Chương 104: Cái chết của Nguyễn Ánh 1

Tây Sơn Hoàng Triều

Chương 104: Cái chết của Nguyễn Ánh 1

Chương 104: Cái chết của Nguyễn Ánh 1

Hoàng Vệ Phủ.

Lê Chất nhận được mật thám báo tin về việc Nguyễn Ánh phát bệnh té xỉu ở trong vườn thượng uyển lập tức vui mừng tiến cung, báo cho Cảnh Thịnh biết, đồng thời xin Cảnh Thịnh hạ chỉ hành động quyết đoán.

Mấy ngày nay tâm tình của Cảnh Thịnh không sai, tin tức chiến thắng của quân Tây Sơn từ Chân Lạp truyền về khiến cho Cảnh Thịnh thở phào nhẹ nhõm, một nỗi lo lớn đã được dỡ bỏ, đất Chân Lạp từ nay đã được thu phục đổi tên thành Trấn Tây Phủ hoàn toàn đặt dưới sự cai trị của Đại Việt.

Cảnh Thịnh đứng lên, đi tới bên cạnh bức bản đồ lớn treo ở trên giá, bức bản đồ này vẽ lại địa lý của Đại Việt và các nước xung quanh do các giáo sĩ người Pháp tặng cho. Ánh mắt Cảnh Thịnh nhìn về dãi đất phía Nam không khỏi trầm ngâm, Tây Sơn đến giai đoạn này đã ổn định và ngày càng phát triển, việc buôn bán vũ khí với Bạch Liên Giáo vô cùng thuận lợi, thu về một món lợi khổng lồ khiến cho quốc khố có thể gọi là sung túc về tiền bạc.

Quân đội đã được cải tổ và nâng cao sức mạnh, mối đe doạ từ Xiêm La đã tạm thời bị đánh bại, Thanh quốc chuẩn bị lâm vào nội chiến với Bạch Liên Giáo không đáng để lo, cuối cùng đã đến lúc nhà Tây Sơn tập trung toàn bộ sức mạnh, nhất cử đánh tan quân Nguyễn, thống nhất đất nước để có thể bước lên giai đoạn quá độ tiếp theo trở thành một cường quốc.

Đương lúc Cảnh Thịnh đang mải mê suy nghĩ thì Lê Chất tiến cung cầu kiến, Cảnh Thịnh cho triệu y đến thư phòng để nói chuyện. Lê Chất sau khi thi lễ quân thần xong liền nói cho Cảnh Thịnh biết tin việc Nguyễn Ánh phát bệnh bất ngờ té xỉu ở trong vườn thượng uyển.

-Bẩm bệ hạ! Đây là cơ hội trời cho, thần xin bệ hạ hạ chỉ cho phép thần được vận dụng ám tử.

Lê Chất chắp tay nói.

Cảnh Thịnh chưa nói gì mà chỉ ngồi yên trầm ngâm suy nghĩ, ám tử mà Lê Chất nói đến chính là Bùi Xuân Hoa. Hiện tại, sức khoẻ Nguyễn Ánh đang suy yếu, nếu như vận dụng Bùi Xuân Hoa ra tay, dùng thủ đoạn ám sát thì có tám thành nắm chắc sẽ làm cho Nguyễn Ánh bỏ mạng như thế cũng đồng nghĩa với việc Bùi Xuân Hoa cũng cách cái chết không xa.

Nguyễn Ánh vừa chết, Nguyễn Phúc Cảnh vốn đã chết, quân Nguyễn sẽ như rắn mất đầu rơi vào hỗn loạn, quân Tây Sơn chỉ cần chờ đúng dịp tấn công mạnh mẽ thì ắt sẽ nhanh chóng phá tan được quân Nguyễn, thống nhất đất nước.

Lần này đúng là một cơ hội trời ban, Cảnh Thịnh không khỏi thở dài một tiếng cảm thán, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đối đầu nhau lâu như vậy, cuối cùng cũng phải đi đến kết thúc, bao nhiêu nợ máu cần phải thanh toán, nhà Tây Sơn rốt cuộc cũng đi đến vị trí của kẻ chiến thắng chỉ là Cảnh Thịnh không nghĩ đến nó sẽ kết thúc nhanh như vậy.

