dỗi là huynh đệ sống chết của Thục Phán, ai cũng nhìn ra vị Vương Âu Lạc này đang dây dựng lại thế lực của mình ngay trong lòng Cửu Chân

Điêu này khiến Triệu Trúc không dễ chịu gì, vì đáng lẽ lão là chủ nhà phải được hưởng những lợi lộc đó, nếu không phải được chia phân nửa mới đúng.

Sự việc đỉnh điểm khi Thục Phán xử kiện vụ thu mua đồng nát sắt vụt của Phủ cùng Huỳnh Dổi, Phủ nhớ hôm ấy Triệu Trúc mặt đỏ hằm hằm tức giận sau phán quyết.

"Cũng không trách Trúc Lạc Hầu được, vua đang là khách mà lấn chủ nhà quá." Công Phủ cảm khái.

"Nhưng như thế ảnh hưởng không tốt đến việc quân, đánh trận mà các bên không đồng lòng dễ sinh biến." Huỳnh Dổi vấn tỏ ra lo lắng.

"Không có cách khác, Dương Vương dĩ nhiên muốn gây đựng lại bộ đội của mình, chỉ có vậy thì Dương Vương mới có thể lãnh đạo tuyệt đối, mâu thuẫn này tránh không khỏi." Phủ trầm ngâm

"Thục Phán huynh cũng có cái khó…." Dổi đang định nói thêm cho An Dương Vương thì bị Chắm cưỡi ngựa phía sau phi lên bên phải Phủ cắt ngang.

"Bố vợ à, anh Phủ ảnh nói đúng đấy, như việc Việt Thường – Hoài Hoan vừa rồi ảnh không làm hạ nhiệt khéo giờ chúng ta vẫn đang tranh chấp."

*Bốp* "Á giồi ôi, sao đánh em."

"Thằng ranh này biết gì mà nói leo hả?" Phủ quát, Chắm xoa đầu cười hì hì.

"Haizzz, thôi mày gõ đầu nữa là nó ngu đi đấy, à không đánh bằng tay thôi đừng dùng cán mác. Mà nó nói có sai đâu, hi vọng không có chuyện gì xấu, chứ thế này người Âu Lạc biết đi về đâu." Lão Dổi thở dài.

"Cháu cũng hi vọng là thế." Phủ ngập ngừng chỉ nói nửa vời rồi thôi.

Hắn định bảo lão cho người về Hoài Hoan di dân đi là vừa nhưng nghĩ đi nghĩ lại không hợp lý. Cứ cho là Huỳnh Dổi không chửi hắn sợ hãi các thứ thì dân Hoài Hoan di đến đâu? Đất Việt Thương nuôi không nổi thêm mấy vạn người được, bản thân tộc hắn còn đói quanh năm kìa.

Hơn nữa Hoài Hoan mất thì Việt Thường còn giữ được?

Đang miên man suy nghĩ bỗng phía trước có một chiến binh tay cầm rìu cởi trần đống khổ trước ngực có mỗi tấm hộ tâm đồng, cả người anh ta bôi đầy bùn đất chạy vội đến thở hồng hộc không ra hơi.

"Báo…báo…phía trước 15 dặm có Triệu tặc, quân số không rõ."

Bạch Công Phủ cùng Huỳnh Dổi bốn mắt nhìn nhau, bọn họ mới đến địa phận ngã ba sông Bưởi mà địch đã gần đi ra khỏi hẻm Cúc Phương rồi.

*Huỳnhhhhhh!* Tiếng sấm ngang trời.

Phủ đưa tay ra hứng hạt nước rơi, miệng vô thức lẩm bẩm.

"Mưa rồi!"


"Mẹ kiếp cái đất man di này, đến thời tiết cũng chống lại ta. Mấy thằng hậu quân tiến nhanh nên!" Nhâm Sò mặc áo tơi cưỡi trên lưng ngựa đốc thúc quân sĩ.

Hắn theo lệnh Triệu Xuân dẫn theo 4000 quân được chỉ đường bởi đám người Âu lạc chấp nhận làm chó săn cho Triệu.

