Chương 12: Vân Nhi hốt hoảng! Quang Trung Hoàng Đế.... ngài chưa chết sao?

Khởi Nguyên Thiên Đế

Chương 12: Vân Nhi hốt hoảng! Quang Trung Hoàng Đế.... ngài chưa chết sao?

Chương 12: Vân Nhi hốt hoảng! Quang Trung Hoàng Đế.... ngài chưa chết sao?

Xúc động trước dụng tâm lương khổ của Khởi Nguyên, cả bốn người không hẹn mà cùng đồng thanh: " Đa ta công tử chỉ bảo"

Khởi Nguyên nghe thấy cười cười: " Không có gì, thức ăn đã chín, mọi người cùng ăn đi!"

" Vâng!"

Lúc này chỉ còn Thiền sư Vạn Phúc và Tông Lâm hai người còn đang bất vi sở động.

Thấy vậy Khởi Nguyên liền hỏi " Hai vị đại sư như thế nào còn không ăn?"

Thiền sư Vạn Phúc đáp: " Không giấu gì công tử, Phật dạy: Phàm là người xuất gia thì không sát sinh! Ăn thịt cũng tức là sát sinh gián tiếp! Tiểu tăng không thể ăn!"

Khởi Nguyên nghe vậy mỉm cười, hắn làm bộ dáng cao nhân nói: " Đại sư đã minh bạch chân Phật chi tâm, ăn thịt như thế nào lại đâu có quan hệ chi!"

Đúng vậy! Người ăn thịt là đoạn tuyệt hạt giống đại Từ Bi. Tâm Đại Từ Bi chính là tâm vô thượng Bồ Đề. Tâm Đại Từ Bi đã bị đoạn tuyệt rồi thì không thể thành tựu quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Nhưng ta đã minh bạch chân Phật chi tâm, đã hoàn toàn thoát khỏi thiệt căn, đối với vị trần vô ngại vậy thì như thế nào lại không thể ăn thịt đâu!

" Đa tạ công tử chỉ điểm!"
……

Hải Vực

Hải Tộc

Thủy Lam ngục

Thủy Lam ngục là khu vực nhà lao của Hải Tộc dành cho những tù nhân chiến tranh, chủ yếu là Thủy Nhân tộc và tội phạm cực kỳ nguy hiểm. Đối với phạm nhân trong đây mà nói, Thủy Lam ngục không khác gì " địa ngục trần gian".

Sở dĩ có tên gọi như vậy, trước hết phải kể đến kết cấu của lao ngục này. Thủy Lam ngục được thiết kế theo hình vuông và xây dựng lên hoàn toàn từ Tử Kim Thạch.

Tương truyền thời điểm khai thiên, đại địa lúc bấy giờ chưa hoàn toàn vững chắc lại chịu thêm áp lực từ chư thiên khiến nó liên tục lung lay sụp đổ. Vì là quà dùng để ban thưởng cho Tam Thánh Mẫu, không thể để cho tình trạng như vậy tiếp diễn. Đế Thích bèn bẻ một bên cột trời đáp xuống đại địa, ngăn cách giữa trời và đất. Về sau qua trăm ngàn vạn năm, cột trời đó hấp thu đại bộ phận tinh hoa trời đất tự hóa linh tính trở thành thần thủ hộ giữ cho Tam Phủ thế giới không bao giờ sụp đổ. Bản thể cột trời thì sụp đổ thành muôn mảnh gọi là Tử Kim Thạch.

Chính vì vốn là đồ vật trên trời, Tử Kim thạch trời sinh cứng rắn, là nguyên liệu cực kỳ quý hiếm dùng để luyện chế binh khí và xây dựng lao ngục.

