Chương 5: Hai kiếp Nhân sinh (2)

Khí Vận Quốc Gia

Chương 5: Hai kiếp Nhân sinh (2)

Chương 5: Hai kiếp Nhân sinh (2)

Tiếp theo là những ký ức của Đinh Liễn tràn vào ý thức của hắn. Hắn lại mơ thấy một giấc mơ của một người khác. Nói thật lòng cuộc đời của Đinh Niên đặc sắc hơn cuộc đời của hắn rất nhiều. Tuy nhiên theo góc độ nhìn nhận của hắn thì cuộc đời của Đinh Liễn chính là một tấn bi kịch. Đinh Liễn sinh ra khi đất nước còn đang loạn lạc, từ nhỏ đã phải theo cha thao luyện võ nghệ trong quân đội. Cha hắn nuôi chí lớn thống nhất đất nước cho nên ngay từ nhỏ hắn cũng phải tham gia nhiều trận chiến giữa các sứ quân với nhau.

Có một lần cha con hắn bị thua trận, hắn lúc đó là con trai duy nhất đã bị Đinh Bộ Lĩnh biến thành con tin đem đi cầu hòa. Lần sau, Đinh Bộ Lĩnh lại bị đánh, hắn bị quân địch trói treo lên cành tre và dọa nếu Đinh Bộ Lĩnh không đầu hàng thì hắn sẽ bị rơi chết.

Đinh Bộ Lĩnh cũng là dạng kiêu hùng tâm ngoan thủ lạt không những không đầu hàng mà còn ra lệnh cho cung thủ nhắm vào con trai. Thấy vậy quân địch khiếp sợ nản lòng cho rút quân. Sau đó hắn trốn được rồi trở về tiếp tục cùng cha chinh chiến và lập được vô số công lao. Đến khi sự nghiệp hoàn thành Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và phong cho hắn làm Nam Việt Vương.

Tưởng rằng sau này hắn sẽ là người thừa kế ngôi vị chí tôn. Ai ngờ, cha hắn nghe lời rèm pha bỏ con trưởng lập con thứ làm thái tử. Hắn trong lúc tức giận đã bị Lê Hoàn và Dương Vân Nga liên thủ âm hàng, khiến hắn mang tội giết em. Cha hắn có lẽ cũng hiểu rằng hắn bị lợi dụng nên không giết hắn mà đày hắn sám hối tại chùa Trấn Quốc.

Ngỡ rằng khổ tận cam lai. Không ngờ một cơn sóng chưa nguôi thì một cơn bão đã ập tới. Cuộc đời Đinh Liễn đi đến những trang cuối cùng. Tấn bi kịch đã được đẩy lên cao trào khi hắn tham gia buổi tiệc mà cha hắn tổ chức với chủ ý để hai cha con hòa hoãn, thế nhưng cả hai cha con hắn đều bị đầu độc cho đến chết.

Trước khi diễn ra sự kiện một tháng, tại chùa Trấn Quốc, đại sư Khuông Việt cũng là sư phụ của hắn đã nói:

- Sắp tới vận mệnh của con rất xấu, ý trời khó nghịch. Khí vận triều Đinh rung chuyển, nguy cơ mất mạng, mất nước hiển hiện. Nay ta có một pháp có thể đảo ngược sinh cơ nhưng cái giá cũng rất lớn. Mấu chốt là ở con, con có thể sẽ hồn phi phách tán nếu thất bại nhưng nếu thành công thì e rằng con cũng không phải là chính con, không biết ý con như thế nào.

- Sư phụ, cuộc đời con là một tấn bi kịch, con cũng rất mệt mỏi. Nếu phải đổi mạng con lấy một tia sinh cơ cho đất nước thì con cũng xin được nguyện ý. Kính xin sư phụ chỉ dạy.

Trầm ngâm một chút, đại sư Khuông Việt trầm giọng: "được". Sau đó vung tay, một tòa bảo tháp lung linh hiện ra, một tay chạm vào đỉnh đầu của Đinh Liễn rút ra một tia tàn hồn lưu giữ ký ức, một tay chạm vào ngực hắn trực tiếp rút ra một giọt máu tinh hoa. Tàn hồn và giọt máu quấn quít lấy nhau rồi bay vào tòa bảo tháp, bảo tháp biến thành tia sáng bay vào ống tay áo ông.

