Chương 12: Tú tài gặp lính

Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 12: Tú tài gặp lính

Chương 12: Tú tài gặp lính

Vũ Văn Dũng sau khi tiếp lấy mật chỉ của Cảnh Thịnh từ tay Trần Văn Kỷ thì liền đứng lên, hai người cứ thế ngồi xuống trầm mặc không nói. Trần Văn Kỷ nhẹ nhàng cầm lấy ly trà trên bàn hớp một hớp, ánh mắt sáng quắc quan sát sắc mặt đầy vẻ ngưng trọng của Vũ Văn Dũng. Ngày hôm nay Vũ Văn Dũng đã liên tiếp gặp nhiều chuyện khiến cho hắn hết đi từ sự kinh hãi này đến sự kinh hãi khác, vốn trước đó khi nghe Trần Văn Kỷ nói đến việc khởi binh về kinh thì trong lòng Vũ Văn Dũng liền cảm thấy hết sức kinh hãi bởi vì hơn ai hết y hiểu rõ đấy là một việc hết sức nguy hiểm nếu không có lệnh Vua mà tự ý điều binh về kinh thì chẳng khác nào là mang tội danh tạo phản, cho dù có là lấy cớ gì đi nữa, cho dù y có thành công mà diệt trừ Bùi Đắc Tuyên sau đó tay nắm binh quyền khiến cho Cảnh Thịnh không dám trách tội thì việc này cũng vẫn là cái gai ác cảm trong lòng nhà vua, việc này sẽ giống hệt như một một mồi lửa âm ỉ cháy bất cứ lúc nào cũng có thể bùng phát lên thành một trận đại hỏa hủy diệt y.

Có điều hiện tại thì những điều khiến cho Vũ Văn Dũng do dự đó đã không còn nữa, có được thánh chỉ này của bệ hạ thì mọi sự đều danh chính ngôn thuận, nghĩ đến Cảnh Thịnh Hoàng Đế y lại không nhịn được mà cảm thấy thổn thức, hóa ra bấy lâu nay những gì y nghe thấy những gì mà y nghĩ về nhà vua đều sai cả, mặc dù vậy y vẫn khó có thể tin đây là những gì mà một đứa bé mười hai tuổi có thể làm.

-Văn Kỷ, ông có nghĩ những bố cục này của Bệ hạ là có cao nhân đứng đằng sau chỉ điểm hay không?

Vũ Văn Dũng ngập ngừng nói.

-Tôi cũng không biết nhưng nếu là có thì người này cũng là một bậc trung lương có tài năng đáng nể phục!

Trần Văn Kỷ ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi lắc đầu nói.

-Kế hoạch này đúng thật là chu toàn, thời điểm khởi binh cũng đắn đo chính xác, việc tôi sợ nhất khi khởi binh về kinh ấy là phải đối đầu với Trần Quang Diệu nhưng nay nhờ có bệ hạ việc này cũng đã không còn đáng lo nữa.

Trần Văn Kỷ gật đầu đồng ý:

-Đúng vậy, một khi Trần Quang Diệu nhận chỉ lãnh binh xuất chinh Diên Khánh cũng là lúc chúng ta khởi sự, cho dù y có hay tin mà quay về thì cũng không có cách nào trở tay kịp, khi đó bệ hạ sẽ cùng với Bùi Thái Hậu đứng ra dùng tình lý khuyên bảo y, mọi sự tất thành.

Vũ Văn Dũng nghe xong liền đứng thẳng dậy, nắm chặt nắm tay:

-Việc khởi binh về kinh hộ giá tuy bước đầu đã có thuận lợi nhưng dù sao vẫn cần phải tính toán lại cẩn thận, bây giờ tôi sẽ lập tức đi triệu tập Khanh công Nguyễn Quang Thùy cùng các bộ tướng thân tín họp bàn kế hoạch.

Trần Văn Kỷ hưng phấn nói:

-Tốt! Có điều trước đó Bệ hạ có giao nhiệm vụ cho tôi nhất định phải tìm gặp một người, việc này còn cần nhờ ông giúp đỡ.

Vũ Văn Dũng tỏ vẻ ngạc nhiên:

-Là ai mà lại được Bệ hạ coi trọng như thế?

Trần Văn Kỷ nghe y hỏi xong cũng không trả lời mà chợt nở nụ cười âm trầm bí hiểm.

