Vị Đại Đế Đầu Tiên Rewrite

Chương 2: Latanolia

Latanolia là một vùng đất khốn khổ. Từng là một siêu lục địa hoành tráng, nhưng những cuộc chiến tranh kinh khủng trong Cuộc Thánh Chiến và Đại Chiến Chủng Tộc đã biến nó thành một vùng địa hình đa dạng va phức tạp:



- Bao quanh Latanolia là Biển Vô Tận, vùng biển chưa ai đi qua nổi- hoặc ít nhất thì đó là điều người ta nói. Đây cũng là thứ giúp xác nhận ranh giới của Latanolia, vì Biển Vô Tận là của Oceanos- Hải Tộc. Và ngoài nữa, thì nghe đồn là của những chủng tộc khủng khiếp hơn.

- Vùng đất mà con người chủ yếu sinh sống, là 4 Lục Địa lớn, nằm ở ngay 4 hướng Đông- Tây- Nam- Bắc. Và người ta gọi tên chúng bằng luôn hướng chúng án ngữ.

+ Lục Đia Đông- Chiến Địa, vùng đất trù phú và màu mỡ với những đồng bằng châu thổ rộng mênh mông được bồi tụ bởi những con sông lớn. Và trên dọc lưu vực những con sông này, những đế chế hùng mạnh đã thống trị. Nền kinh tế ở đây là kinh tế nông nghiệp, phụ thuộc mạnh vào sông ngòi và trị thủy, nên kinh tế thương mại tuy không quá phát triển ở chất lượng, song được bù lại bằng số lượng. Lục Địa Đông giàu khoáng sản, nhiều đất đai phì nhiêu và đông dân nhất trong 4 Lục Địa, cho phép những nền văn hóa, kĩ thuật thủ công phát triển tới mức khó tin, những sản phẩm được làm ra không chỉ hữu dụng, bền mà còn rất có tính thẩm mĩ. Nhưng trên tất cả, chiến tranh mới là thức ăn hàng ngày ở nơi đây, hàng trăm cuộc chiến lớn nhỏ diễn ra mỗi năm, để giành đất đai, nhân khẩu, tiền bạc, mĩ nữ,… và với dân số đông, khả năng phục hồi nhanh, chiến tranh luôn diễn ra với tần suất ngày một tăng.

+ Lục Địa Nam- Vùng Hoang Địa khô cằn và bé nhỏ. Hoang mạc đầy cát và sỏi chiếm tới hơn 60% diện tích đất đai, những nơi còn lại là rừng và những vịnh biển ăn sâu. Nước ngọt quá ít để phục vụ sản xuất. Không khó hiểu khi nền văn minh không phát triển nhiều ở nơi đây, nơi mà việc gần nhất người ta có thể nhớ là bữa ăn trước, và xa nhất có thể nghĩ là bữa tiếp theo. Vào sâu trong các hoang mạc, những mỏ quặng thô lộ thiên được coi là nguồn cung cấp chính cho nền kinh tế ở đây. Dân cư nơi đây sống trong những bộ lạc với thành lũy bao quanh để tự bảo vệ, nền chính trị không khác người nguyên thủy là bao: tù trưởng và hội đồng bô lão là người lãnh đạo.

+ Lục Địa Tây- Vùng Tặc Địa, nơi có rừng nguyên sinh thăm thẳm đầy nguy hiểm, động thực vật nguy hiểm và quái thú. Chính vì không thể đi quá sâu vào rừng rậm, việc trồng trọt là khó khăn dù thời tiết hay đất đai là hạng tốt, kinh tế biển cực kì phát triển. Rừng rậm cung cấp gỗ tốt, con người gan dạ và việc không thể không ra biển mưu sinh đã biến nơi đây thành một vùng đất đẻ ra những thủy thủ tài ba, những con tàu vĩ đại và cả những vị thuyền trưởng khiến thế giới thán phục. Đi đôi với đó, nạn cướp biển cũng sản sinh ra, và hơn một nửa số thuyền trưởng đi ra từ Lục Địa Tây đã trở thành cướp biển.

