Chương 52: Trần Thủ Độ (1)

Đông A Nông Sự

Chương 52: Trần Thủ Độ (1)

Chương 52: Trần Thủ Độ (1)

Hai người vội vã bước vào, bên trong có bốn người. Cả hai vua Thái Tông, Thánh Tông và Quang Khải đều ở đây, một người nữa Bách chưa gặp quá. Người này đã già nhưng ánh mắt sắc lạnh, thâm thuý không nhìn Lê Văn Hưu mà nhìn Bách. Bách thấy người này quan sát mình, ánh mắt này không phải gian hùng một cõi thì không thể có được, nuốt nước bọt. Hắn đến nơi, quỳ ngày xuống làm lễ:

- Thần cung chúc Thái Thượng Hoàng, Quan Gia vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.

- Các Ái khanh bình thân đi!

Lúc này Bách mới thấy trên bàn của Thái Thượng Hoàng đã bày hai vật là thanh kiếm và cái lưỡi cày bọn công nhân làm ra. Vỡ lẽ hôm nay chắc là được triệu vào cung vì việc này. Trần Quang Khải nói:

- Hôm này triệu hai ngươi vào cung là Thượng hoàng muốn hỏi về việc rèn sắt. Các ngươi biết gì cứ tường tận mà trả lời.

Thái tông vẫn đang mải mê cầm thành gươm, xem xét tỉ mỉ. Một lúc rồi buông xuống.
- Cách rèn kiếm này ngươi học từ đâu.

- Thưa thượng hoàng, cách luyện sắt thì từ quê hương của sư phụ thần, còn cách rèn thanh kiếm này không đâu xa chính là từ quân đội Thát Đát.

- Ta cũng đang thấy lạ. Sau khi quân ta chiến thắng có thu được một số vũ khí của quân Thát Đát để lại, trong đó có cây kiếm hình dạng thế này. Nhưng đây là bí mật trong quân, ta đã thu giữ và không cho truyền ra ngoài, sao ngươi biết được.

- Cái này do thần theo sư phụ học bác vật học, người có nói qua. Thanh kiếm tuy là thần khí thượng cổ, nhưng nó được yêu thích vì dáng điệu thẳng tắp nên được ví với người quân tử. Khi sử dụng thì rất bất tiện, chỉ có thể đâm mà không thể chém. Các ngài là hành gia võ thuật chắc hiểu hơn ta, mấy khi chúng ta trong lúc giao chiến mà đâm trực diện được kẻ thù đâu, đòn đánh thông dụng nhất chính là chém. Chính vì thế trong thực chiến thiết kế như thanh gươm này là hiệu quả hơn cả. Sống gươm một bên làm dày hơn, một bên thật sắc bén, lại làm thành gươm cong đi với một biên độ nhất định. Khi sử đòn chém, do sống dày một bên nên gươm chắc chắn hơn, do biên độ cong nên lưỡi tiếp xúc nhiều hơn với đối thủ sẽ gây ra vết thương sâu hơn, hiệu quả hơn kiếm nhiều.

- Đúng là thế! Ta đã thử qua, vết thương từ đao và gươm sẽ sâu hơn kiếm. Như vậy sau này, ngoài những vật tế lễ tượng trưng, chúng ta nên sử dụng gươm hoặc đao có thiết kế sống dày hơn thay cho kiếm trong quân đội Đại Việt.

Người đàn ông lớn tuổi chắp tay:

- Ta sẽ bảo người dưới soạn chiếu ngay.

- Cách luyện sắt ta cũng đã nghe Quang Khải nói qua nhưng chưa được thấy tận mắt, nghe nói từ 100 cân quặng có thể luyện ra 50 cân sắt.

- Đúng là như vậy, hiệu suất này còn tuỳ vào chất lượng quặng sắt. Nếu những mỏ quặng chất lượng có thể cao hơn nhưng nếu là quặng chất lượng thấp thì thần không dám chắc.

- Thế cũng đã là tốt lắm! Ôi, mảnh đất này bao năm không thể thoát khỏi phương Bắc cũng là vì phụ thuộc quá nhiều. Đại quốc trung nguyên nắm quá nhiều công nghệ và tri thức. Lại bắt chúng ta tiến cống người thợ giỏi sang để họ sử dụng, làm sao đất nước thoát khỏi lệ thuộc. Chúng ta dù chiến thắng được Thát Đát nhưng thế thì sao, chiến thắng xong mà nhân dân vẫn đói khổ, trăm họ vẫn cơ cực thì có ý nghĩa gì? Năm xưa Cao Thái Hậu chỉ cần cấm không bán đồ sắt cho Nam Việt, chẳng phải huỷ diệt luôn cơ nghiệp của Triệu vương hay sao?