Thứ hai, tất cả những tấm cửa, lan can trong nhà lao đều được luyện thành từ Hải Thiết, cực kỳ rắn chắc. Thứ mà không hề thiếu đối với Hải Tộc. Toàn bộ khu vực bên trong
Thủy Lam ngục đều được khắc trận pháp cấm bay khiến không ai có thể bay qua khỏi nơi này.Bao quanh khu vực lao ngục là bốn bức tường cao tới 20 trượng, phía trên cắm đầy những ám khí có chất độc để ngăn phạm nhân trốn thoát. Mỗi một góc tường được dựng một tháp canh, có thể nhìn thấy rõ khu vực trong ngục, đường tuần tra và bên ngoài.

Cuối cùng mỗi một lao ngục lại được khắc lên Tỏa Linh Trận dùng để phong tỏa linh lực của phạm nhân từ những trận pháp sư bậc thầy của Hải Tộc. Phạm nhân trong ngục lúc nào cũng bị còng chân bởi Kim Nguyên Thiết, thứ mà trở lên bất khả kháng đối với họ sau khi bị phong ấn linh lực và không thể đi lại tự do.

Với cách xây dựng lao ngục như vậy, trong suốt trăm vạn năm lịch sử, không một ai có thể tẩu thoát khỏi Thủy Lam ngục.

Lúc này phía bên trong Thủy Lam ngục, một cô gái bị còng chặt hai chân mơ hồ tỉnh dậy.Nàng không phải ai khác mà chính là Vân Nhi.

Vân Nhi thều thào:

- Đây là …?

Không ai trả lời cho câu hỏi của nàng. Mở mắt hiếu kỳ nhìn khắp xung quanh,chỉ thấy trước mắt hàng chục người thân hình gầy gò lộ ra cả xương, chân bọn hắn bị còng lại, từng người từng người một đang không ngừng cọ thanh sắt xuống nền nhà. Khung cảnh trông vô cùng quỷ dị!

- Ngươi đang ở Thủy Lam ngục!

Bỗng một thanh âm nhàn nhạt vang lên, nó đến từ phía một người đàn ông.

Vân Nhi quay lại, nàng hốt hoảng vì trước mắt nàng là hình ảnh vô cùng kinh khủng. Xung quanh cơ thể người đàn ông kia, từng sợi hắc vụ không ngừng quấn quanh làm cho người ta cảm giác sợ hãi từ tận đáy lòng. Hai tay, hai chân hắn bị vô số sợi xích màu bạch kim trói lại. Dưới bụng hắn có một cây kiếm xuyên từ đằng trước ra đằng sau.

Cố lén xúc động, Vân Nhị cẩn thận hỏi:

- Tiền bối, người … người….

Người đàn ông kia bất ngờ cười vang, hắn nói:

- Tiểu cô nương không cần sợ hãi. Bổn vương sẽ không ăn thịt ngươi!!!

Vân Nhi theo bản năng gật đầu, bất quá nàng vẫn không tin tưởng đối phương.

Hiển nhiên thôi, ngươi đến nhà hàng xóm, họ bảo với ngươi rằng " chó nhà ta không cắn đâu!" liệu ngươi tin sao? Có trời mới biết sau đó sẽ xảy ra chuyện gì, cẩn thận vẫn hơn.

Người đàn ông thấy Vân Nhi vẫn rụt rè, hắn thở dài:

- Đã gần 3 ngàn năm ta bị trong tình cảnh như vậy rồi!

Vân Nhi:

- Tiền bối, người tại sao lại bị trói ở đây?

Người đàn ông trầm mặc, biết mình lỡ lời Vân Nhi vội nói:

- Tiểu nữ không có ý gì, mong tiền bối chớ trách tội!

Thở dài một lúc, người đàn ông lúc này mở miệng:

- Tiểu cô nương không cần để bụng, thực ra chuyện này kể ra cũng không có gì không thể. Bổn Vương hiệu Quang Trung …là Tây Sơn Thái Tổ Hoàng Đế!

Vân Nhi sợ hãi.

Hiển nhiên danh từ Quang Trung Hoàng Đế có thanh danh rất lớn.