Làng Tó nằm ở phía Đông Nam của thành Thăng Long là một ngôi làng khá đặc biệt bởi vì dân cư ở đây hầu hết đều có họ Ngô. Họ Ngô là một dòng họ nổi tiếng ở xứ Bắc Hà này, bao đời vinh hiển, triều đại nào cũng có người làm quan to, rất nhiều bậc văn hào nổi tiếng đều có họ Ngô. Quán rượu Vọng Nguyệt có thể nói là quán rượu lớn nhất ở trong làng, quán xây ba tầng được bố trí rất là trang nhã hầu như chỉ phục vụ cho những người có học và nhà giàu có trong làng, lúc này trên lầu hai, trong một gian phòng riêng có một đám người nam thanh nữ tú đang ngồi uống rượu với nhau, nhìn trang phục liền có thể đoán được đều là con nhà giàu có. Đám người quây quần chúc tụng một người thanh niên có dáng dấp nho nhã.

-Cậu cả Ngô mời cạn chén, hôm nay là ngày sinh thần của cậu, cậu cứ thoải mái chè chén, còn lại mọi việc cứ để anh em chúng tôi lo!

Một gã thanh niên trong đó nói. Người được gọi là Cậu cả Ngô chính là con trai trưởng của Ngô Thì Nhậm, năm nay y chính thức tròn hai mươi tuổi, chỉ thấy y chắp tay cảm ơn, sau đó nốc cạn chén rượu.

-Đây, em mời cậu một chén nữa, chúc cậu sớm ngày công thành danh toại!

Một cô gái khá là xinh đẹp ở trong nhóm cười khúc khích nói.

Đám người đang vui vẻ, nghe nàng nói xong đột nhiên thần sắc mỗi người đều trở nên cứng đờ, sau đó là sự im lặng ngột ngạt bao trùm, đám người đều len lén liếc mắt nhìn về phía cậu cả Ngô giống như là sợ hắn đột nhiên nổi giận, cô gái mới vừa rồi biết mình nói lỡ cũng ngoan ngoãn ngồi xuống không dám lên tiếng. Chỉ thấy cậu cả Ngô buồn bực rót một chén rượu rồi tự uống, kể từ khi quen biết y, đám người đều biết đấy chính là nỗi đau to lớn trong lòng y cho nên không ai dám nói tới chuyện này.

Cậu cả Ngô là con trai của đại văn hào Ngô Thì Nhậm cho nên tài văn chương rất khá, một bụng thi thư ít người đồng lứa có thể bì kịp, vừa có tài lại có gia thế, trong tương lai trở thành quan đại thần thì không dám nói nhưng làm quan lớn một phương thì không nói chơi thế nhưng ngặt nỗi lão cha của y đã tự mình từ quan thì cũng thôi nhưng hết lần này đến lần khác lại ngăn cấm y không được ra làm quan, làm cho một bầu khát vọng của y không được thi triển, đã có lần y lớn tiếng với lão cha rằng bây giờ là thời loạn thế là thời cơ cho những người trẻ tuổi như y vang danh thiên hạ, thậm chí y còn trích dẫn những điển cố trong truyện "tam quốc diễn nghĩa" mà y rất thích đọc cho lão cha nghe nhưng đổi lại là một trận mưa roi ập đến, lão cha nhẫn tâm cầm ống thuốc lào đánh y không thương tiếc, cho đến bây giờ mỗi khi y nghĩ lại trận đòn đó thì trong lòng vẫn còn cảm thấy sợ hãi.

-Cậu cả Ngô! Cậu cả Ngô! Cậu mau mau về nhà mà xem, có quan lớn triều đình đến nhà!

Đương lúc Cậu cả Ngô đang vì nỗi uất ức trong lòng mà bất bình thì chợt có gã người hầu chạy đến báo tin.

-Quan lớn của triều đình? Ha ha, ông trời quả nhiên không phụ người có tâm, vận mệnh đến thì cho dù có là thần tiên cũng không đỡ nỗi!

Cậu cả Ngô đầu tiên là kinh ngạc sửng sốt, sau đó là đắc ý cười to, cuối cùng y chạy như bay về nhà để mặc đám bạn đang hồi ngơ ngác. Lúc Cậu cả Ngô về đến nhà đã thấy quan binh đứng vây kín chật như nêm cối, dễ phải đến hơn trăm người chứ chẳng chơi, trước cổng nhà còn đậu đấy hơn chục chiếc xe ngựa, nhìn khí thế này Cậu cả Ngố càng lấy làm mừng rỡ, kỳ này lão cha tái xuất thì còn cớ gì mà ngăn cấm y. Cậu cả Ngố mang theo vẻ mặt hớn hở bước vào nhà, lúc đến phòng khách thì bị quân lính ngăn lại, y ráng rướn mình nhìn xem liền trông thấy lão cha đang nói chuyện với một người đàn ông độ tuổi trung niên, người này thì y biết bởi vì trước kia y đã từng nhìn thấy mặt gã rất nhiều lần khi còn ở kinh thành Phú Xuân, người này chính là Trung thư lệnh Trần Văn Kỷ.

