Chương 61: Nghề in (2)

Đông A Nông Sự

Chương 61: Nghề in (2)

Chương 61: Nghề in (2)

"Thằng này ngớ ngẩn hả? giấy tốt lên đến mấy trăm văn tiền, mực thì lên đến hàng quan. Bản chữ thời này nếu muốn in ấn thì phải khắc bằng gỗ hoặc bằng đúc bằng đồng. Để làm ra phôi in một quyển sách cần đến hàng vạn lượng, làm sao mà in truyện vớ vẩn này được". Bèn nói:

- Do giấy mực đắt chứ sao? Vả cũng không thể sai người chép chuyện này được? Còn nhiều thứ khác cần chép hơn nó.

Bách thắc mắc xong mới biết mình ngu. Chẳng phải đến triều Nguyễn, tức là sau thời điểm này 500 năm. Việt Nam vẫn coi việc khắc mộc bản là cột mốc đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Thời bấy giờ, những thứ muốn được in thành sách phải được triều đình đầu tư, lấy thợ giỏi khắc ngược chữ lên những tấm gỗ quý, sau đó quét mực rồi ép mặt in ra giấy để nhân bản tài liệu. Chính vì sự kỳ công, quý giá như vậy, quy trình xét duyệt rất lằng nhằng. Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng lên vua ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của vua. Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua ngự phê. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua. Ôi mẹ ơi, đấy còn là 500 năm sau đấy. Hắn lại hỏi:

- Nếu ta có thể tự mình in sách thì có sao không?

- Không phải những thứ ghi chép chuyện đại nghịch bất đạo thì triều đình rất hoan nghênh. Những thứ kia quý giá, viện Hàn lâm mới phải xin phép Thái Thượng Hoàng thôi.

- Hay lắm, ta sẽ in sách cho ngài xem.

- Dựa vào ngươi, ta biết ngươi ở Kinh thành có chút kinh doanh nhỏ. Nhưng nói cho ngươi biết, không đáng gì cả, một trang sách 300 – 400 chữ là nhiều, để in hết bộ tam quốc chắc cũng 50 vạn chữ, tức là khoảng hơn một nghìn bản khắc. Ngươi tưởng làm nghìn bản khắc nhanh lắm sao? Chút tiền đó không đủ dùng đâu.

- Ta cũng nghĩ sẽ mất nhiều tiền, nhưng ta có cách càng làm càng rẻ, sau này in ấn ra những sách thế này không thành vấn đề.

- Cách gì?

- Ngài có hứng thú cùng ta kinh doanh chút không?

- Ta đã là người dưới một người mà đứng trên vạn người, đã không còn hứng thú truyện tiền bạc rồi, nhưng gia tộc vẫn phải được nuôi sống, nếu ngươi có ý tưởng hay thì cứ nói?

- Ngài sẽ không hối hận, vụ làm ăn này ta chỉ lợi chút ít tiền tài, cái ngài được là danh tiếng, quyền lực, xét ra ta lỗ vốn không nhỏ.

- Nói đi, đừng giấu đầu hở đuôi nữa.

- Ngài nghĩ xem, chúng ta tư duy quá thiển cận, chỉ nghĩ đến chuyện in sách một lần là khắc một bản gỗ. Ta có cách hay hơn. Chúng ta tạo ra một bộ khung có kích thước đồng đều, quy định đấy là một khổ giấy. Sau đó khắc những con chữ với kích thước nhỏ nhưng đều nhau. Chúng ta muốn chữ gì thì khắc chữ đó rồi sắp xếp vào khung trên sao cho vừa khít, tất nhiên hai kích thước khung và kích thước chữ phải nghiên cứu kỹ. Không phải lần sau sử dụng chỉ cần tháo ra rồi lắp ghép lại là thành văn bản sao?

- Nhưng văn bản chữ nhiều, chữ ít làm sao sắp xếp được?

- Vậy những chữ thông dụng chúng ta làm nhiều lên, những chữ ít dùng chúng ta khắc ít đi. Ngài có biết có chỉ có khoảng 70 từ hay được dùng đi dùng lại chiếm đã chiếm 1/3 văn bản, số còn lại rất ít dùng. Chuẩn bị chục chữ là được.

Đến lúc này sao Trần Thủ Độ không hiểu ra, hắn làm Thái sư bao năm, lợi hại trong này liếc qua là biết. Cười một tiếng:

- Được, vụ làm ăn này ta làm.