3 ngàn năm trước, Đại Lê đại loạn phân chia thành hai, lấy sông Gianh làm giới tuyến; từ sông Gianh ra Bắc là đất của vua Lê- Chúa Trịnh tức đàng Ngoài; phía Nam là bờ cõi do các Chúa Nguyễn cai trị, truyền từ đời này qua đời kia, việc chính trị, kinh tế sắp xếp như một nước tự chủ gọi là Đàng Trong. Các Chúa Nguyễn làm chúa truyền tới đời Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát, ông định đô ở Phú Xuân, phong cho người con thứ 9 là Nguyễn Phúc Hiệu làm Thế Tử. Không lâu sau Vũ Vương mất, bây giờ thế tử Nguyễn Phúc Hiệu đã chết trước, con của Thế Tử còn nhỏ, mà người con trưởng của Vũ Vương cũng đã mất. Vũ Vương lập di chiếu lập người con thứ hai tên Nguyễn Phúc Luân lên nối nghiệp chúa, nhưng viên quan phụ chính, cậu ruột của Vũ Vương là Trương Phúc Loan có ý chuyên quyền, bèn đổi tờ di chiếu mà lập người con thứ 16 mới 12 tuổi lên ngôi, tức Chúa Nguyễn thứ 9, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần. Trương Phúc Loan làm phụ chính, là người tham lam, cậy quyền làm nhiều điều tàn ác, người dân không ai không oán giận.

Bấy giờ ba huynh đệ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phất cờ khởi nghĩa. Nguyễn Huệ trời sinh có tư chất tướng quân, có tài dụng binh lại tu vi vô cùng cường đại.Chỉ trong vỏn vẹn vài năm, hắn chiếm Phú Yên, công Gia Định, đại thắng quân Xiêm, tung hoành toàn bộ Đàng Trong. Không lâu sau, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến công Đàng Ngoài, chiếm Phú Xuân, công Thăng Long, hoàn toàn thống nhất Đại Lê, lấy hiệu Quang Trung trở thành Tây Sơn Thái Tổ Hoàng Đế.

Đại Lê bị mất vào tay Tây Sơn, Đại Lê Hoàng Đế bấy giờ là Lê Chiêu Thống đưa quân sang Đại Hạ cầu cứu. Đại Hạ Hoàng Đế bấy giờ là Càn Long, mắt thấy Đại Lê vừa mới thống nhất, triều đình Tây Sơn còn non trẻ, phía nam lại chịu sự nổi loạn của Nguyễn Ánh, Càn Long sai Tôn Sĩ Nghị đem 20 vạn quân tinh nhuệ tu vi đều lên tới Luyện Thể Cường Hồn hộ tống Lê Chiêu Thống trở về với danh nghĩa Phù Lê Diệt Tây Sơn. Nhận thấy sự nguy cơ xâm lược, dân chúng quan lại sợ hãi không thôi, Quang Trung Hoàng Đế chỉ cười, tay chỉ phương Bắc rồi nói: "Chó Ngô thì là cái thá gì, chúng đến đây chỉ để tự đi vào chỗ chết. Việc gì mà phải cuống quýt làm vậy?" Quả nhiên trong vòng vài ngày, quân Tây Sơn tiến công thần tốc chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ thôn Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.

Ba ngày sau đó quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Sáng hôm sau tức mồng 4 Tết Nguyên Đán, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Đại Hạ là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Đại Hạ lo sợ, phần bị động không dám đánh trước phần vì không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Đại Hạ không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Đại Hạ chết sau xếp thành 13 gò đống lớn có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.

Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Đại Hạ ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.

Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Đại Hạ, tiến quân ra Thăng Long trong sự chào đón của lê dân bách tính.

Tuy nhiên chẳng biết tại sao, Quang Trung Hoàng Đế chỉ lên ngôi được bốn năm đã đột ngột băng hà!

Nay có thể gặp được một hư hư thật thật Quang Trung Hoàng Đế, Vân Nhi cực kỳ sợ hãi.

Thật lâu không tin tưởng vào tai mình, Vân Nhi cẩn thận hỏi: " Ngài thật sự là Quang Trung Hoàng Đế? Ngài chưa chết sao?"