Nhánh kỳ binh này có đến nửa là tinh nhuệ Nhâm gia quân nhà hắn, số còn lại cũng là thân quân của Xuân cho mượn. Đây là 5 thành số tinh nhuệ nhất mà Xuân có thể mang ra rồi. Hiện chiến đấu ngang nhóm này ở Triệu doanh chỉ còn 1000 thân binh của Xuân và 3000 Lục gia quân mà thôi.

4 ngàn lính lão Tần quân này rất tinh nhuệ lực chiến rất tốt nhưng đấy chỉ là trên đồng bằng đánh nhau, lần này họ là kỳ binh phải vượt núi băng rừng dọc theo sông Bưởi mà đi.

Mà như đã nói, đất Âu Lạc này có thiếu rắn rết côn trùng độc? Để vượt qua đoạn rừng Cúc Phương nhóm này phải bỏ ra gần 200 mạng vì độc vật rồi. Nhưng vẫn may là mấy ngày trời không có mưa nếu không còn vất vả nữa.

Nhưng cái may ấy hôm nay hết rồi, cơn mưa rào đến bất chợt không báo trước, nước như thác đổ xuống. Dòng sông Bưởi tiếng trước còn hiền hòa chỉ vài con cá sấu nay trắng xóa bọt sóng nước siết.

Sò được đám chó săn cảnh báo vùng này mưa lớn có thể sảy ra lũ quét sạt nở đất. Hắn nghe xong cũng tái mặt mà vội thúc dục toàn quân chạy nhanh qua cái khu rừng chết tiệt này.

"Nhanh chân chúng mày lên!" Hắn phát cáu khi thấy một nhóm lính đang chậm chạp.

Khổ, ông cưỡi ngựa mặc áo tơi dày thì kinh rồi, bọn này cái áo tơi thì mỏng dính đất thì toàn bùn vừa lạnh vừa ướt vừa mệt.

Mà kể ra thằng này cưỡi ngựa cũng tài, nhóm kỵ binh xuống ngựa dắt bộ hết rồi, mặt đất trơn trượt lắm rồi.

"Báo!!!!!!!!" Bỗng có một tên chó săn cởi trần đóng khố chạy đên.

"Cái gì?" Nhâm Sò gắt gỏng.

"Phía trước có địch nhân đứng chặn!"

"Hả? Mẹ kiếp là bộ nào?" Nhâm Sò trố mắt, xem ra bên Âu Lạc cũng có người đoán ra kế hoạch, không ngạc nhiên lắm, đây là đất của người Cửu Chân họ không rõ đường thì ai rõ.

"Dạ, là cờ hai bộ Việt Thường cùng Hoài Hoan ạ." Tên chó săn trả lời.

Nghe đến đây Nhâm Sò bừng bừng tức giận, hai mắt đỏ ngàu đầy sát khí.

"Kẻ tập kích em trai ngươi họ Bạch Công, tên Phủ, là chủ của Việt Thường một bộ lạc không quá nhỏ ở cực nam của Âu Lạc." Nời nói của Triệu Xuân vang vẳng bên tai hắn.

"BẠCH CÔNG PHỦ TAO PHẢI GIẾT MÀY!" Nhâm Sò gào lớn.

Lại nói có một điều tưởng chừng như vô lý ở đây, Nhâm Sò nói chuyện trực tiếp với tên chó săn không cần phiên dịch. Sò hắn biết tiếng Việt? Hoặc…người Trung Quốc thời xưa nói tiếng Việt?

Thật ra muốn hiểu tại sao thời điểm này các dân tộc phía Nam thậm chí cả Bách Việt cùng người được gọi là nhóm Hoa Hạ vẫn có thể tương đối nói chuyn được với nhau thì cần phải quay về quá khứ rất lâu trước kia.

Lúc này phải dùng Việt Cổ, Hán cổ để hình dung các phương dân tộc.

Thời hiện đại có nhiều nhận thức chủ quan sai lầm, Ví như có một tên nào đó (không tiện nhắc tên) có bài "Di sản Hán Việt"*. Sau khi nhận định: quãng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt, ông cho rằng "nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị một ngôn ngữ khác lấn át và tình trạng lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa." Kết thúc bài viết, ông đề nghị Nhà nước có biện pháp hạn chế việc dùng từ Hán Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. "?

Mẹ nó cái này là phát biểu bố náo, chỉ mấy thằng tiểu phấn hồng mới đi vô tay khen hay.