-Bệ hạ!

Trông thấy Cảnh Thịnh đột nhiên thất thần, Lê Chất khom mình nhắc nhở, vất vả lắm mới có cơ hội ám sát Nguyễn Ánh, nếu như ám sát thành công thì y đã lập được một công lớn vì đó không khỏi nóng lòng.

Cảnh Thịnh cũng chỉ là cảm thán một chút, hắn cũng không phải là người do dự bất quyết, liền đứng dậy trầm giọng nói:

-Tốt! Lập tức vận dụng ám tử ám sát Nguyễn Ánh việc này rất quan trọng khanh phải đích thân theo dõi giám sát kỹ càng. Lệnh cho Đô đốc Vũ Văn Long lĩnh năm vạn quân tiến về Trấn Tây Phủ hợp binh với Đại đô đốc Vũ Văn Dũng chờ đợi sẵn sàng xuất kích đánh vào mặt Tây quân Nguyễn tiến thẳng về Gia Định, lệnh cho Đại đô đốc Trần Quang Diệu lĩnh mười vạn quân tiến đến Quy Nhơn chờ lệnh, lệnh cho Đại đô đốc Đặng Văn Chân điều Thanh Long hạm đội làm chuẩn bị hộ tống năm vạn bộ quân do Đô đốc Bùi Thị Xuân làm chỉ huy, theo đường biển đỗ bộ đánh thẳng vào Gia Định. Mệnh các lộ quân và các cấp tướng lãnh luôn trong tình trạng sẵn sàng chỉ đợi tin tức Nguyễn Ánh qua đời truyền đến, lập tức tiến hành tổng tiến công, nhất định phải một trận chiến này bình định quân Nguyễn, nhất thống thiên hạ. Nhà Tây Sơn đã chờ đợi quá lâu rồi!

Cảnh Thịnh liên tiếp phát ra chỉ lệnh, nói năng hùng hồn khí phách khiến cho Lê Chất cảm thấy nhiệt huyết sôi trào, y vội vàng bái lạy đáp lại:

-Thần tuân chỉ!

Lê Chất rời đi hoàng cung, trở về Hoàng Vệ Phủ lên kế hoạch cho ám tử thực hiện việc ám sát Nguyễn Ánh, chuyện này mặc dù có tám thành nắm chắc nhưng cũng cần tinh tế lên kế hoạch để tránh trường hợp vạn vô nhất thất.

Sau khi Lê Chất trở về Hoàng Vệ Phủ, rất nhiều đạo mật chỉ sau đó được các thái giám xuất cung đưa đến tay các tướng lĩnh cao cấp khiến cho bọn họ gấp rút lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh, Cảnh Thịnh chỉ hạ đạt mệnh lệnh phương hướng còn lại cụ thể vận hành như thế nào đều buông tay cho các tướng lĩnh đi làm, hắn rất tin tưởng vào các vị tướng tài năng của Tây Sơn.

Đại đô đốc Trần Quang Diệu cùng với vợ là Bùi Thị Xuân đang cùng nhau ngồi ở trong hiên nhà hóng mát, uống trà ngắm cảnh nói chuyện liền bất ngờ tiếp vào mật chỉ. Đại đô đốc Trần Quang Diệu mở ra đọc nội dung trong đó thì đôi lông mày khẽ nhíu lại, sắc mặt bỗng dưng trở nên ngưng trọng rất nhiều. Bùi Thị Xuân nhìn thấy biểu hiện của Trần Quang Diệu như vậy liền biết là có chuyện lớn xảy ra nhưng nàng vẫn cố nén sự tò mò, yên lặng chờ chồng mình nói chuyện.

Không ngoài suy đoán của nàng, Trần Quang Diệu sau khi đọc xong nội dung trong mật chỉ liền quay sang đưa cho Bùi Thị Xuân xem bởi vì nàng cũng là người mà Cảnh Thịnh hạ chỉ phân công.