Lúc này Đinh Liễn mồ hôi đầy đầu, tinh thần choáng váng khụy xuống. Khuông Việt đại sư nhanh tay đỡ lấy:

- Ta đã cất giữ một giọt máu tinh hoa và một mảnh tàn hồn lưu giữ ký ức của con. Con về phòng nghỉ ngơi, ba ngày sau bắt đầu dùng máu của mình nhuộm lên chữ của chín cột kinh bằng đá ở Đại Hùng bảo điện. Đây là mấu chốt để ta thi pháp sau này. Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, hy vọng có thể vượt qua đại kiếp nạn.

- Dạ, Thưa sư phụ.

Đinh Liễn đứng dậy cúi đầu thi lễ rồi loạng choạng trở về Thiền phòng. Đại sư Khuông Việt nhìn theo, im lặng thở dài một tiếng...

- Hazz.........

Tiếp nhận xong ký ức của hai thế nhân sinh, Trần Trí Quang uể oải than nhẹ:

- Thôi, đến nước này cũng phải chịu chứ biết làm thế nào nữa. Nhà văn Lỗ Tấn của Trung Hoa trong tác phẩm AQ chính truyện đã viết một câu rất thâm thúy có lẽ phù hợp với tình huống của ta bây giờ: "nếu như cuộc đời hãm hiếp bạn mà bạn không thể phản kháng thì hãy im lặng hưởng thụ". Từ nay về sau không còn một Trần Trí Quang của thế kỷ 21, chỉ còn một Đinh Liễn - Nam Việt Vương của triều Đại Cồ Việt.

- Thời cổ đại tuy mọi thứ còn lạc hậu nhưng người thời đại này cũng không có ngu ngốc như trong một số tiểu thuyết của các pháp sư Trung Hoa mà rất đáng sợ. Nói về trình độ hố nhau thì cho dù là người hiện đại cũng vẫn phải cam bái hạ phong.

Chuyện này cũng không có gì là khó hiểu khi các thế lực có trình độ, tài nguyên như nhau thì lại càng phát triển âm mưu quỷ kế để bù đắp lợi thế. Giống như trong một trận bóng đá nếu giữa hai đội quá chênh lệch về trình độ như Bzaxin và Việt Nam thì Bzaxin chỉ cần lấy đội dự bị hạng hai cũng đủ chiến thắng. Nhưng nếu là hai đội Nhật Bản và Iran có trình độ ngang nhau thì phải tính toán rất nhiều từ thế trận, chiến lược, chiến thuật, sơ đồ, thời điểm thay người, báo chí, khán giả...

- Đại đa phần các pháp sư Trung Hoa khi viết truyện online xuyên việt có tư tưởng coi khinh trí tuệ người Cổ Đại. Cho rằng mình có ưu thế của người tương lai là có thể treo lên đánh người ta. Quả là ngu xuẩn không ai bằng. Trần Trí Quang là dân nghiên cứu lịch sử đã từng làm rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học. Để thai nghén ra một công trình nghiên cứu có chất lượng đòi hỏi phải đọc rất nhiều sách báo, tạp chí, chính sử, dã sử, truyền thuyết, thơ ca, văn học... Nếu chú ý sẽ thấy thời cổ đại rất ít có những thành tựu, phát minh về kinh tế hay khoa học kỹ thuật nhưng những tác phẩm bàn về trí tuệ, âm mưu quỷ kế thì vô số kể. Nổi tiếng như Binh pháp tôn tử, Tam quốc chí, Hồng lâu mộng...

Nói ngay đâu cho xa, lịch sử Việt Nam chính sử bắt đầu từ thời nhà Đinh, trước đó không hề có. Các tư liệu chủ yếu là dân gian, truyền thuyết. Tài liệu chính thống thì chỉ có chính sử của các triều đại người Hán ghi lại. Mà sách của kẻ thù ghi lại thì có bao nhiêu phần trăm là sự thật? Lịch sử là do người thắng viết cho nên những sự kiện nào có lợi thì may ra ghi chép chính xác, bất lợi thì không ghi hoặc có ghi chép cũng theo hướng bôi đen lịch sử. Thế cho nên mới có câu: thắng thì làm Vua, thua thì làm giặc.