Chúng ta đang bị ám thị từ mấy cái nghiên cứu tào lao của mấy thằng Pháp.

Thế giới này làm gì có Hán Việt. Những từ ngữ này phải để người Hán gọi là những từ Viêt- Hán mơi đúng. Vì những từ Hán _ Việt mà chúng ta nhầm tưởng người Việt mượn của người Hoa Hạ sự thật lại chính là người Hoa Hạ đang mượn của người Việt chúng ta.

Chuyện là nửa sau thế kỷ XIX, ngay khi chưa đặt xong ách đô hộ trên toàn cõi Vệt Nam, những học giả người Pháp đã có mặt để nghiên cứu thiên nhiên, con người, văn hóa, xã hội xứ Annam. Từ kết quả nghiên cứu, năm 1898, nhà nước bảo hộ Pháp cho thành lập Viện Viễn Đông Bác Cổ tại Hà Nội. Đứng đầu lĩnh vực khoa học nhân văn là những nhà Hán học như E. Aymonier, L. Maspéro… Là học giả phương Tây, họ mang quan niệm Âu trung: châu Âu là trung tâm của văn minh nhân loại. Là nhà Hán học, họ theo thuyết Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của châu Á. Họ cũng chịu ảnh hưởng của tri thức sai lầm đương thời cho rằng, con người từ Tây Tạng xâm nhập Trung Quốc rồi sau đó xuống Việt Nam và Đông Nam Á nên ánh sáng văn minh cũng từ Trung Hoa lan tỏa tới phương Nam. Khi nghiên cứu tiếng nói của người Việt Nam, họ có trong tay những bộ từ điển Trung Hoa đồ sộ như Từ Hải, Tứ khố toàn thư, Khang Hy… Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có Từ điển Việt-Bồ-La của Alexander de Rhodes cùng Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, hai cuốn sách nhỏ, tập hợp từ ngữ Việt chữ Latinh mới có khoảng 300 tuổi. Bằng thao tác đơn giản là thống kê, so sánh những từ được cho là gốc Hán có trong tiếng Việt, họ vội vàng nhận định và la hét: "Tiếng Việt mượn khoảng 75% từ Hán ngữ!"

Điều khủng khiếp nhất là, vào thập niên 1920, các học giả tiên phong người Việt như Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố… tiếp nhận tri thức sai lầm đó, dạy cho con dân Việt. Ý tưởng tiếng Việt vay mượn tiếng Hán như cỏ dại lan rộng trên cánh đồng tư tưởng, thấm tới toàn bộ người có học Việt Nam hiện nay! Gần suốt thế kỷ, học giả Việt không một lời cãi lại.

Nhưng liệu đấy phải sự thật?

Không hề nhé.

Vào cuối thê kỷ 19, H. Frey, một đại tá người Pháp, từng công tác ở Tây Phi sau đó có mặt ở Việt Nam, đã xuất bản cuốn Tiếng Annam, mẹ của các ngữ (L’Annamite, mère des langues): Tiếng Annam, xuất xứ của các ngôn ngữ: Cộng đồng các chủng tộc Xentơ, Xémit, Xuđăng và Đông Dương. Bằng kinh nghiệm ở Châu lục đen, nhà ngữ học chân thực này cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng các sắc dân châu Phi và là nguồn cội của mọi ngôn ngữ phương Đông. Tiếp đó ông còn cho ra hai cuốn khác khẳng định quan điểm của mình. Tuy nhiên, các viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ đã bác bỏ vì điều này đi ngược lại với nhận định của giới lão làng.

Przilusky nhà ngôn ngữ học Ba Lan với viện sĩ Maspéro sau đó tiếp tục theo luận điểm của H. Frey mà chứng minh các bằng chứng dẫn chứng nhưng đều bị số đông các tay viện sĩ của Viễn Đông Bác Cổ không thèm nhìn ngó một cách cẩn thận mà gạt phăng đi.

Viện Viễn Đông Bác Cổ giáng đòn hủy diệt không chỉ vào văn hóa mà cả vào tương lai dân tộc Việt Nam! Do ngón đòn ác hiểm này mà sau đó, khi phân loại ngôn ngữ phương Đông, đề xuất một họ ngôn ngữ Annam bị bãi bỏ do "không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài!" Thay vào đó là họ ngôn ngữ mang cái tên không tiêu biểu: ngôn ngữ Mon-Khmer. Mon-Khmer? Các ông đi các dân tộc Mon-Khmer nhìn xem chúng tôi ngôn ngữ có mấy phần giống họ? Mẹ kiếp.