-Ngô Thượng Thư dạo này vẫn khỏe chứ? Tôi nghe người ta nói kể từ lúc từ quan đến nay ngài chỉ yêu thích nghiên cứu kinh phật chẳng lẽ là ngài mong muốn sớm ngày về với Tây Thiên Cực lạc đến vậy hay sao?

Trần Văn Kỷ chắp tay hỏi thăm Ngô Thì Nhậm nhưng dáng vẻ rất là mỉa mai châm chọc, bởi vì y rất căm tức gã.

Ngô Thì Nhậm là một người rất tài giỏi, tài học vang danh thiên hạ, có thể nói là một cây trụ cột của nhà Tây Sơn, cốt cách có thể làm tể tướng một nước, cũng bởi vì rất thông minh nên gã còn khôn hơn cáo, từ lúc Cảnh Thịnh mới lên ngôi thì gã chạy còn nhanh hơn thỏ, dứt khoát bỏ ấn từ quan không một chút lưu luyến, bỏ mặc một mình Trần Văn Kỷ dẫn đầu các quan văn sứt đầu mẻ trán chống đỡ triều chính, chính vì vậy đối với Ngô Thì Nhậm thì Trần Văn Kỷ phải nói là vừa yêu vừa hận đến nghiến răng nghiến lợi.

Trần Văn Kỷ gặp lại Ngô Thì Nhậm sau bao nhiêu năm, ngẫm lại mình thì ngày đêm lo lắng, lao lực tiều tụy còn Ngô Thì Nhậm không những trắng mập hồng hào mà tinh thần còn hớn hở phơi phới thì bảo sao mà trong lòng y không chua sót sao mà không tức giận cho được.

-Trung Thư Lệnh nói giỡn rồi, tôi chỉ là một kẻ phàm phu tục tử nên còn cách cảnh giới ấy rất xa, đã lâu chúng ta không gặp nhau, thôi đừng nói những chuyện không vui nữa, để tôi sai người bày tiệc chúng ta cạn chén ôn lại tình bạn cố tri.

Ngô Thì Nhậm nhìn dáng vẻ hùng hổ dọa người của Trần Văn Kỷ bèn cười ha ha bâng quơ nói.

-Ngô Thượng Thư có cuộc sống quả là thoải mái, lẽ nào ông không biết xã tắc đang gặp lúc nguy nan hay sao? Hôm nay tôi đến đây chính là thay mặt bá quan mời ngài tái xuất trọng chỉnh triều cương phò tá tân Hoàng.

Trần Văn Kỷ cố mà nén giận nói.

-Trung Thư Lệnh lời ấy sai rồi, triều đình có tôi hay không cũng không ảnh hưởng đại cục càng huống chi tôi bây giờ tuổi già sức yếu, có bệnh trong người, đầu óc cũng không còn minh mẫn nữa cho nên càng không thích hợp ra làm quan ông hãy mời người khác đi.

Ngô Thì Nhậm ra sức từ chối nhưng mà Trần Văn Kỷ nào có thể để cho y được như ý muốn, nhìn bộ dáng phát tướng của Ngô Thì Nhậm lại liên tưởng đến hai từ tuổi già sức yếu quả là không có chút liên quan nào cả, liền thấy Trần Văn Kỷ nở nụ cười xảo trá:

-Ha ha! Ngô Thượng Thư ngài có biết lần này tôi đến đây là do đích thân bệ hạ ra khẩu dụ hay không? Ông có biết bệ hạ đã từng nhắc nhở tôi một câu như thế nào hay không?

Ngô Thì Nhậm nghe vậy thì lấy làm hết sức ngạc nhiên, Cảnh Thịnh làm sao có thể nhớ tới y cho được, y tò mò hỏi:

-Bệ hạ nhắc nhở ngài câu gì?

Trần Văn Kỷ ngửa đầu cười lớn:

-Bệ hạ có nói "trước lễ hậu binh, tú tài gặp lính có lý khó nói"!

Đoạn nghiêm mặt quát lớn:

-Quân bây đâu, trói hết cả nhà Ngô Thượng Thư lại cho ta!

Hơn trăm quân lính đi theo đồng thanh dạ ran sau đó hùng hổ xông vào nhà Ngô Thì Nhậm trói gô gã cùng người thân ném lên xe ngựa, sau đó cả đoàn người dưới sự dẫn đầu của Trần Văn Kỷ nghênh ngang rời đi trong sự chứng kiến của rất nhiều dân làng.