- Đấy là tư duy của ta như vậy, lúc đi vào thực hiện còn cần nghiên cứu rất nhiều, việc mở xưởng in là việc lớn, vậy vốn liếng ngài lo nhé?

- Con khỉ láu cá!

- Những lời ta góp ý còn hơn vạn quan tiền, đấy chỉ là vấn đề kỹ thuật. Cái mà ta nói với ngài còn ở phía sau. Ta thấy Đại Việt ta hiện nay thiếu hụt thông tin, chính lệnh không đến được tai người dân. Cần có nhiều bản in phổ biến đến bá tánh, nhưng thế cục thiên biến ván hoá, diễn ra hàng ngày hàng tháng, chính vì vậy cần cập nhật. Ta giả sử vụ Thiên cẩu thực nhật đầu năm, nếu chúng ta có một tờ thông tin đến toàn dân, gửi khắp hang cùng ngõ hẻm Đại Việt, thì đâu đến nỗi Quan gia phải lo lắng.

- Ai cũng biết vậy, nhưng làm sao mà làm được, thứ nhất là vấn đề in ấn, thứ hai là vấn đề thông tin, nếu theo ngươi nói thì nó như một cáo thị của nha môn, người ta nghe hay không đây.

- Không! Chúng ta nghĩ ra hình thức khác, gọi là "báo", phát hành tuỳ theo trình độ in ấn, lúc đầu là Nguyệt san, một tháng 1 số, Tuần san, 10 ngày một số, dần dà có thể một ngày 1 số. Trên đó in không chỉ thông tin triều đình, mà có thể in những thông tin hữu ích về lịch nông sự, cách trồng lúa, cách chăn nuôi. Lại có một mục kể chuyện, một mục kỳ sự kể về sự tích các danh nhân, hoặc về kết quả các giải xúc cúc. Những thông tin về quân sự, ngoại giao và chính lệnh của hai vua ta chỉ khéo kéo đưa vào. Như vậy, người ta cần gì thì tìm đọc, nhưng đã đọc cái cần rồi sẽ đọc thêm những mục khác, chúng ta sẽ dẫn dắt được dư luận theo ý mình.

Trần Thủ Độ oanh một tiếng, đúng rồi, cách này quá tuyệt vời. Với lão hiện giờ vấn đề không còn là địa vị hay tiền bạc nữa. "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Những việc trong quá khứ lão làm quá nhiều, vẫn canh cánh nỗi lo sau này, khi lão chết đi, thế nhân sẽ có cái nhìn thế nào về lão. Chính vì thế đã nhiều năm, lão làm việc cân nhắc, tuyệt không để đều tiếng cho mình. Việc bằng hạt đậu cũng suy đi tính lại. Nếu có cái gì "báo" kia. Không phải lão dần dần tẩy trắng cho mình, cũng là cho Trần triều hay sao. Không được, vụ làm ăn này phải làm, mà còn rất nhanh phải làm. Lão nói luôn:

- Rất hay! Vậy khi về kinh, ngươi tiến hành việc này luôn cho ta. Cần tài chính, nhân thủ như thế nào cứ nói. Liệu cuối năm có xong không?

- Có lẽ được nhưng cũng giống như luyện sắt, chúng ta cần làm ra sản phẩm mẫu, lại thử nghiệm các khâu cung ứng, ngài nghĩ xem, mọi thứ xong xuôi mà không có giấy, có mực hoặc giả giá giấy, mực quá đắt thì làm sao? Chính vì thể không thể phụ thuộc được. Làm giấy, mực ta không biết, nhưng có bọn biết, chúng ta cần lợi dụng bọn chúng.

- Bọn nào?

- Người Tống. Ta muốn ngài giúp một việc, từ này có người Tống trốn sang nước ta, ngài cho ta gặp chúng, ta sẽ moi ra công nghệ từ bọn này cho ngài xem.

- Được, tạm thời ta cứ tiến hành, giấy mực có thể mua, cuối năm có bản in là tốt nhất.

- Vậy thì không khó tý nào. Ta nghĩ lúc đầu nên làm bản khắc bằng các chữ đất nung, rẻ tiền mà lại làm được số lượng lớn ngay. Dần dà nên chuyển sang làm bằng sắt là tốt nhất, chữ in bằng sắt tất có chất lượng cao hơn nhiều.