Kết quả là cho đến nay, trong sách giao khoa ngôn ngữ của nhiều đại học hàng đầu thế giới vẫn viết "Tiếng Việt vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Hoa (!)" Dù sao thì cũng được an ủi phần nào vì 60% ít hơn con số chúng ta tự nhận (70% cho nên các bác thôi tự nhận Vn vay mượn 70% đi nhé, chúng ta không vay mượn ai cả).

Nhưng một câu hỏi đặt ra có thật tiếng Việt vay mượn không? một dân tộc vay mượn đến bằng nấy tiếng nước ngoài đến 70 % không thể là dân tộc trưởng thành, chắc chắn đã bị đồng hóa sau nghìn năm nô lệ!

Thời hiện đại những công trình khảo cổ đột phá, Phát hiện lại Việt Nhân ca, Phục nguyên Duy giáp lệnh của Việt vương Câu Tiễn, Đi tìm nguồn gốc chữ Nôm… trong đó dẫn ra hàng nghìn bằng chứng không thể phản bác cho thấy, tiếng nói nguyên thủy của người Trung Hoa là tiếng Việt. "Tất cả các chữ tượng hình được làm ra là để ký âm tiếng Việt. Vì vậy, mọi chữ vuông chỉ khi đọc và giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác!" Một sự ủng hộ vô giá!. Lại thêm nữa cũng trong thiên niên kỷ mới. Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát hiện chữ Việt cổ khắc trên xẻng đá, giống với chữ Giáp cốt! Từ những nguồn tư liệu phong phú và vững chắc, chúng tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết: Chữ Việt là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa.

40.000 năm trước, người Việt cổ đã từ vùng Đại Việt lúc này đi lên khai phá Hoa lục, đã xây dựng ở đây nền văn hóa nông nghiệp rực rỡ. Khoảng 7000 năm trước, tại miền Trung Hoàng Hà, người Việt cổ hòa huyết với người Mông Cổ du mục ở bờ Bắc, sinh ra chủng người Việt mới mang mã di truyền Mongoloid phương Nam phương Nam tăng nhân số, trở thành chủ thể dân cư lưu vực Hoàng Hà. Bách Việt từ đó sinh ra.

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu, vượt Hoàng Hà vào chiếm đất Việt, dựng vương triều Hoàng Đế. Trong vương quốc Hoàng Đế, người Mông Cổ hòa huyết với người Việt, sinh ra người Hoa Hạ. Người Hoa Hạ bú sữa mẹ Việt, học tiếng nói Việt. Do ngôn ngữ Mông Cổ nghèo nên tiếng Việt thành chủ thể của tiếng nói vương triều. Cùng với thời gian, người Hoa Hạ thay cha ông Mông Cổ lãnh đạo xã hội, đã áp đặt dân chúng nói theo cách nói Mông Cổ (Mongol parlance: tính từ đứng trước danh từ, hay như ta vẫn gọi là cách nói ngược.) Trên thực tế, ngôn ngữ của dân cư vương triều Hoàng Đế là tiếng Việt được nói theo văn phạm Mông Cổ.

Sau này, nhà Tần, nhà Hán mở rộng lãnh thổ, ngôn ngữ tại các vùng bị kiêm tính cũng chuyển hóa theo cách tương tự. Do người Việt sống trên địa bàn rộng với thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, nên ngôn ngữ bị phân ly thành nhiều phương ngữ. Trong đó, tiếng nói vùng Quảng Đông (Việt Đông), Phúc Kiến (Mân Việt) là chuẩn mực nên được gọi là Nhã ngữ với ý nghĩa ngôn ngữ thanh nhã. Đời nhà Chu, rồi nhà Hán, triều đình khuyến khích nói theo Nhã ngữ. (ha ha ha, người hán coi tiếng Việt là Nhã Ngữ, nho nhã ngữ để học vật mà sau này con cháu Việt lại tự nhận định mình vay mượn của Hán 70% từ vựng.. buồn lắm thay).