+ Lục Địa Bắc- Vùng Thủ Địa ăn sâu ra Biển Vô Tận hơn so với những lục địa trước, nơi đây chịu sự xâm nhập từ những sinh vật kì dị nhiều tới nỗi, con người phải dựng lên những pháo đài hùng vĩ để tự vệ. Do đây là nơi diễn ra những trận đán cuối trong Đại Chiến Chủng Tộc, rất nhiều tàn dư các tộc phi nhân vẫn ở lại, buộc chiến quyền ở đây phải dựng lên Thành Hi Vọng hùng vĩ để tự vệ trước những kẻ không cùng chủng tộc. Tuy nhiên, vì họ sống khá gần nhau, nên Thủ Địa là vùng có nên văn hóa đa dạng, kĩ thuật phát triển khá nhanh do có sự trao đổi giữa các bên, và đặc biệt là sự thoải mái trong hôn nhân giữa người và các chủng khác.

- Năm vùng biển: Hãy mở google, tìm biển báo giao thông: Cấm Dừng Và Đỗ Xe, nếu 4 vùng màu xanh là các lục địa, hai gạch chéo tượng trưng cho 4 biển: Tây Bắc- Tây Nam- Đông Bắc- Đông Nam và ở nơi chúng giao thoa gọi là Nội Hải- Centre Sea (coi hình đi). Đây là con đường thông thương của loài người giữa các lục địa và Quần Đảo Trung Tâm. Biển lớn mênh mông không ai quản, lực lượng hải quân không có, hoặc có chỉ ở gần bờ, nên đây là thiên đường của hải tặc, buôn lậu, buôn nô lệ,…
+ Biển Đông Bắc- Biển Vàng là biển có độ giao thương nhộn nhịp nhất do 2 lục địa kẹp nó là Bắc và Đông đều là những vùng có nhiều nhu cầu về vũ khí, nô lệ, tài nguyên,…

+ Biển Đông Nam- Biển Bạc, lục địa Đông có thể cung cấp lương thực, lục địa Nam cần và sẵn sàng đổi lại bằng quặng thô. Ngoài ra, cướp biển cũng hay bắt những người dân ở lục địa Đông bán sang cho bọn chủ mỏ ở lục địa Nam làm nô lệ khai khoáng. Điều duy nhất khiến kinh tế nơi đây không bằng biển Đông Bắc, là các quốc gia ở lục địa Đông có hải quân để bảo vệ dân cư.

+ Biển Tây Nam- Biển Giặc, Đây là nơi ở của các ổ cướp biển, lũ cướp biển từ lục địa Tây dễ dàng coi đây là nơi ẩn thân, do hai lục địa kẹp hai bên đều là chỗ trú chân an toàn: lục địa Tây là quê nhà, lục địa Nam không có đủ quân sự để càn quét.

+ Biển Tây Bắc- Biển Tĩnh Lặng, giao thương giữa 2 lục địa Tây và Bắc không quá thuận lợi. Hơn thế nữa Hải Tộc có thể đột kích dễ dàng, khiến cho vùng biển này là nơi ít người lui tới để làm giao dịch.

+ Biển Trung Tâm- vùng biển kỳ bí với tất cả, bao quanh Quần Đảo Trung Tâm, là chỗ trú chân cho những kẻ mạnh- hoặc họ nghĩ mình đủ mạnh, trước khi tiến vào thế giới bí ẩn kia.

- Quần Đảo Trung Tâm: khác với những hòn đảo nằm rải rác trên biển hoạc gần các lục địa, Quần Đảo Trung Tâm thực chất là một lục địa lớn đã bị đánh nát ra trong Cuộc Thánh Chiến. Đây là nơi lưu giữ những tàn tích thuở ban sơ, là mỏ vàng với kẻ đủ mạnh và là mồ chôn kẻ yếu mà tham. Quần Đảo được che phủ một lớp sương dày dặc bao quanh- Vành Đai Tăm Tối, và những gì người ta kể về nó, thật sự chỉ nên coi là chuyện kể cho vui- vì những kẻ biết sẽ không bao giờ nói ra kho của làm gì.