Nói về Việt Nam thời kỳ này thì quả thật quá sức hỗn loạn. Trần Trí Quang xuyên về đây cũng thật là xui xẻo. Đất nước vừa mới trải qua 1117 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ và cai trị. Sử sách gọi là đêm trường nô lệ hay ngàn năm Bắc thuộc. Mãi đến năm 938, khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, sau đó xưng Vương mới bắt đầu được coi là độc lập. Nhưng thời kỳ này cũng chưa được coi là một quốc gia tách biệt và độc lập hoàn chỉnh vì Ngô Quyền xưng Vương nhưng xưng cho có. Chưa lập quốc, chưa có tên nước. Sử sách chỉ gọi là nhà Ngô. Tuy có kiểm soát đất nước nhưng chỉ bằng lực lượng quân sự chứ chưa có hệ thống triều đình, quan lại cai trị...Tóm lại là ngoài cái chức tự xưng là Vương không ai công nhận thì chẳng có gì cả.

Sau đó là tiếp tục 30 năm loạn lạc (938 - 968), các thế lực địa phương không phục nên tự cát cứ. Các thế lực của người Hán đâm sâu bén rễ cả hơn ngàn năm nắm trong tay kinh tế, thương mại, văn hóa, tri thức thọc tay chọc phá cũng khiến tình hình chính trị trở nên rối loạn căng thẳng. Cũng may mắn là bên Trung Hoa thời kỳ này cũng loạn thành một bầy nên không rảnh tay quan tâm đến khu vực Giao Châu, nếu không đêm trường nô lệ cũng không dễ dàng mà kết thúc.

Nói về vấn đề tàn dư người Hán, một mặt cũng vẫn phải cảm ơn họ đã mang đến cho chúng ta nhiều tài liệu, kỹ thuật, tri thức mặc dù mục đích của họ là khai thác thuộc địa, vơ vét của cải, nô dịch và hán hóa người Việt. Mặt khác, sự ăn sâu bén rễ của các thế lực người Hán cũng luôn là vấn đề gây nhức nhối cho các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.

Giải quyết vấn đề này không dễ. Nhớ lại năm 1978, 1979 Tổng bí thư Lê Duẩn đã phải chơi bài độc kế để loại trừ sức ảnh hưởng của người Hoa. Một mặt ông quốc hữu hóa tất cả các công ty, xí nghiệp, cửa hàng, bất động sản trong đó sở hữu của người Hoa chiếm tới 60% toàn Miền Nam. Sau đó lại đổi tiền, cấm giao dịch vàng, tung tin chính phủ Trung Quốc đón nhận Hoa kiều về nước. Kết quả là người Hoa mất hết tư liệu sản xuất (đất đai, cửa hàng, công ty, xí nghiệp, tiền bạc), hàng loạt người Hoa chạy về Trung Quốc hoặc chạy sang các nước Đông Nam Á. Số người Hoa ở lại Việt Nam đa phần nghèo khó hoặc đã bị Việt hóa trở thành một trong những sắc tộc thiểu số.

Đây cũng là nguyên nhân chính quyền Bắc Kinh cay cú, muốn "dạy cho Việt Nam một bài học" nên đã gây ra cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Đương nhiên, nguyên nhân khiến cho hai anh em Cộng Sản trở mặt thành thù cũng không chỉ có vậy nhưng đó cũng là một cái cớ hoàn hảo cho Bắc Kinh xuất quân. Việc đúng sai quả thật khó mà nói rõ nhưng giữa quốc gia với quốc gia thì chỉ có lợi ích trần trụi, nào có chữ tình, chữ nghĩa ở đây.

Quay trở lại bối cảnh thời nhà Đinh. Ngay khi dẹp loạn 12 sứ quân, chú ý là các thế lực lớn, các thế lực nhỏ lẻ thì vẫn còn, đợi thời cơ là phất cờ làm loạn. Suốt mấy trăm năm sau, các triều đại tốn không ít nhân lực, vật lực để đánh dẹp. Đinh Bộ Lĩnh lúc này đã tự xưng là Vạn Thắng Vương lên ngôi Hoàng Đế xưng là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Thái Bình, định đô ở Hoa Lư - Ninh Bình, hoàng cung là Trường An, xây dựng triều đình đủ hai ban Văn Võ. Tới đây, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ quân chủ phong kiến và được coi là ngang hàng với chính quyền phương Bắc lúc này là Đại Tống.