Khi vua Bàn Canh chiếm đất Hà Nam, lập nhà Ân (1384 TCN), mới biết chữ Giáp cốt của người Dương Việt. Với nhà nước được tổ chức tốt, Bàn Canh đã tiếp thu và cải tiến chữ của người Việt để ghi việc bói toán, cúng tế cùng địa lý, lịch sử. Trong triều đình nhà Ân, những "họa sư"- người vẽ chữ, "bốc sư"- thày bói, người Việt, được "lưu dụng" làm công việc này. Thay nhà Thương, nhà Chu chuyển sang viết chữ trên thẻ tre, trên lụa, cũng sử dụng nhiều ông thầy người Việt. Nhà Tần vốn là bộ lạc người Việt, khi dựng nước đã thể chế chữ Giáp cốt thành chữ Triện tồn tại tới nay. Như vây, có thể nói, không chỉ sáng tạo ra chữ Giáp cốt mà người Việt còn tích cực góp phần cải tiến, hoàn thiện chữ viết. Do đó quá trình đơn âm hóa tiếng nói được đẩy mạnh.

Sau đời Hán, Trung nguyên loạn lạc, nhiều triệu người thiểu số phía Tây thâm nhập, khiến cho tiếng nói bị pha tạp, theo hướng tăng cường giọng điệu du mục. Tiếng nói của cư dân trong vương triều thay đổi, dẫn tới việc người trong nước không hiểu được nhau. Để khắc phục, các vương triều dùng tiếng nói của kinh đô làm chuẩn mực giao tiếp của triều đình: quan thoại ra đời. Nhà Đường lấy tiếng nói của kinh đô Tràng An làm tiếng nói chính thức, được gọi là Đường âm. Đường âm là tiếng Việt được người Tràng An nói thời nhà Đường. Đấy là bộ phận tinh hoa của tiếng Việt được ký tự bằng chữ vuông.

Đường âm được mang sang dạy và giao dịch ở Giao chỉ thật mỉa mai thay, đi lòng và lòng vòng, tiếng Việt được pha tạp linh tinh lại thành tiếng Chẩn sau đó kẻ chiến thắng lại đem nó áp đặt cho người Việt ở Đồng Bằng Sông Hồng. Cũng phải chịu đựng thôi vì chúng ta là bên thua trận, bị đô hộ ngàn nhăm. Văn hoá, sách vở bị thiêu trụi, chữ bị cấm đoán. Đơn giản vì người Hán muốn che dấu sự thật nguồn gốc của họ mà thôi.

Khi giành được quyền tự chủ, nước ta thoát ách đô hộ của phương Bắc về chính trị, kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, văn tự tượng hình vẫn là chữ viết chính thống và Đường âm được duy trì dưới tên gọi là chữ Nho, chữ Thánh hiền. Trong khi đó, quan thoại của Trung Hoa biến cải theo sự thay đổi của vương triều và kinh đô.

Một câu hỏi: khi sang Âu Lạc, người của Triệu Đà rồi quan quân nhà Hán nói tiếng gi? Sử ký viết, "Đà giết Trưởng Lại người Tần rồi đưa người của mình lên thay." Triệu là một tiểu quốc của người Việt, nên Triệu Đà và tâm phúc của ông là người Việt. Xuống Giang Nam, người của ông gặp tiếng Việt Quảng Đông, Mân Việt, thứ tiếng Việt thanh nhã chuẩn mực. Thời Hán cũng tương tự, vì ngoài một số không nhiều quan cao cấp người phương Bắc thì tới nước ta phần lớn là người Giang Nam. Họ là người Việt, cho dù có nói ngược theo cách nói Hoa Hạ thì vẫn là tiếng Việt. Vì lẽ đó, rất có thể hai bên gần như hiểu được nhau. Vì vậy, việc học chữ Nho khá dễ dàng.

Về sau, qua mỗi thời đại, tiếng của quan quân phương Bắc lại khác đi. Đến thời Đường, tiếng nói của kinh đô Tràng An được dùng làm quan thoại. Thực chất, đó là tiếng Việt ở kinh đô Tràng An thời nhà Đường.