- Thiên Không Chi Thành, tòa thành khổng lồ lơ lửng trên cao, một pháo đài bất khả xâm phạm, nơi lưu trữ những tinh hoa khoa học kĩ thuật một thời của thế giới cổ đại. Nơi đây được thống trị bởi các Astrol- những kẻ sử dụng những cỗ máy bằng kim loại nặng nề. Nguồn năng lượng để tòa thành sử dụng gọi là Nat Diamond, những viên đá có sức mạnh kinh khủng. Nhưng nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt, và những Astrol đang phải nghĩ tới việc tìm xuống thế giới mặt đất, khai thác thêm trước khi tòa thành rơi rụng.

- Đáy Biển: Trông Cuộc Thánh Chiến, một phần con người phải chạy trốn xuống dưới lòng biển, và rồi những con người đó đã có những thay đổi phù hợp với điều kiện sống dưới đáy biển. Họ gọi mình là Những Đứa Con Của Biển, và sống trong những hang ngầm, những ngọn núi lửa dưới đáy biển sâu, nơi tồn tại những cây thủy sinh cung cấp không khí để thở, những loài tảo phát quang cho ánh sáng. Con Của Biển thuần hóa lũ quái vật làm thú cưỡi, lấy cá làm thức ăn, mọc thêm mang để thở dưới nước song vẫn có chân để đi lại. Có cả thảy 7 thành phố lớn như thế dưới đáy biển: Novus, Hecart, Solum, Vultus, Misat, Kolum và Trull.


Lục Địa Bắc là nơi đầu tiên mà Hoàng Anh Kiệt sống, nên ta sẽ nói kĩ về nó hơn một chút cho các bạn hiểu:

Nếu chia Lục Địa Bắc thành 7 vùng cơ bản dựa theo những đặc trưng của thời tiết, khí hậu cũng như thổ nhưỡng đặc trưng thì 4/7 phần đất đai của Lục Địa Bắc là chỗ con người ở. 3 phần kia hoặc quá khó để sống, hoặc con người thất bại khi xâm chiếm, hoặc là con người quá bận để để ý tới nó.

Tận cùng phía bắc của lục địa là Bờ Biển Tang Tóc với Tháp Chuông Bồn Chồn, là đài truyền tin vô cùng quan trọng của loài người trước Hải Tộc. Bờ Biển Tang Tóc vừa là phòng tuyến vừa là nấm mồ chung của hàng trăm nghìn binh sĩ Nhân Tộc và Hải Tộc. Tháp Chuông Bồn Chồn là nơi đặt chiếc chuông Nguy Nan, thứ sẽ chỉ đánh lên khi Hải Tộc tấn công. Khi nó rung lên, bất chấp mọi thứ, những quân đoàn mạnh nhất của con người phải tiến về Bờ Biển Tang Tóc để đuổi Hải Tộc quay về với Biển Vô Tận. Lực lượng trực chiến ở đây là Hội Gác Chuông.

Sau lưng Bờ Biển Tang Tóc là Cao Nguyên Lạnh Lẽo Fazee và Núi Băng Kreem hùng vĩ. Nơi đây đang là khu vực đệm giữa loài người ở nội địa và Hải Tộc. Từ Biển Vô Tận, những luồng gió mang hơi nước bay lên vùng cao nguyên tạo nên những trận tuyết roi dày đặc. Cư dân chủ yếu ở đây là những loài mãnh thú, quái vật tuyết và những bộ lạc nhỏ bé của Tộc Lune. Lớp tuyết lớn trải dày tới hàng mét vào mỗi mùa gió thổi mạnh là thứ ngăn cản Hải Tộc biết bao năm trước khi. Hẻm Hẹp xuyên qua toàn bộ cao nguyên và vòng quan chân núi, là con đường hành quân tốt nhất để một đạo quân lớn đi qua, tuyết không thể rơi xuống vì những vách đá đã che chở cho con đường. Ngoài ra, những hang ngầm nhân tạo đủ lớn sẽ là chỗ dừng chân lý tưởng cho binh sĩ nghỉ ngơi giữa chừng. Bảo vệ Hẻm Hẹp và xua đuổi bọn du mục, quái vật tuyết,… là nhiệm vụ mà Gia Đình Công Tước Arendele- dũng mãnh và kiên cường, bấy lâu vẫn làm. Thành trì của họ nằm ở phần rìa tây nam của núi tuyết, khuất gió và ấm cúng để con người có thể sống được. Gia huy của nhà Arendele là con dê cụ đừng trên đỉnh núi- đều màu đen, trên nền cờ trắng như tuyết.