- Đúng đúng, cứ làm nhanh cho kết quả là được, chúng ta đã dư dả sắt thì việc sau đó không khó.
"Thằng này ngớ ngẩn hả? giấy tốt lên đến mấy trăm văn tiền, mực thì lên đến hàng quan. Bản chữ thời này nếu muốn in ấn thì phải khắc bằng gỗ hoặc bằng đúc bằng đồng. Để làm ra phôi in một quyển sách cần đến hàng vạn lượng, làm sao mà in truyện vớ vẩn này được". Bèn nói:

- Do giấy mực đắt chứ sao? Vả cũng không thể sai người chép chuyện này được? Còn nhiều thứ khác cần chép hơn nó.

Bách thắc mắc xong mới biết mình ngu. Chẳng phải đến triều Nguyễn, tức là sau thời điểm này 500 năm. Việt Nam vẫn coi việc khắc mộc bản là cột mốc đánh dấu sự phát triển của nghề khắc ván in ở Việt Nam. Thời bấy giờ, những thứ muốn được in thành sách phải được triều đình đầu tư, lấy thợ giỏi khắc ngược chữ lên những tấm gỗ quý, sau đó quét mực rồi ép mặt in ra giấy để nhân bản tài liệu. Chính vì sự kỳ công, quý giá như vậy, quy trình xét duyệt rất lằng nhằng. Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách. Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng lên vua ngự lãm. Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo ý của vua. Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua ngự phê. Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua. Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách. Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua. Ôi mẹ ơi, đấy còn là 500 năm sau đấy. Hắn lại hỏi:

- Nếu ta có thể tự mình in sách thì có sao không?

- Không phải những thứ ghi chép chuyện đại nghịch bất đạo thì triều đình rất hoan nghênh. Những thứ kia quý giá, viện Hàn lâm mới phải xin phép Thái Thượng Hoàng thôi.

- Hay lắm, ta sẽ in sách cho ngài xem.

- Dựa vào ngươi, ta biết ngươi ở Kinh thành có chút kinh doanh nhỏ. Nhưng nói cho ngươi biết, không đáng gì cả, một trang sách 300 – 400 chữ là nhiều, để in hết bộ tam quốc chắc cũng 50 vạn chữ, tức là khoảng hơn một nghìn bản khắc. Ngươi tưởng làm nghìn bản khắc nhanh lắm sao? Chút tiền đó không đủ dùng đâu.

- Ta cũng nghĩ sẽ mất nhiều tiền, nhưng ta có cách càng làm càng rẻ, sau này in ấn ra những sách thế này không thành vấn đề.

- Cách gì?

- Ngài có hứng thú cùng ta kinh doanh chút không?

- Ta đã là người dưới một người mà đứng trên vạn người, đã không còn hứng thú truyện tiền bạc rồi, nhưng gia tộc vẫn phải được nuôi sống, nếu ngươi có ý tưởng hay thì cứ nói?

- Ngài sẽ không hối hận, vụ làm ăn này ta chỉ lợi chút ít tiền tài, cái ngài được là danh tiếng, quyền lực, xét ra ta lỗ vốn không nhỏ.

- Nói đi, đừng giấu đầu hở đuôi nữa.

- Ngài nghĩ xem, chúng ta tư duy quá thiển cận, chỉ nghĩ đến chuyện in sách một lần là khắc một bản gỗ. Ta có cách hay hơn. Chúng ta tạo ra một bộ khung có kích thước đồng đều, quy định đấy là một khổ giấy. Sau đó khắc những con chữ với kích thước nhỏ nhưng đều nhau. Chúng ta muốn chữ gì thì khắc chữ đó rồi sắp xếp vào khung trên sao cho vừa khít, tất nhiên hai kích thước khung và kích thước chữ phải nghiên cứu kỹ. Không phải lần sau sử dụng chỉ cần tháo ra rồi lắp ghép lại là thành văn bản sao?

- Nhưng văn bản chữ nhiều, chữ ít làm sao sắp xếp được?

- Vậy những chữ thông dụng chúng ta làm nhiều lên, những chữ ít dùng chúng ta khắc ít đi. Ngài có biết có chỉ có khoảng 70 từ hay được dùng đi dùng lại chiếm đã chiếm 1/3 văn bản, số còn lại rất ít dùng. Chuẩn bị chục chữ là được.

Đến lúc này sao Trần Thủ Độ không hiểu ra, hắn làm Thái sư bao năm, lợi hại trong này liếc qua là biết. Cười một tiếng:

- Được, vụ làm ăn này ta làm.