Sau thời Đường, nước ta độc lập, chữ Nho trở thành quốc ngữ. Theo dòng thời cuộc, tiếng nói của người Trung Hoa thay đổi, ngày càng xa gốc Việt. Chẳng những người Việt không hiểu tiếng người phương Bắc mà người Trung Quốc cũng không còn nói được Đường âm. Di sản vô giá thơ Đường chỉ còn người Việt Nam thưởng thức trong âm điệu tuyệt vời.

Tiếng Việt không những không vay mượn mà trái lại, còn là gốc gác, là mẹ đẻ của ngôn ngữ Trung Hoa. Cái mà nay người ta quen gọi là "từ Hán Việt" là sự lầm lẫn lớn bởi chưa hiểu cội nguồn sinh học cũng như văn hóa dân tộc, trong đó có quá trình hình thành tiếng nói và chữ viết.

(Mấy cái trên mình lấy từ bên khác và đã được chính chủ cho phép)

Nếu Hiên Viên mà thua trận Trác Lộc thì có cái máu đám du mục ‘người Hán’ xuống được cái đất đồng bằng sông Hoàng Hà và hành động ăn cắp chữ nghĩa tiếng nói rồi đóng dấu chủ quyền này đã không sảy ra.

Mà nói đến trận Trác Lộc hay trận Phàn Tuyên.

Trước trận này tổ tiên người Hán vẫn chỉ là các bộ lạc du mục sinh sống ở địa phận Mông Cổ ngày nay trong khi ở phía Nam người Việt đã biết trồng chọt chăn nuôi hình thành lên một nền văn minh nông nghiệp phát triển rồi.

Mấy ông du mục với người đứng đầu là Hiên Viên sống ở cái đất đói rét khô cằn nhìn thấy thế thì phải làm gì nào? Tất nhiên là tổ chức đi cướp chứ còn gì nữa.

Một trận chiến lớn xảy ra ở Phản Tuyền. Sử sách không cho biết Phản Tuyền ở đâu. Nhưng nếu như Phản Tuyền và Trác Lộc là một thì đó không thể là trận chiến trong nội địa, xẩy ra trong cùng một bộ lạc mà chỉ có thể là cuộc chiến chống lại sự xâm nhập của đội quân vượt sông từ phía bắc xuống. Trận này Đế Du Võng thắng. Ta nhớ lại truyền thuyết: "Hoàng Đế đánh chín trận thì chín lần không thắng." Đế Du Võng cai trị vùng đất rộng lớn phì nhiêu, giàu nhân tài vật lực. Bên ông có Si Vưu là chỉ huy tài ba, là chiến binh dũng mãnh. Một sức mạnh khác của thủ lĩnh là thần quyền trong tay khiến ông thành vị lãnh tụ bán thần. Sau chiến thắng Phản Tuyền, uy tín của ông càng cao. Thất bại ở Phản Tuyền không chấm dứt mưu đồ xâm lăng của Hiên Viên cùng phe đảng mà chỉ tăng thêm quyết tâm xâm lược. Trước khó khăn kinh tế như khô hạn, giá lạnh… Trước sức ép của những bộ lạc thù địch phía Bắc, việc chiếm vùng đất phía Nam giầu có là yêu cầu sinh tử. Hiên Viên cùng tập đoàn của mình chuẩn bị cuộc chiến tranh mới.

Điều không tránh được đã đến. Có lẽ vào mùa Đông năm 2698 TCN, Hiên Viên tập trung toàn bộ sức mạnh tấn công vào Trác Lộc. Trận chiến sống mái diễn ra. Không chống cự nổi những đoàn ngựa chiến, liên quân của Hùng Vương và Đế Du Võng thất bại. Đế Du Võng và Si Vưu tử trận. Hiên Viên dẫn quân Mông Cổ chiếm một phần đồng bằng Trong Nguồn. Dù thất bại nhưng người Việt vẫn tiếp tục chiến đấu. Những huy hiệu hình Si Vưu được đưa ra như biểu trưng của thần lực và lòng can đảm. Cuộc chiến du kích của người Việt tiêu hao không ít lực lượng Mông Cổ. Thêm nữa, do lũ lụt của sông Hoàng Hà đe dọa nên Hiên Viên hành quân về phía Tây, tới cao nguyên Hoàng Thổ, lập vương triều, xưng là Hoàng Đế với nghĩa ông vua của vùng Hoàng Thổ.