Tiến tiếp về phía nam, khi những con sông băng chảy ra từ cao nguyên lạnh giá dần được làm ấm bởi ánh mặt trời, đem theo phù sa và trầm tích, bồi đắp lên vùng Châu Thổ Tririo, vựa lương thực lớn nhất nhì Lục Địa Bắc. Đây là một trong những trọng điểm đóng quân của con người. Nơi đây không có thành trì to lớn hay các pháo đài uy nghiêm, vì đất ở đây rất tơi xốp. Chính vì thế họ đã xây những thị trấn ở những khúc sông to, hoặc đào hào nước xung quanh rồi dẫn nước sông vào để tạo nên thành lũy bảo vệ mình. Bảo vệ những cánh đồng khỏi bọn du mục Lune đi lạc mà nhà Arendele đôi khi lỡ quên, hoặc là bọn Komodore (người thằn lằn) sống ở những khu đầm lầy phía tây, là Gia Đình Công Tước Naveen, những kẻ trung thực trong việc đong từng cân lương thực hay đếm từng cái đầu của bọn Komodore. Gia huy của nhà Naveen là con cóc độc đứng trên ba dòng sông.

Thành Hi Vọng- tòa cựu đô thành, pháo đài đầu tiên mà con người dựng lên để tự vệ. Nơi đây bị bỏ rơi kể từ khi loài người dần tiến được xuống những cánh rừng phía nam. Với con người ở Lục Địa Bắc bây giờ, Thành Hi Vọng dần chỉ còn là một chứng nhân cho lịch sử bi hùng mà những bậc tiền nhân đã trải qua. Dù không còn là trung tâm kinh tế- chính trị và văn hóa, song hai điều thiêng liêng và quan trọng nhất của Thủ Địa vẫn ở lại: Tháp Tri Thức- nơi lưu trữ và truyền bá kiến thức cho toàn thể loài người và Học Viện Chiến Tranh- nơi đào tạo những chiến binh xuất sắc nhất của loài người. Trong coi thành Hi Vọng là Gia Đình Công Tước Auroran, những người không quá coi trọng quyền lực, thích sống trong văn thơ và kệ mẹ đời nếu nó không đụng vào mạng của họ. Gia huy nhà Auroran là bông hoa hồng với những cái gai nhọn hoắt.