Nói ngang hàng là mình tự nói, tự xưng với nhau cho vui chứ ngoài mặt vẫn phải gọi nhà Tống là Thiên triều và vẫn nhận sắc phong của nhà Tống là Giao chỉ vương. Về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự cũng là yếu nhất trong khu vực. Phía Nam yếu hơn cả Champa, phía Tây thua xa Khơ me, phía tây Bắc thì không bằng Đại Lý, còn Bắc và Đông Bắc thì khỏi phải nói, nhà Tống là vô địch, không những vô địch châu Á mà quốc lực cũng vô địch thế giới lúc bấy giờ.

Thời kỳ Phong Kiến nghĩa là thời kỳ chế độ Phân phong và Kiến quốc, có 7 cấp độ phong tước như sau: Đế Hoàng, Vương, công, hầu, bá, tử, nam. Trung Hoa trước khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thì mới chỉ có 6 cấp từ Vương trở xuống. Khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi thì mới có cấp Hoàng - Vua của các Vua. Còn Đế là chỉ Thiên Đế, Vua của Thiên giới, Vua của chúng thần. Hoàng Đế là Thiên tử (con trời) thay mặt Thiên Đế cai quản nhân gian. Theo quan niệm thời xưa, vũ trụ bao gồm Tam giới, mỗi giới đều có vua đứng đầu. Thiên giới có Thiên Đế, Nhân gian có Hoàng Đế, Địa ngục có Diêm Đế. Thiên giới mạnh nhất nên trở thành Đại ca, Diêm Đế là cấp dưới, Hoàng Đế là con Thiên Đế. Vì thế Tần Thủy Hoàng Đế được coi là vị Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa, nhà Tần cũng được coi là Hoàng triều, Đế triều hay Thiên triều. Trước đó, các triều đại đều được coi là vương triều mà thôi.

Khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế thì có nghĩa ngầm nói mình ngang hàng với Hoàng Đế Trung Hoa, triều Đinh ngang cấp với Thiên triều nhà Tống. Nhiều nhà sử gia sau này ca ngợi ông là Tần Thủy Hoàng của Việt Nam. Điều này cũng có lý khi có nhiều chi tiết khá trùng lặp giữa hai vị Vua này.

Trong khi Tần Thủy Hoàng đánh bại sáu nước thống nhất Trung Hoa thì bên này Đinh Tiên Hoàng cũng đánh bại 12 sứ quân thống nhất Đại Cồ Việt. Tuy chất lượng không bằng nhưng hơn về số lượng gấp đôi. Hai ông đều xưng Hoàng Đế nên đời sau gọi là Tần Thủy Hoàng Đế (Hoàng Đế đầu tiên họ Tần) chữ Thủy có nghĩa là khởi đầu và Đinh Tiên Hoàng Đế (Hoàng Đế đầu tiên họ Đinh) chữ Tiên có nghĩa là đầu tiên.

Cả hai ông đều thống nhất tiền tệ và tại vị đúng 12 năm sau đó đều chết bất đắc kỳ tử. Bên kia chết do bệnh, bên này chết do độc.

Cả hai triều đại đều diễn ra cảnh Huynh đệ tương tàn Thái tử bị thịt. Bên kia là em giết anh, hoàng tử Hồ Hợi giết thái tử Phù Tô, bên này thì anh giết em, Đinh Liễn giết Đinh Hạng Lang.

Cả hai triều đại đều chỉ tồn tại được hai đời hoàng đế sau đó thay triều đổi đại.

Chỉ có một chi tiết là khác biệt, thậm chí trái ngược hoàn toàn. Trong khi Tần Thủy Hoàng Đế cả đời không lập Hoàng Hậu (vô Hậu) nhưng lại có tới 3000 cung tần mỹ nữ. Đinh Tiên Hoàng Đế có tới 5 vị Hoàng hậu nhưng không có thêm cung tần mỹ nữ nào cả. Thật lạ lùng...