Dù Si Vưu đã chết nhưng triều đình Hoàng Đế luôn đối mặt với cuộc chiến mà biểu tượng là ông, như một lãnh tụ dũng mãnh lại như một thần chiến tranh tàn bạo. Điều này trở nên nỗi ám ảnh gây cho Hoàng Đế tâm lý tức giận. Do vậy, đặt cho ông một cái tên rất xấu Si Vưu với nghĩa kẻ ngu ngốc, tối tăm, ương gàn. Từ đó, Si Vưu trở nên phổ biến trên toàn đất Trung Hoa.

À vâng các bạn thấy ở trên có nhắc đến ‘Không chống cự nổi những đoàn NGỰA CHIẾN, liên quân của Hùng Vương và Đế Du Võng thất bại.’ không ạ?

Điều đó cho thấy kỵ binh đã suất hiện từ rất lâu và là một phần chủ lực trong chiến tranh, thế mà có tên lại dám bảo: ‘không có yên-cương-bàn đạp-móng ngựa sắt cái thời trước công nguyên đến 2-3 trăm năm này là ko có chuyện dùng lượng lớn kỵ binh xông thẳng vào đội hình bộ binh trừ khi bọn nó quay lưng bỏ chạy.’

Vãi xoài ngựa nó lao vào bộ binh sát thương chủ yếu đến từ lực húc sinh ra từ vận tốc 40-60 km/h cùng đống thịt 400kg của bản thân con ngựa đấy. Có yên-cương-bàn đạp-móng ngựa sắt chỉ giúp người cưỡi không bị văng ra trong quá trình húc đó và dễ điều khiển hơn thôi ạ.

Không có yên-cương-bàn đạp-móng ngựa sắt mà kỵ binh phế thì chắc Tần Triệu Yên nó còng lưng xây trường thành cho đẹp? Cứ thế Hung Nô nó đến đánh thì các ông không cần lo rồi. đứng xếp hàng ăn cơm trưa uống nước nghỉ ngơi. Vì Hung Nô gần như full kỵ không dám xung phong vào đám đông thì ta đứng nhìn nhau rồi về.

Lại có tên thiên tài thiên tai nào đó nói: ’ Dùng để điều tra hoặc quấy rối, chứ ko phải xông trực diện vào đội hình bộ binh mặt đối mặt.’

Sau đó hắn lại bồi thêm câu: ‘Thời tầm 200 năm TCN lúc này chơi trùng kỵ binh ghê nhất là Macedonia, nếu ngon cơm vậy Trận Gaugamela Alexander đem 40 ngàn kỵ binh ra aaaaa lên cái là đánh Darius tè ra quần khỏi chiến thuật cái mẹ gì cho mắc công mệt não, hoặc Darius lúc đó mang 12 ngàn đến 40 ngàn kỵ binh aaaaa lên cái liền không có cái gọi là Alexander the Great tồn tại.’

Wow, dùng hẳn 40.000 kỵ để quấy rối! Quân địch hẳn phải 5-6 triệu quân chứ nhể? Ôi thật là hết từ để miêu tả độ thông minh của hắn.

Và còn rất nhiều phát ngôn mang tính vượt tầm nhân loại nữa nhưng chúng ta để sau hẵn nói.







1. Nguyễn Tài Cẩn – Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1979
2. Hà Văn Thùy. Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn học, 2008.
3. Đỗ Ngọc Thành. Nhannamphi.com
4. Hà Văn Thùy. Chữ Việt chủ thể sáng tạo chữ viết Trung Hoa http://huc.edu.vn/chi-tiet/1868/Chu-Viet-la-chu-the-sang-tao-chu-viet-Trung-Hoa.html
5. Lịch sử hình thành chữ viết Trung Hoa http://khoahocnet.com/2013/11/11/ha-van-thuy-lich-su-hinh-thanh-chu-viet-trung-hoa/
6. Hậu Hán thư- Mã Viện truyện
7. Hà Văn Thùy – Nỗi bất an của lịch sử http://trannhuong.com/tin-tuc-15551/noi-bat-an-cua-lich-su.vhtm
8. https://nghiencuulichsu.com/2021/07/31/mot-gia-thuyet-ve-si-vuu/