Kinh Đô Ánh Sáng- thủ đô mới, trung tăm văn hóa- kinh tế- chính trị- quân sự mới của loài người. 100 năm trước, sau lửa, con người tìm thấy một thứ khác có thể soi sáng trong đêm tối- Đá Phát Sáng. Những viên đã nằm sâu trong những hang động, và những kẻ đào ra chúng đủ thông thái để hiểu được công dụng của nó. Một tòa lâu đài được xây ngay trên mỏ đá, để tiện khai thác, lưu trữ vào bảo quản. nhưng rồi càng khai thác, họ càng nhận ra mức độ khổng lồ của mỏ đá. Và thế là, lần lượt những trại lính, những chòi canh, những bức tường được dựng lên bởi Gia Tộc Flynn- những tên thợ giỏi nhất trong ba lĩnh vực: khai khoáng- rèn- xây dựng. Nhờ Đá Ánh Sáng- thứ cho những nguồn sáng rực rỡ như mặt trời, lạnh như ánh trăng rằm và ổn định hơn lửa đỏ, con người nhìn xuyên màn đêm, tự bảo vệ mình trước những con quái thú trước vẫn lẩn khuất và ẩn náu đâu đó. Nhờ đá ánh sáng, con người có thể tiến sâu vào những hầm mỏ để làm việc, khai thác ra nhiều quặng hơn cả người lùn. Nhờ Đá Ánh Sáng, một ngọn hải đăng được dựng lên, biến bờ biển nằm bên cạnh trở nên thu hút tàu bè tới buôn bán. Và Gia Tộc Flynn, những kẻ khôn ngoan biết bảo vệ cải mỏ đó, nhanh chóng trở nên giàu có, hùng mạnh, và cuối cùng thì trở thành kẻ lãnh đạo toàn thể loài người. Tuy nhiên, sự phát triển một cách ồ ạt, mà nếu gọi theo ngôn ngữ của các nhà quy hoạch: Đô Thị Hóa Tự Phát, Không Quy Hoạch, đã khiến người ta phải nhớ tới câu nói: Ánh sáng càng rực rỡ thì cái bóng sẽ càng đen.

Thảo Nguyên Trung Tâm Pocohon nằm ở phía tây so với Thành Hi Vọng, nằm gần như chính giữa Lục Địa Bắc, và đây là một bãi chăn thả gia súc lớn nhất, vì cỏ cực tốt và nhiều. Không như ở 4 chỗ bên trên, đây là nơi mà loài người phải biết chấp nhận sống chung với các tộc khác: tộc Beast- những kẻ nữa người nửa thú, khỏe hơn con người, cục súc hơn con người và thông minh như con người. Thứ duy nhất họ kém loài người là dân số. Loài người từng suýt chiếm được toàn bộ vùng đất này bằng chiến thuật lấy thịt đè người. Tiếc thay, Tộc Beast đã khôn ngoan và cố gắng liên minh với nhiều tộc hơn: Tộc Elf của Rừng Hiểm Họa, Tộc Dwarf, Tộc Hyperion và Tộc Giant của Rặng Núi Đen, đã đánh bật quân đội loài người ra khỏi nơi đây. Sau nhiều năm, hai bên hòa hoãn và thiết lập những khu chợ để tiện buôn bán trao đổi.

Rừng Hiểm Họa và Rặng Núi Đen- hai khu vực mà con người hầu như không đặt chân tới, trừ những tên Mạo Hiểm Giả.

Cái tên Rừng Hiểm Họa ra đời, vì ngụ trong khu rừng này là bọn Monster, những con quái vật kinh khủng tởm luôn lăm le nuốt chủng bất kì sinh vật sống nào chúng gặp. Đối nghịch với chúng là Tộc Elf thanh tao và lịch lãm với tài thiện xa và kĩ năng Ma- Pháp thuật điêu luyện. Rất khó để thống kê về các chủng loại của bọn quái vật, nhưng với Tộc Elf thì dễ hơn; có 3 chủng Elf chính là High Elf sống ở những rặng núi cao và tôn thờ những vì tinh tú; River Elf sống cạnh những dòng sông lớn, chuyên điều khiển nguyên tố tự nhiên và cuối cùng là Dark Elf- những kẻ đã bị nguyền rủa khi bắt đầu tôn thờ bóng tối, cái chết.

Rặng Núi Đen- vốn là một ngọn núi lửa vẫn còn âm ỉ cháy. Ba lớp của ngọn núi, chia cho 3 tộc. Tộc Giant- Khổng Lồ chọn bề mặt của núi làm nơi ở, họ đẽo nên những công trình hùng vĩ như thác nước, hồ, đầm và chăn nuôi một số chủng Monster đã thuần hóa. Dwarf- Người Lùn tiến sau vào trong núi, khai thác quặng đá, nghiên cứu về những loài thảo mộc mọc trong hang và ngâm những vò rượu ngon. Còn Tộc Hyperion- Con Của Lửa thì chọn những dòng dung nham làm nơi ở và tu luyện.