Bùi Thị Xuân sau khi đọc xong không khỏi hít sâu một hơi, cất tiếng hỏi:

-Bệ hạ đây là muốn quyết chiến với quân Nguyễn để thống nhất thiên hạ, chỉ là bây giờ Nguyễn Ánh vẫn đang khoẻ mạnh, quân Nguyễn mặc dù thu liễm rất nhiều nhưng cũng không phải dễ dàng đánh bại như vậy mà bệ hạ lại nói chúng ta chờ tin Nguyễn Ánh chết là lập tức tiến công là như thế nào?

Đại đô đốc Trần Quang Diệu cũng cảm thấy khó hiểu, nhà Tây Sơn mặc dù mấy năm qua có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn cần thêm một khoảng thời gian ngắn nữa tích súc sức lực và quốc khố thì mới có thể tổng tấn công quân Nguyễn, hơn nữa Nguyễn Ánh tuy không còn trẻ nhưng tuổi cũng chưa lớn lắm, nếu không có biến cố gì ngoài ý muốn xảy ra, Nguyễn Ánh sống thêm hai mươi năm nữa vẫn là có thể.

Đại đô đốc Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân có nhiều điều chưa biết rõ, nhờ buôn bán vũ khí cho Bạch Liên Giáo mà giờ đây quốc khố của triều đình có thể nói là vô cùng sung túc. Bạch Liên Giáo âm mưu khởi nghĩa để lật đổ Thanh Triều đã lâu, nhưng kế hoạch khởi nghĩa đã bị Thanh Triều biết được cho nên Bạch Liên Giáo đã ở trên thế cưỡi hổ khó xuống, không thể không khởi nghĩa. Bạch Liên Giáo đem theo quyết tâm đập nồi dìm thuyền cho nên Đại Việt bán vũ khí cho Bạch Liên Giáo rất thuận lợi, số lượng bao nhiêu Bạch Liên Giáo cũng thu mua hết, không sợ nhiều chỉ sợ ít.

Cái Bạch Liên Giáo thiếu đó chính là vũ khí, dư thừa nhất là vàng bạc. Đại Việt và Bạch Liên Giáo theo như nhu cầu trao đổi, buôn bán rất là thoải mái. Nhìn số tiền lớn thu được từ việc bán vũ khí, Cảnh Thịnh cũng không khỏi chép miệng bảo sao nước Mỹ ở trong chiến tranh thế giới thứ hai lại giàu nhanh như vậy.

Việc động binh lần này không phải là việc nhỏ, Đại đô đốc Trần Quang Diệu quyết định vào cung bái kiến Cảnh Thịnh, hỏi cho rõ ràng một chút. Cùng ý tưởng với Trần Quang Diệu còn có nhiều người khác, lúc Trần Quang Diệu vào đến trong cung bái kiến Cảnh Thịnh liền trông thấy năm vị Cố Mệnh Đại Thần khác đã có mặt từ sớm.

Cảnh Thịnh cười khổ, đành phải triệu Lê Chất tới, khiến cho y tự giải thích với mấy vị Cố Mệnh Đại Thần kế hoạch ám sát Nguyễn Ánh cũng như công bố lượng tiền bạc dồi dào hiện có ở trong quốc khố cho mọi người biết.

Lão tướng Phạm Công Hưng nghe xong kế hoạch ám sát Nguyễn Ánh cùng chuẩn bị xua quân đánh quân Nguyễn liền trợn mắt tức giận nói:

-Bệ hạ! Chuyện lớn như vậy làm sao bệ hạ lại không cho lão thần tham dự? Lão thần khẩn cầu bệ hạ cho phép lão thần được lãnh quân tham chiến, đánh bại quân Nguyễn thống nhất thiên hạ không chỉ là ước mơ của mỗi vị quan lại và dân chúng Tây Sơn mà còn là ước mơ của tiên hoàng, nay tiên hoàng đã mất, thần cũng muốn góp một phần sức lực để hoàn thành ước mơ đó!