- Phụ hoàng chớ âu lo, cách luyện sắt mới này có thể nâng cao năng suất lên gấp mười lần cách cũ, từ nay nông cụ, binh khí sẽ dần được cấp đủ cho nhân dân và binh sĩ thôi.
Lão nhân nói:

- Quan gia cả nghĩ rồi! Hằng năm chúng ta cố gắng thu mua quặng sắt, lại cho người khắp nơi tìm kiếm mỏ đồng, mỏ sắt mà cũng chẳng đáp ứng được một phần nhu cầu binh khí chứ chưa nói đến nông cụ. Có phương pháp luyện mà không có quặng thì cũng như có ruộng không trâu thôi.

Bốn người lại rơi vào trầm tư, Thái Thượng Hoàng lại quay sang Bách:

- Dù sao cách luyện sắt và chế binh khí mới của ngươi cũng là bước tiến không nhỏ, làm cho Đại Việt ta thu lợi nhiều lắm, ngươi vừa được phong tước Minh Tự mà đã có công hiến tài, cần phải biểu dương. Ta thấy Quang Khải cấp cho ngươi phủ nhỏ ở bên của Vũ Thành Vương phủ, đấy là đúng lễ chế, nhưng lần này vượt phép ban cho ngươi cả Vũ Thành Vương phủ khi trước. Lại ban cho bọn hầu cận theo lễ số của Hầu tước để làm gương cho kẻ hiến tài.

Bách quỳ sụp xuống:

- Chỉ một cách luyện sắt mà được Hoàng gia ban thưởng như vậy, quả thật thần xấu hổ không dám nhận, nay xin Thánh thượng một việc. Thần khi xưa theo gia sư ngao du, đi qua Châu Thái Nguyên, Như Nguyệt Giang Lộ có người nói dân và động vật vùng này hay bị sét đánh. Gia sư nói như vậy ắt có mỏ sắt ở đây. Nay thần xin vì vua phân ưu, đi đến vùng này tìm lại nơi xưa, xem xem có phải có mỏ sắt hay không. Cũng xin cho thần 1000 tráng đinh để thần sai phái chúng xây lò luyện sắt. Thần xin cam đoan nếu tìm được. Mỗi năm xin hiến cho triều đình trăm vạn cân sắt.

Thượng hoàng bật dậy, lão nhân bên cạnh nói:

- Việc này chắn được mấy phần?

- Với tài chiêm bốc, lại thêm kiến thức bác vật học của gia sư, lời nói ra chín phần là thật.

"Chín phần" không phải gần như thành sự rồi sao. Lão nhân run rẩy khom mình:

- Thần năm nay đã gần thất thập, những việc làm được tuy không nhiều nhưng từ việc suy yếu Lý đế, phế lập Chiêu Hoàng, phò vua đánh Thát Đát đều đã thành sự, chỉ đau đáu trong lõng nỗi nhục khi tiếp sứ thần hai nước Tống Nguyên. Khi xưa Tống Lý Tông sắc phong cho Thượng hoàng, chỉ cho cái danh An Nam quốc vương, ăn lộc 3000 hộ, thực phong 1000 hộ, thật là quá lắm. Sứ giả nghênh ngang gặp vua không quỳ, thần lúc ấy chỉ muốn giết chúng ngay tại triều đường. Bọn Thát Đát còn hơn thế, đánh không được nước ta thì giở thủ đoạn, cướp phá biên giới, không cho thương nhân buôn bán, khiến cho dân vùng biên viễn khổ không sao kể xiết. Bệ hạ ưu quốc, nghĩ đến cảnh con dân lầm than, năm Bảo Hựu thứ 6 sai thần viết bài biểu gửi lên cho vua Nguyên. Thần cầm bút, viết đến đoạn:

"Nay dám kính tâu bệ hạ

Suốt ngày run sợ

Cúi bước lom khom "

Xé tờ chiếu đi mấy lần rồi lại viết, thần là thần tử, phải chịu nhục thay vua thì còn được. Nhưng lại thay vua viết biểu nhận tội với bọn Thát Đát. Thần chỉ mong có ngày ăn găn uống máu bọn sài làng. Nay nếu đúng như lời Minh Tự Hoàng Bách nói. Kiếm được mỏ sắt, lại luyện được trặm vạn cân sắt hàng năm. Thì thần chết cũng nhắm mắt. Nay Minh Tự còn trẻ người non dạ, bọn quan lại thấy Minh Tự, sợ chúng không tuân. Xin Thượng hoàng cho thần đi cùng Minh Tự, thần tuyệt không tiếm quyền. Chỉ mong việc này thành để cho thần được thác xuống suối vàng nhìn thấy Thái Tổ, nói với ngài từ nay Đại Việt ta đã có đồ sắt, không cần lệ thuộc bọn trung nguyên kia nữa.