- Đấy là tư duy của ta như vậy, lúc đi vào thực hiện còn cần nghiên cứu rất nhiều, việc mở xưởng in là việc lớn, vậy vốn liếng ngài lo nhé?

- Con khỉ láu cá!

- Những lời ta góp ý còn hơn vạn quan tiền, đấy chỉ là vấn đề kỹ thuật. Cái mà ta nói với ngài còn ở phía sau. Ta thấy Đại Việt ta hiện nay thiếu hụt thông tin, chính lệnh không đến được tai người dân. Cần có nhiều bản in phổ biến đến bá tánh, nhưng thế cục thiên biến ván hoá, diễn ra hàng ngày hàng tháng, chính vì vậy cần cập nhật. Ta giả sử vụ Thiên cẩu thực nhật đầu năm, nếu chúng ta có một tờ thông tin đến toàn dân, gửi khắp hang cùng ngõ hẻm Đại Việt, thì đâu đến nỗi Quan gia phải lo lắng.

- Ai cũng biết vậy, nhưng làm sao mà làm được, thứ nhất là vấn đề in ấn, thứ hai là vấn đề thông tin, nếu theo ngươi nói thì nó như một cáo thị của nha môn, người ta nghe hay không đây.

- Không! Chúng ta nghĩ ra hình thức khác, gọi là "báo", phát hành tuỳ theo trình độ in ấn, lúc đầu là Nguyệt san, một tháng 1 số, Tuần san, 10 ngày một số, dần dà có thể một ngày 1 số. Trên đó in không chỉ thông tin triều đình, mà có thể in những thông tin hữu ích về lịch nông sự, cách trồng lúa, cách chăn nuôi. Lại có một mục kể chuyện, một mục kỳ sự kể về sự tích các danh nhân, hoặc về kết quả các giải xúc cúc. Những thông tin về quân sự, ngoại giao và chính lệnh của hai vua ta chỉ khéo kéo đưa vào. Như vậy, người ta cần gì thì tìm đọc, nhưng đã đọc cái cần rồi sẽ đọc thêm những mục khác, chúng ta sẽ dẫn dắt được dư luận theo ý mình.

Trần Thủ Độ oanh một tiếng, đúng rồi, cách này quá tuyệt vời. Với lão hiện giờ vấn đề không còn là địa vị hay tiền bạc nữa. "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng". Những việc trong quá khứ lão làm quá nhiều, vẫn canh cánh nỗi lo sau này, khi lão chết đi, thế nhân sẽ có cái nhìn thế nào về lão. Chính vì thế đã nhiều năm, lão làm việc cân nhắc, tuyệt không để đều tiếng cho mình. Việc bằng hạt đậu cũng suy đi tính lại. Nếu có cái gì "báo" kia. Không phải lão dần dần tẩy trắng cho mình, cũng là cho Trần triều hay sao. Không được, vụ làm ăn này phải làm, mà còn rất nhanh phải làm. Lão nói luôn:

- Rất hay! Vậy khi về kinh, ngươi tiến hành việc này luôn cho ta. Cần tài chính, nhân thủ như thế nào cứ nói. Liệu cuối năm có xong không?

- Có lẽ được nhưng cũng giống như luyện sắt, chúng ta cần làm ra sản phẩm mẫu, lại thử nghiệm các khâu cung ứng, ngài nghĩ xem, mọi thứ xong xuôi mà không có giấy, có mực hoặc giả giá giấy, mực quá đắt thì làm sao? Chính vì thể không thể phụ thuộc được. Làm giấy, mực ta không biết, nhưng có bọn biết, chúng ta cần lợi dụng bọn chúng.

- Bọn nào?

- Người Tống. Ta muốn ngài giúp một việc, từ này có người Tống trốn sang nước ta, ngài cho ta gặp chúng, ta sẽ moi ra công nghệ từ bọn này cho ngài xem.

- Được, tạm thời ta cứ tiến hành, giấy mực có thể mua, cuối năm có bản in là tốt nhất.

- Vậy thì không khó tý nào. Ta nghĩ lúc đầu nên làm bản khắc bằng các chữ đất nung, rẻ tiền mà lại làm được số lượng lớn ngay. Dần dà nên chuyển sang làm bằng sắt là tốt nhất, chữ in bằng sắt tất có chất lượng cao hơn nhiều.

- Đúng đúng, cứ làm nhanh cho kết quả là được, chúng ta đã dư dả sắt thì việc sau đó không khó.